Năm 2012 là năm thất bát của ngành đóng tàu Trung Quốc

08/08/2012 06:37
Việt Dũng (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - "Nhiều yếu tố như công suất xuất quá dư thừa, khó khăn xoay vốn, giá vận tải thấp đã xóa bỏ ý nghĩ mua tàu mới của các chủ tàu".
Nhiều năm qua, đơn đặt hàng đóng tàu của Trung Quốc luôn đứng đầu thế giới.
Nhiều năm qua, đơn đặt hàng đóng tàu của Trung Quốc luôn đứng đầu thế giới.

Tờ “Nam Hoa buổi sáng” Hồng Kông ngày 24/7 có bài viết dẫn số liệu của ngành đóng tàu Trung Quốc cho biết, từ khi vận tải đường biển nội địa thịnh vượng đến nay, ngành đóng tàu Trung Quốc đang đi vào một năm có tình hình đơn đặt hàng kém nhất trong gần 10 năm qua.

Người đại diện vận tải biết cho biết, nhiều yếu tố như công suất xuất quá dư thừa, khó khăn xoay vốn, giá vận tải thấp đã xóa bỏ ý nghĩ mua tàu mới của các chủ tàu.

Một người đại diện vận tải biển Hồng Kông cho biết: “Trọng tải tăng mới mấy năm qua đã làm chấn động 3 thị trường lớn – tàu chở hàng phổ thông, tàu chở dầu và tàu container, công suất vượt lượng vận chuyển hàng hóa, đã làm cho chi phí vận tải giảm xuống”.

Tình hình kinh tế châu Âu và Bắc Kinh cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc chậm lại cũng đã làm giảm nhu cầu. Năm 2008, Lehman Brothers phá sản gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sau đó biện pháp thắt chặt tiền tệ làm cho chủ tàu xoay vốn mua tàu mới càng khó khăn.

Số liệu được cơ quan kinh doanh vận tải biển Anh Clarkson công bố vào tháng này cho biết, 6 tháng đầu năm, nhà máy đóng tàu Trung Quốc chỉ kiếm được đơn đặt hàng 182 chiếc, trong khi đó năm 2011 là 561 chiếc, năm đỉnh cao 2007 là 2.036 chiếc.

Nhìn vào trọng tải, từ tháng 1-6/2012, đơn đặt hàng của các nhà máy đóng tàu Trung Quốc là 3 triệu tấn, đỉnh cao năm 2007 là 32,54 triệu tấn. Số liệu của Clarkson cho thấy, năm 2011, có 46 trong số 180 nhà máy đóng tàu không sản xuất được 1 chiếc tàu.

Cơ sở đóng tàu đảo Trường Hưng, Tập đoàn Giang Nam, Trung Quốc.
Cơ sở đóng tàu đảo Trường Hưng, Tập đoàn Giang Nam, Trung Quốc.

Theo báo TQ, một trong những tỉnh "bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất" là Giang Tô, ở đó có rất nhiều nhà máy đóng tàu cỡ lớn, trong đó có Công nghiệp nặng Dung Thành lớn nhất Trung Quốc. Số liệu của Ủy ban Kinh tế và Thông tin hóa của tỉnh này cho biết, 5 tháng đầu năm 2012, nhà máy đóng tàu tỉnh này tổng cộng có được đơn đặt hàng 72 chiếc, giảm 61,7% so với cùng kỳ năm trước.

Công nghiệp nặng Dung Thành xác nhận, 6 tháng đầu năm 2012 không thể kiếm đâu ra một đơn đặt hàng. Một đơn đặt hàng trước đây là 10 tàu chở dầu cùng tải trọng được Liên minh vận tải tàu thủy toàn cầu của Hồng Kông đặt mua đầu tháng 12/2011.

Tim Thomas, Giám đốc vận tải biển Hoa Quang cho biết, “có nhà phân tích cho rằng, 90% nhà máy đóng tàu nội địa năm 2012 chưa nhận được đơn đặt hàng mới, có 28% nhà máy từ năm 2009 trở đi chưa có được đơn đặt hàng mới.

Đến nay giá đóng tàu không thể duy trì cân bằng thu chi, rất nhiều nhà máy đóng tàu tư nhân ngừng hoạt động, cho dù có đơn đặt hàng vẫn bình thường, nhưng cũng bị ảnh hưởng. Chúng có thể giảm bớt quy mô sản xuất, chuyển hướng sang nghiệp vụ mới có nhu cầu, như vậy mới có thể sống sót”.

Tàu chở dầu cỡ lớn lớp 100.000 tấn do Trung Quốc chế tạo.
Tàu chở dầu cỡ lớn lớp 100.000 tấn do Trung Quốc chế tạo.
Việt Dũng (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)