Hình ảnh lần đầu công bố di vật tại mộ chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm

26/07/2011 23:40
(GDVN) – PGS. TS Nguyễn Lân Cường khẳng định 90% ngôi mộ được ông và đoàn khai quật chính là mộ của cụ Nguyễn Kiều của bà Đoàn Thị Điểm

 (GDVN) – PGS. TS Nguyễn Lân Cường, Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam đã khẳng định 90% ngôi mộ được ông và đoàn đang khai quật tại phường Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) chính là mộ của cụ Nguyễn Kiều chồng của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.

{iarelatednews articleid='8742'}

Được cấp phép của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hà Nội, Hội Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Di tích – Danh thắng Hà Nội khai quật khẩn cấp ngôi mộ cụ Nguyễn Kiều tại khu vực Vườn Đào, phường Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội). Ngày 24/7, đoàn khai quật đã tiến hành công việc nhằm giải phóng mặt bằng để tiến hành thi công công trình phục vụ dân sinh.

Đến ngày 26/7, tức sau ba ngày khai quật, đoàn công tác đã phát hiện khu đất phát lộ dấu tích của ngôi mộ nằm sâu khoảng 25cm tính từ đáy của ngôi mộ. Đồng thời, PGS, TS Nguyễn Lân Cường – người chịu trách nhiệm trong việc khai quật này cho biết, trong quá trình đào ngôi mộ này đã phát hiện hiện 2 cổ vật bao gồm một chiếc lọ và một chiếc bát (bát đã vở mấy mảnh) nằm cách xa trung tâm nấm mộ khoảng 1m. Chiếc bát được úp lên một chiếc lọ sành, phía bên trong chiếc vò chỉ có nước và bùn đất, ngoài ra không có bất cứ vật gì.

Theo đánh giá và nhận định của PGS.TS Nguyễn Lân Cường thì hai hiện vật này có niên đại vào thời Nguyễn. Trong sáng ngày 26/7, đoàn khai quật đã phát hiện một vùng đất có màu đen.

Theo lời của ông Cường thì đây là tàn tích của tiểu bằng gỗ, bên cạnh đó, ông cùng đoàn đã phát hiện hai vết xương được cho là của cụ Nguyễn Kiều. Cũng tại khu đất này, đoàn khai quật phát hiện một ổ mối đất.

Qua những căn cứ lịch sử để lại và những dấu tích mà đoàn khai quật phát hiện tại đây, ông Nguyễn Lân Cường khẳng định, “có thể nói chính xác tới 90% là mộ của cụ Nguyễn Kiều”. Ông Cường nói.

Tuy nhiên, có mặt tại điểm khai quật, bà Nguyễn Thị Sơn, hậu duệ đời thứ 9 cụ Kiều thì tỏ ra nghi ngờ. Cụ thể, di vật mà các nhà khảo cổ học cho là xương cốt của cụ Kiều thì bà Sơn nghi ngờ chỉ là thanh tre! Hơn nữa, cũng theo “biện luận” của bà Sơn thì: Từ mặt đất đến bề mặt phía trên hài cốt cụ Kiều nông như vậy, còn chiếc tiểu thì lại có hình thù không giống như những chiếc tiểu bình thường. Ở hai đầu tiểu được làm kiểu giật tam cấp và ở giữa thì to hơn.

Bà Sơn cũng khẳng định, trong gia phả của dòng họ nhà bà thì hơn 200 năm nay, khu đất này không có bất cứ một  ngôi mộ nào được xây dựng cả. Bà Sơn và một số người trong dòng họ nhà bà này thì cho rằng, có thể đây là do các cụ ngày xưa làm mộ giả mộ thật.

Để chứng minh khẳng định của mình, ông Nguyễn Lân Cường nhấn mạnh: trải qua mấy trăm năm, thanh tre nếu có thì cũng đã mục nát. Bằng kinh nghiệm hàng chục năm công tác trong ngành khảo cổ, ông Cường khẳng định đó chính là xương cốt.

"Dựa vào công tác nghiên cứu khoa học, tôi khẳng định đây là một thật cụ Kiều nhưng hài cốt đã được cải táng. Trước hết có nấm mộ và tấm bia nghi rõ tên, ngày mất và năm tháng xây mộ rõ ràng. Ngoài ra, phần hài cốt này nằm đúng vị trí nấm mồ đào từ trên xuống, bên cạnh đó đã phát hiện ra viết xương và ván gỗ".

Trước đó, năm 2005 chính ông Nguyễn Lân Cường là người khai quật một ngôi mộ mà người ta cho rằng đó là mộ của cụ Nguyễn Kiều. Tuy nhiên, những dấu tích của ngôi mộ đó để lại cho thấy rằng đó không phải là mộ của cụ Kiều. 

Ông Nguyễn Lân Cường cho hay, sau khi kết thúc khai quật, đoàn sẽ tiến hành lấy toàn bộ số đất có màu đen, đựng vào một chiếc tiểu sành bọc giấy bạc, sau đó được đưa về đình làng để làm lễ. Ngày 28/7, người dân và cơ quan chức năng sẽ đưa “hài cốt” cụ Nguyễn Kiều về nằm cạnh mộ bà Đoàn Thị Điểm.

Hiện Hội Khảo cổ học Việt Nam đang tiếp tục khai quật phần bên trong tiểu gỗ và hài cốt cụ Kiều. Đồng thời cũng sẽ tiếp tục khai quật ngôi mộ nằm ngay phía dưới. 

Cụ Nguyễn Kiều (sinh ngày 27-2-1695, mất ngày 16-6-1752), hiệu là Hạo Hiên, sinh tại làng Phú Xá, huyện Từ Liêm, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Từ nhỏ ông nổi tiếng hay chữ, có tài văn chương. Khoa Ất Mùi (1715), đời Vua Lê Dụ Tông, ông đỗ Tiến sĩ, được bổ làm quan, dần lên đến chức Đô ngự sử, tước bá.

Sau khi goá vợ, khoảng năm 1742, ông lấy nữ sĩ Đoàn Thị Điểm làm vợ kế. Cũng năm ấy, ông được cử làm Chánh sứ cùng Nguyễn Tông Quai làm Phó sứ, dẫn đoàn sang nhà Thanh (Trung Quốc). Năm 1745, ông dẫn đoàn về nước. Năm 1748, ông được bổ chức Đốc đồng trấn Nghệ An. Trên đường theo chồng đi nhậm chức, bà Đoàn Thị Điểm bị bệnh nặng, rồi qua đời vào mùa thu năm ấy.

Những hình ảnh về việc khai quật ngôi mộ cụ Nguyễn Kiều

alt
Ngôi mộ cụ Nguyễn Kiều khi chưa tiến hành khai quật. (Ảnh: PGS.TS Nguyễn Lân Cường cung cấp)
alt
Phát lộ khoảng đất - dấu tích của tiểu gỗ và hình hai chiếc xương.
alt
Đoàn khai quật tiến hành khai quật, những dấu tích của ngôi mộ cụ Kiều.
alt
Một hố đất nhỏ "chém" một góc tiểu của cụ Nguyễn Kiều, mà theo ông Nguyễn Lân Cường thì ông cũng không hiểu nguyên nhân gì.
alt
Theo khẳng định của PGS.TS Nguyễn Lân Cường thì đây chính xác là xương và có thể khẳng định tới 90% đây là mộ của cụ Nguyễn Kiều.
alt
Gạch vữa của ngôi mộ được phá rỡ.
alt
Một chiếc bia đá được gắn ở ngôi mộ đã bị mờ mất chữ.
alt
 
alt
Và một bia đá được dựng vào năm 1931.
alt
Một vài mảnh sành vỡ nằm cạnh tiểu trong mộ cụ Nguyễn Kiều.
alt
Ông Nguyễn Lân Cường cà chiếc bát, lọ sứ được phát hiện nằm cách ngôi mộ khảng 1m. Theo ông Cường thì nó có niên đại đời Nguyễn.
alt
Ông Cường giải thích về việc vì sao ông khẳng định đây là mộ của cụ Nguyễn Kiều.

Nam Phong - Huyền Anh

alt