"Mỹ,Nhật,TQ đồng thời diễn tập đổ bộ lên đảo có thể xảy ra xung đột"

10/09/2012 06:30
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Do quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng đến bờ vực khủng hoảng, ngoại giao Trung-Mỹ đã thực hiện chuyến thăm TQ của Hillary Clinton.
Tối ngày 4/9, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới Bắc Kinh và hội đàm với người đồng cấp Dương Khiết Trì của nước chủ nhà Trung Quốc.
Tối ngày 4/9, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới Bắc Kinh và hội đàm với người đồng cấp Dương Khiết Trì của nước chủ nhà Trung Quốc.

Đài tiếng nói nước Nga ngày 3/9 có bài viết nhan đề “Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc phải chăng làm hạ nhiệt bầu không khí căng thẳng của quan hệ Trung-Mỹ?”.

Theo bài viết, Bắc Kinh và Washington hy vọng đập tan tảng băng cứng của quan hệ Trung-Mỹ. Từ ngày 4-5/9, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton có thăm tới Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ ngày càng căng thẳng.

Tình hình quan hệ Trung-Mỹ có thể gọi là thay đổi đột ngột, đến nỗi hai bên đều không muốn đưa đàm phán tổ chức trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Diễn đàn APEC hoàn toàn có thể cung cấp khả năng này. Đây là lần thứ hai Hillary Clinton tới thăm Bắc Kinh trong 4 tháng gần đây, đây là “lần đầu tiên” trong quan hệ Trung-Mỹ.

Mỹ chuẩn bị triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á tiến sát hơn lãnh thổ của Trung Quốc. Mỹ có kế hoạch triển khai cơ sở phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản và Philippines để đối phó với tên lửa của Trung Quốc, khi cần thiết sẽ tiêu diệt.

Để đáp trả, Trung Quốc đã thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, mục đích rõ ràng là muốn chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Chuyên gia Phòng Nghiên cứu Viễn Đông, Viện Khoa học Nga, Yakov Berger cho rằng, điều này vẫn chưa phải là trường hợp duy nhất đơn phương làm cho đối thủ áp dụng biện pháp đáp trả ở khu vực này.

Ông nói: “Bất kể là Hải quân Mỹ hay là Trung Quốc đều đã tiến hành diễn tập quy mô lớn ở khu vực này. Cách đây không lâu, phản ứng trước cuộc diễn tập quân sự liên hợp của Mỹ-Nhật, Quân khu Nam Kinh Trung Quốc cũng đã tiến hành diễn tập quân sự quy mô lớn.

Đây cũng là tiêu chí căng thẳng leo thang của quan hệ Trung-Mỹ. Quân đội Trung Quốc trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng đã đưa ra một loạt tuyên bố nghiêm túc. Thực chất là, Trung Quốc đã làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó với bất cứ thách thức nào”.

Mỹ-Nhật diễn tập quân sự đoạt đảo
Mỹ-Nhật diễn tập quân sự đoạt đảo

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ-Nhật và Trung Quốc tổ chức diễn tập quân sự cùng một phiên bản, tức là đổ bộ lên đảo không người, bảo vệ nó tránh bị kẻ thù giả định tấn công.

Hai bên tuy đều không nói rõ, nhưng rõ ràng là liên quan đến đảo Senkaku/Điếu Ngư. Xung quanh tranh chấp đảo Senkaku, vài tháng gần đây, quan hệ Trung-Nhật giảm đến mức thấp nhất.

Trong khi đó, Mỹ tuyên bố vấn đề đảo Senkaku thích hợp dùng với Hiệp ước Bảo đảm An ninh Mỹ-Nhật ký năm 1960, tuyên bố này chắc chắn là “đổ thêm dầu vào lửa”.

Chủ nhiệm Trung tâm An ninh Quốc tế Nga, Alexei Arbatov cho rằng, Mỹ và Trung Quốc đã đến bên bờ vực của khủng hoảng.

Ông nói: “Có khả năng xảy ra xung đột vũ trang, thậm chí rất có khả năng. Trung Quốc không công khai bàn đến nó, ở Mỹ hầu như cũng không công khai bàn tán. Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sự bất đồng giữa Trung Quốc với một số nước láng giềng và Mỹ hiện nay rõ ràng đang mở rộng. Những nước này lo sợ trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc, lo sợ chính sách của Trung Quốc ngày càng cứng rắn và có tính tấn công.

Đồng thời, Mỹ thể hiện một tư thế bảo đảm lợi ích, an ninh của họ. Từ Nhật Bản và Hàn Quốc đến các nước Đông Nam Á có tranh chấp đảo đá, dầu mỏ và thềm lục địa với Trung Quốc.

Mỹ chuyển trọng điểm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương, sẽ tiếp tục mở rộng sự  hiện diện quân sự của họ ở đây, tiến hành chuẩn bị công phu cho các cuộc xung đột có thể xảy ra”.

Đồng thời, Washington và Bắc Kinh không muốn để tình hình căng thẳng tiếp tục leo thang. Hiển nhiên, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì mời Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm Trung Quốc chính là để tránh xa bờ vực khủng hoảng, tìm sự cân bằng sáng suốt nào đó trong quan hệ tài chính, kinh tế khổng lồ và đối đầu quân sự, chính trị gay gắt.

Quân khu Nam Kinh diễn tập đổ bộ trên biển.
Quân khu Nam Kinh diễn tập đổ bộ trên biển.

Mạng china.com.cn cũng vừa cho biết, tối ngày 4/9, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đến Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc 2 ngày. Ngay lập trức bà đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Ông Dương kêu gọi Mỹ cùng thực hiện đồng thuận giữa lãnh đạo hai nước Trung-Mỹ, thúc đẩy xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, cùng thắng, “nỗ lực tìm kiếm một mối quan hệ nước lớn kiểu mới”.

Trong khi đó bà Hillary nói rằng, việc nỗ lực xây dựng một mối quan hệ đối tác hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc là một phương diện quan trọng của “tái cân bằng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ.

Bà khẳng định tầm quan trọng của các cuộc tham vấn, gặp gỡ, đối thoại, hội đàm giữa hai nước trong 3 năm qua, cho rằng việc duy trì sự hợp tác thiết thực đó là rất quan trọng.

Mỹ tích cực triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm vào Trung Quốc.
Mỹ tích cực triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm vào Trung Quốc.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)