Bình luận của Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc về trang bị của quân đội Việt Nam:

Hoàn Cầu: "Việt Nam nhập radar chống tàng hình triển khai ở Biển Đông"

17/07/2013 08:14
Đông Bình
(GDVN) - "Vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn" - Việt Nam nhập radar VOSTOK-E có thể dò tìm và "khóa" các loại máy bay chiến đấu, kể cả tàng hình tương tự như F-22, J-20, B-2...
Việt Nam nhập khẩu radar chống tàng hình triển khai ở biển Đông (nguồn: báo Phương Đông, TQ)
Việt Nam nhập khẩu radar chống tàng hình triển khai ở biển Đông (nguồn: báo Phương Đông, TQ)

Ngày 16 tháng 7, tờ "Thời báo Hoàn Cầu" có bài viết cho rằng, bước vào thế kỷ 21, radar chống tàng hình VHF mới của Nga liên tục xuất hiện, làm cho trò chơi tàng hình và chống tàng hình càng bị kích động. Thực hiện công việc này là doanh nghiệp nghiên cứu chế tạo, sản xuất radar nổi tiếng của Nga - Viện nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến Nizhniy Novgorod NNIIRT (tiếng Nga là ОАО 'ФНПЦ 'ННИИРТ').

Radar mới đã áp dụng công nghệ phần mềm máy tính COTS tiên tiến và công nghệ radar trạng thái cố định mới nhất. Ít nhất có 2 chiếc được thiết kế mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), có năng lực thay đổi phương hướng chùm sóng nhạy cảm (agile beam-steeringcapabilities), không thua gì radar Aegis SPY-1 Begis của Hải quân Mỹ, đồng thời đã áp dụng máy phát-máy thu trạng thái cố định kiểu mini trong mỗi thiết bị anten thu.

Công nghệ kiểm soát sóng tạp tiên tiến, chẳng hạn công nghệ xử lý tín hiệu tự thích ứng không-thời gian trên máy bay cảnh báo sớm E-2D/D của Hải quân Mỹ, chính là một chức năng đã biết trên ít nhất 2 thiết kế VHF của Nga hiện nay.

Hoàn Cầu thời báo viết rằng, gần đây, có phương tiện truyền thông Đài Loan dẫn các nguồn tin của Nga như "Bình luận quân sự", "Bình đẳng quân sự" cho hay, Việt Nam sẽ mua lô lớn radar phòng không VOSTOK-E của Belarus, đồng thời có thể triển khai ở Biển Đông.

Phân tích cho rằng, radar này ưu việt hơn sản phẩm cùng loại của Nga, có năng lực dò tìm và "khóa" máy bay chiến đấu tàng hình.

Radar phối hợp với tên lửa phòng không tiêu diệt máy bay chiến đấu - cả không tàng hình và tàng hình.
Radar phối hợp với tên lửa phòng không tiêu diệt máy bay chiến đấu - cả không tàng hình và tàng hình.

Theo tuyên truyền của chính bài viết đăng trên Thời báo Hoàn Cầu, "Việt Nam tìm cách thông qua triển khai loại radar VOSTOK-E, “kiềm chế máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc” trên Biển Đông trong tương tai. Ngoài ra, thông qua tăng cường hợp tác công nghiệp quân sự với Belarus, Việt Nam cũng có thể thoát khỏi cục diện quá lệ thuộc vào vũ khí của Nga về phát triển quân bị".

Theo bài báo, Đoàn đại biểu Ủy ban công nghiệp quân sự Belarus vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam, hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới. Căn cứ vào quan điểm công khai của hai nước, trọng điểm hợp tác là "chương trình nghiên cứu phát triển, xây dựng công nghiệp quốc phòng và đào tạo kỹ thuật".

Hoàn Cầu báo bình luận rằng, "thực ra, cuộc hội đàm lần này của Việt Nam và Belarus có liên quan đến rất nhiều nội dung cụ thể, quan trọng nhất chính là hợp tác về radar VOSTOK-E. Từ năm 2005 trở đi, Việt Nam đã nhập khẩu 7 hệ thống radar VOSTOK-E, những radar này đã biên chế cho lực lượng phòng không của Việt Nam".

Radar VOSTOK-E do xe tải 6X6 vận chuyển cơ động, sau khi đến trận địa sử dụng 3 xe radar VOSTOK-E làm 3 góc hoặc nhiều góc độ để bố trí. Trong tình hình không bị gây nhiễu điện tử, khoảng cách dò tìm tối đa đối với máy bay chiến đấu Su-27 không tàng hình là 360 km, khoảng cách dò tìm đối với máy bay chiến đấu tàng hình F-117 và máy bay ném bom tàng hình B-2 là 350 km.

Việt Nam radar chống tàng hình VOSTOK-E của Belarus để triển khai ở Biển Đông bảo vệ chủ quyền - Thời báo Hoàn Cầu loan tin.
Việt Nam radar chống tàng hình VOSTOK-E của Belarus để triển khai ở Biển Đông bảo vệ chủ quyền  - Thời báo Hoàn Cầu loan tin.

Cho dù bị gây nhiễu điện tử tương đối mạnh bởi máy bay tác chiến điện tử, nó cũng có thể phát hiện máy bay chiến đấu không tàng hình F/A-18 trong cự ly 255 km hoặc phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình giống kiểu F-22 trong cự ly ngắn nhất là 57 km, sau đó sẽ do tên lửa phòng không S-300 làm nhiệm vụ bắn rơi chúng.

Theo bài báo, trong cuộc hội đàm lần này, phía Việt Nam yêu cầu Belarus tiếp tục bán 20 radar VOSTOK-E. Belarus không chỉ đã đáp ứng yêu cầu của Việt Nam, mà còn mời nhân viện kỹ thuật của lực lượng phòng không Việt Nam đến Minsk để huấn luyện, nâng cao khả năng sử dụng tốt hơn loại radar này. Việt Nam cho biết, tháng 6 năm nay sẽ đưa các nhân viên cốt cán về công nghệ của lực lượng phòng không tới Belarus, nhận đào tạo kỹ thuật từ cơ quan công nghiệp quốc phòng Belarus.

Việt Nam nhập khảu radar VOSTOK-E có khả năng dò tìm và tiêu diệt máy bay chiến đấu tàng hình.
Việt Nam nhập khảu radar VOSTOK-E có khả năng dò tìm và tiêu diệt máy bay chiến đấu tàng hình.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 đang được Trung Quốc phát triển.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 đang được Trung Quốc phát triển.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22A
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22A
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2

Rò rỉ tính năng của máy bay không người lái UCLASS của Hải quân Mỹ

Đô đốc Nga: "Nga, Trung Quốc mạnh nhất khu vực châu Á - TBD"


Nga đã nhảy vào cuộc, bắt đầu chuẩn bị kỹ càng cho chiến tranh mạng

Tàu ngầm Trung Quốc chỉ cần nhúc nhích là bị Mỹ, Nhật Bản theo dõi

T-50 chỉ trang bị cho Không quân Nga, có thể mang tên lửa siêu xa

Tướng Nga tự tin với các hệ thống tên lửa phòng không mới


TQ phô trương vũ lực nhưng không dám mạo hiểm quân sự ở biển Đông?


UAV Lợi Kiếm TQ sử dụng động cơ Nga, không thể so với hàng Âu-Mỹ


Vì sao TQ không muốn mua tàu ngầm mà chỉ muốn mô-đun của Nga?

Trung Quốc mua được Su-35, S-400 sẽ đe doạ các khu vực xung quanh Mỹ

đã có siêu súng trường thông minh bắn trúng không cần luyện nhiều


Nước nào có thể mua máy bay huấn luyện giá rẻ JL-10 của Trung Quốc?


* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Đông Bình