"Nếu không có “vách đá tài chính”, Mỹ có thể đánh bại nhiều đối thủ"

21/12/2012 13:51
Việt Dũng
(GDVN) - "Để có thể đồng thời tiến hành hai cuộc chiến tranh trong tương lai, Mỹ phải đầu tư vào hạm đội tàu sân bay, hạm đội đổ bộ, khả năng tấn công tầm xa".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sắp nghỉ hưu, có khả năng được thay thế bằng cựu Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Charles Timothy
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sắp nghỉ hưu, có khả năng được thay thế bằng cựu Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Charles Timothy

Ngày 18/12, tại câu lạc bộ phóng viên quốc gia ở Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã trình bày chi tiết phương hướng phát triển tương lai của quân Mỹ.

Ông tuyên bố, quy mô quân đội trong tương lai sẽ nhỏ hơn, nhưng quân Mỹ sẽ không rút về nước, chờ đợi một cuộc chiến tranh tiếp theo nổ ra. Trái lại, quân Mỹ vẫn hoạt động tích cực trên toàn cầu.

Ngày 18/12, hãng AP dẫn lời ông Panetta cảnh báo, tình hình bế tắc về ngân sách và sự lựa chọn chi tiêu của các nghị sĩ (nhà lập pháp) là hai “mối đe dọa” lớn nhất của quân Mỹ hiện nay, rất khó có thể hỗ trợ và duy trì được các chương trình có sức chiến đấu tốt nhất của quân Mỹ.

Ông nói, nếu không thể tránh khỏi việc tự động cắt giảm, Lầu Năm Góc sẽ đối mặt với việc cắt giảm ngân sách toàn diện khoảng 500 tỷ USD, “điều này sẽ làm cho các đồng minh, đối tác hợp tác và đối thủ tiềm tàng của chúng ta cho rằng, chúng ta đang suy yếu”.

Tuy nhiên, Panetta cho rằng, chỉ cần cuối năm nay, Mỹ không rơi vào “vách đá tài chính”, quân Mỹ vẫn có thể đồng thời đánh bại nhiều đối thủ trên các chiến trường khác nhau.

Ông nói: “Điều này có nghĩa là, nếu chúng ta buộc phải tham gia vào một cuộc xung đột ở bán đảo Triều Tiên, đồng thời Iran lại có ý đồ phong tỏa eo biển Hormuz, chúng ta nhất định phải có khả năng quyết đoán ứng phó với 2 khu vực này”.

Mỹ đã và sắp triển khai nhiều loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất tại Nhật Bản, được cho là "ưu tiên nhất châu Á". Dự kiến, Mỹ sẽ triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35B tại căn cứ Iwakuni, Nhật Bản vào năm 2017, thay thế cho máy bay chiến đấu tấn công F/A-18 Hornet. Trong hình là máy bay chiến đấu tấn công F/A-18 Hornet của quân Mỹ phóng tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon.
Mỹ đã và sắp triển khai nhiều loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất tại Nhật Bản, được cho là "ưu tiên nhất châu Á". Dự kiến, Mỹ sẽ triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35B tại căn cứ Iwakuni, Nhật Bản vào năm 2017, thay thế cho máy bay chiến đấu tấn công F/A-18 Hornet. Trong hình là máy bay chiến đấu tấn công F/A-18 Hornet của quân Mỹ phóng tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon.

Để có thể đồng thời tiến hành hai cuộc chiến tranh trong tương lai, Panetta cho biết, Lầu Năm Góc cần tiến hành đầu tư trên các phương diện như hạm đội tàu sân bay, hạm đội đổ bộ, khả năng tấn công tầm xa.

Panetta còn cho biết, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là khu vực quan trọng hàng đầu để quân Mỹ triển khai trong tương lai. Hải quân Mỹ có kế hoạch đến trước năm 2020 hoàn thành việc điều chỉnh 60% binh lực triển khai ở Thái Bình Dương, 40% binh lực triển khai ở Đại Tây Dương.

Những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của quân Mỹ đang lần lượt được điều tới khu vực Thái Bình Dương, trong đó có máy bay chiến đấu F-22, máy bay vận tải MV-22 Osprey mới được điều tới Nhật Bản gần đây.

Ngoài ra, phía Mỹ còn có kế hoạch, vào năm 2017, sẽ lần đầu tiên triển khai máy bay chiến đấu F-35 Lightning 2 ở nước ngoài – đó là căn cứ quân sự của Mỹ tại Iwakuni, Nhật Bản.

Hiện nay, căn cứ quân Mỹ tại Iwakuni, Nhật Bản có hơn 50 chiếc máy bay chiến đấu. Máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey vừa được triển khai tại Nhật Bản cũng sẽ tiến hành hoạt động huấn luyện tại đây. Chức năng của căn cứ Iwakuni đang được tăng cường một cách thuận lợi.
Hiện nay, căn cứ quân Mỹ tại Iwakuni, Nhật Bản có hơn 50 chiếc máy bay chiến đấu. Máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey vừa được triển khai tại Nhật Bản cũng sẽ tiến hành hoạt động huấn luyện tại đây. Chức năng của căn cứ Iwakuni đang được tăng cường một cách thuận lợi.

Theo tiết lộ của công ty Lockheed Martin, máy bay chiến đấu F-35 được cho là “máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ tiếp theo”, nó có thể bay với tốc độ 1,6 Mach, có thể hạ cánh trên tàu chiến hoặc đường băng bị hư hỏng. Theo Panetta, việc điều động này phù hợp với chiến lược “trung tâm Thái Bình Dương” của quân Mỹ.

Ngoài thúc đẩy triển khai “phần cứng” quân sự trên toàn cầu, Mỹ còn đang đơn giản hóa quy trình mua sắm vũ khí, để tiện lợi cho các công ty sản xuất vũ khí Mỹ hoặc Chính phủ Mỹ bán trang bị cho đồng minh.

Panetta cho biết, trình tự bán vũ khí cho nước ngoài cần phải có sự phản ứng nhanh nhạy hơn, có hiệu quả hơn, nhằm nhanh chóng vượt qua thủ tục rườm rà của các cơ quan hành chính, kịp thời cung cấp hỗ trợ cho các nước khác, đặc biệt là những nước lớn đang trỗi dậy và đang tìm cách tăng thương mại quốc phòng như Brazil và Ấn Độ.

Ông Panetta hiện 74 tuổi, sắp thôi chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Trước đó, ông đã cho biết, sau khi nghỉ hưu, ông sẽ trở về bang California. Ngày 18/12, tờ “Bưu điện Washington” cho biết, cựu Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, ông Charles Timothy được cho là đối thủ cạnh tranh hàng đầu cho chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do hãng Lockheed Martin nghiên cứu phát triển được phân làm 3 loại, gồm F-35A phiên bản không quân, F-35B phiên bản lính thủy đánh bộ và F-35C phiên bản hải quân. Trong đó, F-35B có thể cất/hạ cánh thẳng đứng.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do hãng Lockheed Martin nghiên cứu phát triển được phân làm 3 loại, gồm F-35A phiên bản không quân, F-35B phiên bản lính thủy đánh bộ và F-35C phiên bản hải quân. Trong đó, F-35B có thể cất/hạ cánh thẳng đứng.
Việt Dũng