"Nếu làm đúng, cột điện 500 kV làm gì có cơ hội đổ, gãy"

06/05/2016 13:16
XUÂN QUANG (THỰC HIỆN)
(GDVN) - Cột truyền tải điện cao thế 500 kV bất ngờ bị đổ, gãy làm dấy lên những lo ngại về tính an toàn trong hoạt động xây dựng các công trình điện.

LTS: Sự cố cột truyền tải điện đường dây 500 kV hôm 22/4 vừa qua khiến dư luận đặt nghi vấn về chất lượng công trình.

Trong khi đó, chủ đầu tư và đơn vị thi công đều có chung nhận định ban đầu:"Sự cố có thể do gió lốc".

Dưới góc nhìn pháp lý, hôm 5/5, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trương Anh Tú - Trưởng văn phòng Luật sư Trương Anh Tú để làm rõ thêm vấn đề này.

PV: Thưa Luật sư, luật quy định như thế nào về việc đảm bảo an toàn lưới điện cao áp?

Luật sư Trương Anh Tú: Cột truyền tải đường dây 500 kV là một công trình xây dựng đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật rất cao để có thể chống chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết.

Luật sư Trương Anh Tú - Văn phòng luật sư Trương Anh Tú (ảnh: NVCC).
Luật sư Trương Anh Tú - Văn phòng luật sư Trương Anh Tú (ảnh: NVCC).

Theo quy định tại Điều 9, nghị định 14/2014/NĐ-CP thì việc xây dựng công trình lưới điện cao áp phải đảm bảo các điều kiện:

2. Khi xây dựng, cải tạo đoạn đường dây dẫn điện trên không, ở khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, công trình quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng, khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng phải tăng cường các biện pháp an toàn về điện và xây dựng như sau:

a) Cột phải là cột thép hoặc bê tông cốt thép; hệ số

"Nếu làm đúng, cột điện 500 kV làm gì có cơ hội đổ, gãy" ảnh 2

Tố lốc làm đổ cột đường dây 500 kV, vườn chuối không sao là không chấp nhận được

an toàn của cột, xà, móng cột không nhỏ hơn 1,2.

b) Trong một khoảng cột, dây dẫn điện không được phép có mối nối, trừ dây dẫn điện có tiết diện từ 240 mm2 trở lên cho phép có một mối nối cho một dây. Hệ số an toàn của dây dẫn điện không nhỏ hơn 2,5.

c) Cách điện phải bố trí kép cùng chủng loại và đặc tính kỹ thuật. Dây dẫn điện, dây chống sét nếu mắc trên cách điện kiểu treo phải sử dụng khóa đỡ kiểu cố định.

Hệ số an toàn của cách điện và các phụ kiện phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn theo quy định hiện hành…”.

Việc xây dựng hệ thống điện với những tiêu chuẩn như trên để đảm bảo khả năng chống chịu với thời tiết.

Quan điểm của ông về sự cố cột truyền tải đường dây 500 kV hôm 22/4 vừa qua?

Luật sư Trương Anh Tú: Việc chủ đầu tư và đơn vị thi công nhận định gió lốc làm hỏng cột, trong khi xung quanh cây chuối, vườn tược không bị ảnh hưởng, mà chỉ có cột điện bị đổ, gãy là điều rất bất thường.

Nếu cột điện cao thế được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật như trên thì có lẽ trong trường hợp này, sự cố không có cơ hội xảy ra.

Cột truyền tải đường dây 500 kV bị đổ gục hôm 22/4 (ảnh: Anh Minh)
Cột truyền tải đường dây 500 kV bị đổ gục hôm 22/4 (ảnh: Anh Minh)

Sau khi sự việc xảy ra, rất nhiều chuyên gia đã đến xem xét hiện trường, đưa ra các phân tích đánh giá và tựu chung lại đều đi đến khẳng định: Có nhiều điểm nghi vấn trong quá trình thi công từ việc neo chưa đủ lực; bê tông chất lượng kém, móng có vấn đề…

Hiện nay một hội đồng chuyên gia gồm cả những chuyên gia về thiết kế cột điện, thi công, để nghe tường trình vụ việc, đánh giá, kết luận sự cố này.

Đây là việc cần thiết, nhằm đánh giá nguyên nhân, đưa ra phương án khắc phục và xác định rõ vi phạm (nếu có).

Vậy trách nhiệm giữa các bên có liên quan trong sự cố nói trên?

Luật sư Trương Anh Tú: Theo quy định tại Điều 25, nghị định 14/2014/NĐ-CP thì trách nhiệm bảo vệ an toàn lưới điện cao áp:

1. Khi phát hiện lưới điện cao áp bị xâm phạm, bị phá hoại, bị cháy, bị sự cố nghiêm trọng thi đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp, Ủy ban nhân dân các cấp, công an, lực lượng vũ trang trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp khẩn trương khắc phục để hạn chế thiệt hại và đưa công trình vào hoạt động”.

Trong trường hợp có thiệt hại xảy ra thì sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 623, về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện

"Căn cứ thiệt hại về kinh tế trong vụ việc, có thể khởi tố vụ án để xem xét hành vi vi phạm (nếu có). 

Nếu lỗi gây ra do yếu tố chủ quan thì có thể khởi tố bị can, xác định rõ hành vi vi phạm”, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Văn phòng luật sư Đức Thịnh nêu quan điểm.

giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc chất  phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật …”.

An toàn trong hệ thống lưới điện không chỉ đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sinh mệnh của người dân.

Do đó các đơn vị thiết kế thi công hệ thống lưới điện phải có tâm trong hoạt động xây dựng của mình hạn chế tối đa những sự cố liên quan đến lưới điện.

XUÂN QUANG (THỰC HIỆN)