Không quân Trung Quốc sẽ đuổi kịp tiêu chuẩn của phương Tây?

12/03/2012 08:06
Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)
(GDVN) - Báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc năm 2012 đã nhấn mạnh đến tự chủ sáng tạo khoa học công nghệ, trong đó có lĩnh vực quân sự.
Máy bay chiến đấu JH-7 do Trung Quốc tự sản xuất.
Máy bay chiến đấu JH-7 do Trung Quốc tự sản xuất.

Trong báo cáo công tác chính phủ “Lưỡng hội” năm nay (2012), đã tăng thêm 4 chữ “tự chủ sáng tạo” vào trước trình độ xây dựng vũ khí trang bị và khoa học công nghệ quốc phòng được hàng năm nhấn mạnh, tạo cho dư luận có cảm giác nó có “ý mới”.

Tân Hoa Xã viết, thực ra, từ máy bay chiến đấu J-10 thường xuyên xuất hiện ở các triển lãm hàng không quốc tế những năm gần đây cho đến máy bay chiến đấu tàng hình J-20 do Trung Quốc tự sản xuất và gây chú ý đặc biệt trên mạng hiện nay, việc “tự chủ sáng tạo” phát triển, xây dựng trang bị của Không quân Trung Quốc đã gây được “ấn tượng sâu sắc”.

Tân Hoa xã dẫn bài phỏng vấn của phóng viên mạng “Phát thanh Trung Quốc”, người trả lời phỏng vấn là đại biểu Nhân đại (Quốc hội) Trung Quốc, nguyên Bộ trưởng Bộ Trang bị Không quân Trung Quốc, Thiếu tướng Ngụy Cương.

Xung quanh nội dung “tự chủ sáng tạo” được báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc nhắc tới, tướng Ngụy Cương cho rằng, báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc lần này có một đoạn trình bày riêng về tập trung thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ.

Trong xây dựng quân đội, xây dựng vũ khí trang bị, cũng đề xuất tự chủ sáng tạo. Báo cáo đã coi sáng tạo khoa học công nghệ làm con đường tất yếu để phục hưng dân tộc, sự nhận định này là rất chính xác.

Máy bay chiến đấu J-10 do Trung Quốc tự sản xuất.
Máy bay chiến đấu J-10 do Trung Quốc tự sản xuất.

Ngụy Cương cho rằng, những gì dư luận nhìn thấy chỉ là những vũ khí trang bị có hình thù, còn sự sáng tạo khoa học công nghệ đằng sau thì không nhất định có thể nhìn thấy. Xa rời sáng tạo khoa học công nghệ thì không giành được những thành quả xây dựng vũ khí trang bị như vậy.

Ông cho rằng, những lĩnh vực của Trung Quốc bị phương Tây phong tỏa thì lại phát triển càng nhanh. Những năm gần đây, trong những thành quả xây dựng phát triển vũ khí trang bị của Không quân Trung Quốc, mọi người có thể nhìn thấy những thành quả phản ánh sự sáng tạo của toàn bộ hệ thống khoa học công nghệ của Trung Quốc.

Ngụy Cương nhấn mạnh, báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc phải tiếp tục nhấn mạnh sáng tạo, đóng vai trò thúc đẩy quan trọng đối với tiến bộ khoa học công nghệ của Trung Quốc, xây dựng vũ khí trang bị của Quân đội Trung Quốc.

Ngoài JH-7 (Phi Báo, Feibao, FBC-1), Hiêu Long (JF-17) và J-10, hiện nay còn có máy bay chiến đấu tàng hình đang được Trung Quốc phát triển, thu hút sự chú ý của dư luận.

Ngụy Cương cho rằng, đây là những thành quả tự chủ sáng tạo của Trung Quốc. Ông cho biết, J-10 đã được phát triển nhiều năm trên nền tảng J-9, không phải là sao chép, mà là tích lũy kết quả sáng tạo trong nhiều năm.

Nhiều kiểu cỡ mới ra đời cũng không phải là sao chép. Nhìn vào bề ngoài, so với các máy bay chiến đấu cùng thế hệ của các nước khác, rõ ràng là nó có sự khác biệt rất lớn.

Theo Ngụy Cương, những kiểu máy bay chiến đấu này thích hợp với tình hình quốc gia của Trung Quốc, thích hợp với nhu cầu của Quân đội Trung Quốc, hoàn toàn không phải rập khuôn kiểu máy bay của nước ngoài.

Máy bay chiến đấu JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất.
Máy bay chiến đấu JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất.

Ngụy Cương nói rằng, bản thân ông hiểu rất rõ cả nhập khẩu trang bị và tự chế tạo trang bị của Trung Quốc.

Nói về tính năng tác chiến của một loại vũ khí trang bị đơn lẻ, thì có thể so sánh chiều ngang như báo giới thường làm. Nhưng đối với một quân đội, điều cần nhấn mạnh là khả năng tác chiến hệ thống, đó là khả năng tác chiến hệ thống trong điều kiện thông tin hóa.

Nếu muốn lấy các loại vũ khí trang bị khác nhau xây dựng thành một hệ thống, mà những vũ khí này mua của nước này nước kia, nhìn thì đẹp, nhưng việc xây dựng thành hệ thống và sử dụng rất khó khăn.

Đối với vũ khí trang bị nhập khẩu, Ngụy Cương cho rằng, từ bảo dưỡng, bảo trì đến khả năng tự giải quyết một số vấn đề, gồm cung cấp linh kiện hậu mãi đều sẽ tồn tại rất nhiều vấn đề.

Tỷ lệ hoàn hảo của vũ khí trang bị khó bảo đảm được, bảo dưỡng bảo trì khó khăn, linh kiện, đạn dược và hệ thống thông tin trên không đều không thông dụng – những thứ này không thể tạo thành một hệ thống vũ khí trang bị có hiệu quả.

Ngụy Cương cho rằng, việc đi theo con đường tự chủ sáng tạo là rất khó khăn, nhưng rất đáng khâm phục. Việc báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh đến sáng tạo khoa học công nghệ, tự chủ sáng tạo là rất đúng đắn.

Vì vậy, những hệ thống hiện nay của Trung Quốc có ưu thế hơn không ít quốc gia. Trung Quốc đã xây dựng hệ thống vũ khí trang bị độc đáo của mình, những năm gần đây có tiến bộ rất lớn.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển.

Ngụy Cương cho biết, trước đây các nước phát triển phương Tây coi thường sự sáng tạo khoa học công nghệ, xây dựng trang bị hệ thống vũ khí của Trung Quốc, nhưng hiện nay họ tương đối khâm phục.

Có thể nói, trước đây Trung Quốc không theo kịp họ, nhưng hiện nay, Trung Quốc tiến sát sau lưng họ. Còn có khoảng cách, nhưng không phải là khoảng cách quá lớn.

Ngụy Cương cho rằng, sáng tạo khoa học công nghệ trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng thực sự rất có ý nghĩa đối với tiến bộ xã hội, sự phát triển kinh tế quốc dân. Nhìn vào lịch sử, có rất nhiều ví dụ điển hình.

Công nghệ cao trong lĩnh vực quân sự cuối cùng đều được sử dụng cho dân dụng. Chẳng hạn như công nghệ vũ trụ, công nghệ hàng không, công nghệ vi điện tử (microelectronics), công nghệ máy tính, công nghệ hạt nhân đều từ lĩnh vực quân sự chuyển sang dân dụng.

Cụ thể hơn, vật liệu cần dùng cho máy bay dân dụng hiện nay phần lớn do máy bay quân sự đi trước. Rất nhiều linh kiện điện tử then chốt ban đầu của nó gồm công nghệ thiết kế, điều kiện thực nghiệm đều do máy bay quân sự đi trước.

Lực lượng bay thử đều được đào tạo trên máy bay quân sự, hiện nay chuyển sang bay những máy bay dân dụng. Cho nên, việc đầu tư cho quốc phòng, đầu tư nguồn nhân lực, tài chính, vật lực cho tự chủ sáng tạo nghiên cứu khoa học vũ khí trang bị là rất có giá trị.

Ngụy Cương khẳng định rằng, những đầu tư lớn cho quân sự, nhìn từ góc độ thương mại, lúc bắt đầu thì đầu tư không có lời, thường dùng cho lĩnh vực quân sự. Nhưng, sau khi có thành quả, lại chuyển hóa vào quá trình phát triển kinh tế. Về lâu dài, việc đầu tư cho lĩnh vực xây dựng vũ khí trang bị là rất có lợi.

Máy bay trực thăng Z-9 của Lục quân Trung Quốc.
Máy bay trực thăng Z-9 của Lục quân Trung Quốc.

Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)