Muốn chế được máy bay ném bom như Nga, Mỹ, TQ phải chi rất nhiều tiền

19/07/2013 07:33
Đông Bình
(GDVN) - Bài viết giới thiệu về chương trình máy bay ném bom chiến lược kiểu mới của Nga và so sánh với Mỹ, Trung Quốc.
Mô hình máy bay ném bom tàng hình mới Trung Quốc
Mô hình máy bay ném bom tàng hình mới Trung Quốc

Ngày 16 tháng 7, "Đài tiếng nói nước Nga" đưa tin, đến năm 2014 Nga sẽ bắt đầu tiến hành thiết kế công nghệ đối với máy bay ném bom chiến lược kiểu mới. Đây là tuyên bố của Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov.

Chuyên gia Vasilii Cashin, Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ đã tiến hành giới thiệu chi tiết về chương trình này, đồng thời tiến hành đối chiếu với hoạt động nghiên cứu tương tự của Trung Quốc và Mỹ.

Theo bài viết, loại máy bay ném bom kiểu mới này sẽ thay thế cho máy bay ném bom Tu-95MS và Tu-160 hiện có của Nga. Cục thiết kế Tupolev sẽ phụ trách công tác nghiên cứu chế tạo loại máy bay ném bom chiến lược kiểu mới này. Trước năm 2014, cục thiết kế này sẽ trình lên Bộ Quốc phòng kế hoạch công tác và chi phí công trình nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom.

Căn cứ vào bản dự thảo, loại máy bay ném bom này sẽ sử dụng mô hình "cánh bay", tức chế tạo theo mô hình máy bay ném bom B-2 Spirit của Mỹ. Hiện nay, loại máy bay ném bom chiến lược có tính tàng hình mạnh này của Mỹ là loại máy bay duy nhất bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt. Giá bán mỗi chiếc gồm cả linh kiện trong thập niên 90 của thế kỷ trước cũng phải trên 900 triệu USD, giá nghiên cứu chế tạo và sản xuất tổng thể của máy bay cao tới khoảng 4,5 tỷ USD.

Mô hình máy bay ném bom tàng hình mới Trung Quốc
Mô hình máy bay ném bom tàng hình mới Trung Quốc

Bài báo còn cho biết, giống như B-2 của Mỹ, máy bay ném bom do Nga sản xuất sẽ sở hữu tốc độ cận âm tối đa. Đặc điểm chính của nó ở chỗ tầm xa và tỷ lệ phát hiện của radar tương đối nhỏ. Ở phương diện này có khác với máy bay ném bom chiến lược tương lai của Trung Quốc, căn cứ vào hình ảnh mô hình đã biết, máy bay chiến đấu Trung Quốc sẽ là loại máy bay tốc độ siêu âm.

Theo các nhà phân tích, thực hiện phương án của Trung Quốc sẽ phải tiêu tốn rất nhiều tiền của và công nghệ phức tạp. Đặc biệt, khác với hai nước Mỹ và Nga, Trung Quốc không có bất cứ kinh nghiệm nào trong lĩnh vực này.

Trên thực tế, nếu như Trung Quốc muốn sản xuất hàng loạt chương trình này, thì sẽ buộc phải bỏ ra nhiều nguồn lực hơn so với chương trình nghiên cứu hai loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Hoặc, phải cao hơn chi tiêu của tất cả các chương trình hàng không vũ trụ mang theo con người.

Bài báo chỉ ra, máy bay ném bom chiến lược của Nga đã có tích lũy nhất định. Và thập niên 70-80 của thế kỷ trước, Cục thiết kế Tupolev đã bắt đầu tiến hành công tác nghiên cứu chế tạo loại máy bay Tu-202. Loại máy bay này cần sản xuất theo phương thức máy bay ném bom chiến lược và máy bay săn ngầm tầm xa, và máy bay này chế tạo theo mô hình "cánh bay".

Khoảng cách bay của máy bay ném bom này đạt 16.000 km, có thể mang theo 6 tên lửa hành trình, bán kính bay là 5.500 km. Trong thập niên 80, đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu khí động học trong tình hình sử dụng máy bay mẫu.

Máy bay ném bom H-6K hiện có của Trung Quốc
Máy bay ném bom H-6K hiện có của Trung Quốc

Bài bao cuối cùng chỉ ra, chương trình máy bay ném bom chiến lược kiểu mới luôn đi kèm theo rủi ro công nghệ to lớn. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu chế  tạo thành công máy bay ném bom chiến lược kiểu mới sẽ đem lại cho Nga hệ thống tấn công toàn cầu có hiệu quả, có thể bắn trúng bất cứ địa điểm nào trên thế giới sau khi nhận mệnh lệnh vài phút và trong tình hình không cần căn cứ ở nước ngoài.



Đông Bình