Lợi và hại khi Nga bán vũ khí cho Trung Quốc

13/08/2015 07:34
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Nga xuất khẩu vũ khí cho Trung Quốc thu được lợi nhuận, tạo hiệu quả chiến lược, gây thiện cảm cho sĩ quan Trung Quốc, nhưng bị sao chép, giành thị phần.

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" ngày 12 tháng 8 dẫn trang mạng "Russia Beyond The Headlines" Nga ngày 11 tháng 8 cho rằng, xuất khẩu vũ khí cho Trung Quốc đem lại một loạt lợi ích chiến lược cho Nga.

Máy bay chiến đấu Su-35 Nga
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga

Theo bài báo, đây không chỉ là một con đường nhanh chóng phát tài, Nga thông qua xuất khẩu vũ khí cho Trung Quốc để chống chọi lại sức mạnh quân sự của Mỹ ở châu Á cũng tạo ra được hiệu quả chiến lược.

Nhu cầu đối với vũ khí tiên tiến của Bắc Kinh đã bảo đảm sự vận hành tốt đẹp của công nghiệp quốc phòng Nga, đồng thời buộc Mỹ phải sử dụng rất nhiều nguồn lực để ứng phó Trung Quốc, điều này cũng đã làm giảm sức ép ở cạnh sườn của Nga.

Nhưng, Nga xuất khẩu vũ khí đối với Trung Quốc cũng tồn tại điểm bất lợi. Người Trung Quốc thường mua sắm "hàng mẫu" số lượng có hạn, tháo rời và sao chép.

Lợi và hại khi Nga bán vũ khí cho Trung Quốc ảnh 2

Báo Hồng Kông: Phi công lái Su-35 Trung Quốc đã đến Nga huấn luyện

(GDVN) - Phi công, chuyên gia hậu cần mặt đất Trung Quốc đã được cử đến Nga đào tạo, hợp đồng sẽ được ký kết.

Cùng với trình độ công nghiệp quân sự của Trung Quốc được nâng cao, Moscow nhìn thấy thị phần quốc tế của họ bị đe dọa. Trung Quốc đến nay đã có khả năng "ăn mòn" thị trường xuất khẩu truyền thống của Nga.

Nhưng, tác giả Nikolay Gross Jeff của cuốn sách "Chính sách ngoại giao Nga: Lợi ích, phương hướng và cơ quan" cho rằng: "Nga cần bán vũ khí để đảm bảo việc làm công nghiệp quốc phòng, có được thu nhập để nghiên cứu phát triển quốc phòng. Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường tiềm năng lớn nhất".

Loại chính sách này không sai. Sự thực chứng minh, sau khi Liên Xô giải thể, thị trường Trung Quốc mới xuất hiện đã trở thành con đường sống của Nga.

Trong "Sổ tay thương mại vũ khí toàn cầu", Andrew Tan cho biết, năm 1993 một nửa doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nga phá sản đóng cửa. Trung Quốc rót tài chính vào có tác dụng rất quan trọng đối với sự sống sót và phục hồi công nghiệp quân sự của Nga.

Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, một nửa thu nhập tiêu thụ của công nghiệp Nga đến từ Trung Quốc. Vì vậy, bán vũ khí cho Trung Quốc tuyệt đối không phải là hành vi tự sát đối với Nga.

Đến nay, Nga lại đối mặt với sự trừng phạt kinh tế của phương Tây và trông chờ vào tiếp cận công nghệ vi điện tử và các công nghệ mũi nhọn khác từ Trung Quốc.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Quân đội Nga
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Quân đội Nga

Xuất khẩu vũ khí cho Trung Quốc luôn có rủi ro nhất định, nhưng còn có ưu thế quan trọng đối với Moscow. Andrew Tan nói, vai trò ảnh hưởng của Nga đối với Trung Quốc thông qua bán vũ khí hoàn toàn không chỉ giới hạn ở kiểm soát việc cung ứng các bộ kiện quan trọng và phần cứng.

Hàng năm, Quân đội Trung Quốc đều cử vài trăm sĩ quan đến Nga học tập khoa học quân sự và cách thức sử dụng vũ khí do Nga chế tạo. Đương nhiên, một số học viên Quân đội Trung Quốc sẽ sinh ra quan điểm thân Nga hoặc đánh giá tích cực mô hình chuyển đổi quân sự của Nga (so với phương Tây).

Lợi và hại khi Nga bán vũ khí cho Trung Quốc ảnh 4

Trung Quốc mua tên lửa S-400 để chống lại láng giềng, có thể tự chế

(GDVN) - Trung Quốc mua vũ khí Nga sẽ có lợi hơn tự chế, ưu tiên bành trướng biển.

Điều này còn có thể thúc đẩy tình cảm cá nhân gần gũi của sĩ quan chỉ huy Quân đội Trung Quốc từng học tập ở Nga.

Thương mại vũ khí là nền tảng của quan hệ Nga-Trung trong thế kỷ 21. Trung Quốc vẫn lạc hậu so với phương Tây ít nhất 20 năm về công nghệ vũ khí, chỉ có được Nga hỗ trợ mới có thể đuổi kịp.

Trong khi đó, Nga cũng đang nhận được sự hỗ trợ của Trung Quốc, hiện nay, người Trung Quốc có thể đem đến vốn, thị trường và ngoại giao dễ chịu, là đối tác quan trọng của Nga. Hai nước cần tới nhau.

Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)