Vụ tố cáo sai phạm tại bệnh viện nội tiết TƯ:

Kiến nghị xét lại kết luận Thanh tra của Bộ y tế

16/04/2013 09:30
Công Minh
(GDVN) - Báo Giáo dục Việt Nam nhận được đơn thư khiếu nại của các cán bộ, bác sỹ đang công tác tại bệnh viện Nội tiết Trung ương đề nghị xem xét lại Kết luận Thanh tra của Bộ Y tế kết luận trong văn bản số 101/BC-TTrB ngày 10/10/2011, liên quan đến những nội dung thanh tra về những sai phạm tại bệnh viện nội tiết TƯ.
Trước đó, liên quan đến việc một số cán bộ lãnh đạo Bệnh viện mà cụ thể là ông Nguyễn Vinh Quang Phó Giám đốc và ông Đỗ Trung Thành Phó Giám đốc đã bị một số cán bộ đã tố cáo những sai phạm của 2 ông này và của một số cán bộ khác lên Bộ Y tế. Tuy nhiên, các Đoàn thanh tra của Bộ Y tế về điều tra, xác minh theo đơn tố cáo (lần 1 theo quyết số 2528/QĐ- BYT ngày 18/7/2011; lần 2 theo quyết định 1486/QĐ- BYT ngày 4/5/2012) đều kết luận bóp méo sự thật (được biết hiện có một số nội dung đang được công an tiến hành điều tra xác minh), bao che cho sai phạm, dọa nạt và xúc phạm người tố cáo.

Bệnh viện nội tiết Trung ương
Bệnh viện nội tiết Trung ương


Phó Giám đốc bệnh viện cũng bị tố cáo

Theo quyết định 398/QĐ- BVNTTW về việc phân công công tác của Ban lãnh đạo BVNT ký ngày 19/10/2009 thì ông Quang được phân công: “công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, công tác chỉ đạo tuyến, các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia,…”.

Để xây dựng mạng lưới cán bộ tuyên truyền phòng bệnh cho xã/ phường, ông Quang đã chỉ đạo tổ chức nhiều lớp tập huấn phòng bệnh cho các đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (NSNN). Trong năm 2010-2011, ông Quang đã chỉ đạo tổ chức vài chục lớp tập huấn, với kinh phí hàng tỷ đồng. Qua thông tin chúng tôi tự điều tra: Tại lớp tập huấn tổ chức ở TP. Hải Phòng (11/2010), nhóm cán bộ dưới quyền của ông Quang đã lập ra danh sách học viên “ma” để về Bệnh viện thanh toán lấy ra hơn 60.000.000 đồng; Tại lớp tập huấn đã lấy ra gầm 70.000.000 đồng. Số tiền những cán bộ này lấy ra từ 2 lớp tâp huấn trên gần như là toàn bộ số tiền dùng để tổ chức lớp tập huấn.

Để tạo thuận lợi cho cấp dưới dễ dàng lấy tiền nhà nước, ông Quang đã gửi công văn chỉ đạo cho trung tâm y tế các tỉnh/thành phố có tổ chức tập huấn với nội dung mập mờ, không thông báo kinh phí, không thông báo tiêu chuẩn học viên để không ai biết và theo dõi giám sát. Ông Thành ký Giấy đi đường khống để nhóm cán bộ Bệnh viện mang xuống địa phương muốn điều tên ai, đơn bị nào vào Giấy đi đường để hợp thức hóa việc thanh toán cũng được.

Hậu quả là nhà nước mất quyền, mạng lưới tuyên truyền phòng bệnh thì không có, người dân không được tuyên truyền phòng bệnh. Thông tin về những biểu hiện tiêu cực trong việc tổ chức 2 lớp tập huấn trên đã được chúng tôi báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế nhưng cả 2 Đoàn thanh tra của Bộ Y tế về điều tra xác minh đều bao che cho hành vi tham ô, tham nhũng, báo cáo Lãnh đạo bộ sai sự thật: Đoàn thanh tra lần 1 kết luận: “Qua kiểm tra, xác minh thực tê, Đoàn thanh tra nhận thấy bản kế hoạch và dự trù kinh phó, nội dung, tài liệu tập huấn đã được lãnh đạo bệnh viện Nội tiết Trung ương phê duyệt. Lớp tập huấn đã được triển khai thực hiện theo kế hoạch.

Báo Nhân dân dẫn lời lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Dương Kinh (gồm các đồng chí Vũ Văn Ðoan, Giám đốc và Ðặng Thị Hà, Phó Giám đốc) nơi được tổ chức lớp tập huấn: Trước khi lớp tập huấn diễn ra vào ngày 26-11-2010, Trung tâm không nhận được bất cứ kế hoạch hoặc công văn chỉ đạo nào của Bệnh viện Nội tiết cũng như của Trung tâm Y tế dự phòng TP Hải Phòng. Trung tâm Y tế quận Dương Kinh chỉ nhận được điện thoại từ chị Thảo, là cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng TP Hải Phòng đề nghị Trung tâm cho mượn hội trường để tổ chức lớp tập huấn.

Toàn bộ giấy mời các học viên dự lớp tập huấn đều do Trung tâm Y tế dự phòng TP Hải Phòng ký. Việc lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Dương Kinh xác nhận vào danh sách cán bộ đi tập huấn là theo đề nghị của nhóm cán bộ tổ chức tập huấn của Bệnh viện Nội tiết yêu cầu. Các lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Dương Kinh còn khẳng định danh sách đã xác nhận không ghi địa chỉ người tham dự lớp tập huấn và không ghi số tiền học viên được nhận. Nếu biết đây là danh sách nhận tiền và biết địa chỉ học viên lại ở huyện Tiên Lãng, thì họ đã không ký xác nhận.

Đoàn thanh tra lần 2 khi điều tra, xác minh về lớp tập huấn tại TP.Hồ Chí Minh thì chỉ kết luận dựa theo báo cáo của những cán bộ đi tổ chức lớp học (BVNT) và Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh) – những người đang bị tố cáo là tham ô và đồng lõa; Đoàn thanh tra không điều tra, xác minh xem danh sách học viên địa phương nhận tiền có đúng là “danh sách ma” như tố cáo hay không.

Gian lận trong việc treo khẩu hiệu truyền thông nhân Ngày đái tháo đường thế giới 14/11

Ngày 10/11/2011 để tuyên truyền phòng bệnh nhân ngày Đái tháo đường thế giới, ông Quang đã ban hành quyết định 738/QĐ – BVNT quyết định công ty Cổ phần Truyền thông Sen Việt (CTCPTTSV) là đơn vị trúng thầu theo khaair hiện và : “…giao cho Trưởng/ Phó các Phòng Tài chính kế toán, Phòng Truyền thông giáo dục sức khỏe – Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến BVNT, các đơn bị/ cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành”

Ngày 14/11/2011, Nguyên Giám đốc BVNT () được phản ánh có sự gian lận trong việc treo khẩu hiệu nên đã cùng một số cán bộ liên quan của Bệnh viện đi kiểm tra và phát hiện việc treo khẩu hiệu không đúng như hợp đồng ký kết. Thay vì phải treo 150 khẩu hiệu như hợp đồng đã ký với BVNT, CTCPTTSV chỉ treo cso 46 khẩu hiệu ( thiếu 104 khẩu hiện, mỗi khaair hiệu Dự án Phòng chống bệnh đái tháo đường quốc gia phải trả 500.000đồng, như vậy số tiền bị gian lận là 52.000.000 đồng). Giám đốc của đã cho lập biên bản và yêu cầu chưa được thanh toán số tiền mà BVNT đã ký hợp đồng với CTCPPTTSV vì cho rằng có sự gian lận.

Sự việc trên bị tố cáo lên Thanh tra bộ Y tế , nhưng thay vì phải bảo vệ đồng tiền của nhà nước thì Thanh tra Bộ Y tế lại yêu cầu BVNT phải thanh toán đầy đủ số tiền treo khẩu hiệu cho CTCPPTTSV. Thanh tra Bộ Y tế bao biện là tại thời điểm Giám đốc cũ đi kiểm tra thì CTCPPTTSV đã tháo bỏ phần lớn khẩu hiệu ( thời điểm Giám đốc cũ đi kiểm tra là 19 giờ ngày 14/11/2011).

Thanh tra Bộ Y tế tiếp tục bao biện cho việc CTCPPTTSV đã treo đủ khẩu hiệu bằng cách đưa ra Biên bản nghiệm thu việc treo khẩu hiệu được ký kết giữa một y tá hợp đồng của Bệnh viện và CTCPPTTSV. Điều đáng nói là không có cán bộ lãnh đạo nào cử y tá một mình sang CTCPPTTSV để nghiệm thu việc treo khẩu hiệu và tỏng khi Giám đốc cũ cho lập biên bản vì treo khẩu hiệu và trong các cuộc họp Ban Giám đốc kiểm điểm trách nhiệm việc treo khẩu hiệu sau đó thì không hề có báo cáo là có biên bản nghiệm thu này. Chỉ khi Thanh tra Bộ Y tế vào làm việc thì biên bản này mới xuất hiện?

Những thiếu sót, gây lãng phí, khất tất về tài chính, thiếu trách nhiệm, tạo kẽ hở trong quản lý như vậy mà Đoàn thanh tra lại kết luận không có sai sót gì? Trác nhiệm của người lãnh đạo đứng đầu ở đâu? Có những sai phạm rõ ràng trong việc treo khẩu hiệu nhưng Thanh tra Bộ Y tế cố tình lờ đi:

Hợp đồng treo khẩu  hiệu từ 1/11/2011 đến hết ngày 14/11/2011 nhưng thực chất ngày 10/11/2011 thì ông Quang mới ký quyết định đơn vị trùng thầy treo khẩu hiệu. Như vật hợp đồng treo khẩu hiệu trong thời gian 14 ngày nhưng thực tế chỉ được treo chưa đầy 4 ngày gây lãng phí tiền của của Nhà nước.

Hợp đồng treo khẩu hiệu 150 cái nhưng Đoàn kiểm tra của Giám đốc  Bệnh viện phát hiện chỉ treo 46 khẩu hiệu.

Ông Quang giao cho các đơn vịm cá nhân thực hiện nhưng thiếu kiểm tra giám sát để xảy ra sai sót gây lãng phí, khuất tất là thiếu trách nhiệm hoặc cố tình tạo kẽ hở cho cấp dưới làm bậy.

Treo khẩu hiệu không được phép của Sở Văn hóa truyền thông và du lịch Hà Nội là làm việc tùy tiện, thiếu trách nhiệm, gây kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này....


Công Minh