Nga đồng ý để Pháp bán tàu đổ bộ lớp Mistral cho Ai Cập và UAE

11/09/2015 07:00
Việt Dũng (Tổng hợp)
(GDVN) - Pháp trả lại cho Nga khoảng 1 tỷ Euro, Ai Cập đứng đầu trong các khách hàng mua sắm 2 tàu lớp Mistral, Pháp bán phải được Nga đồng ý, phải bán kèm Ka-52K.

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 10 tháng 9 dẫn tờ "Nước Nga ngày nay" bản tiếng Ả rập đưa tin, Nga đã đồng ý cho Pháp bán tàu đổ bộ lớp Mistral cho Ai Cập và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).

Hai chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp chế tạo cho Nga
Hai chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp chế tạo cho Nga

Theo bài báo, Pháp trả lại Nga khoản tiền vi phạm hợp đồng khoảng 1 tỷ Euro. Hợp đồng này của Pháp-Nga chấm dứt sau khi Nga bị kéo vào cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine, EU phát động trừng phạt đối với Nga.

Tờ "Moscow Komsomolets" Nga dẫn một nguồn tin từ Quân đội Nga cho biết, trong tình hình có thể nhận được khoản vay của Nga, Ai Cập quan tâm đến mua chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral thứ nhất, UAE cũng có ý định mua chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral thứ hai.

Người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov ngày 2 tháng 9 tuyên bố cho biết, Nga muốn Pháp thanh toán khoản phải trả rồi "tự do sử dụng" 2 chiếc tàu đổ bộ này, nhưng nếu chuyển bán 2 tàu đổ bộ này cho nước thứ ba, cần cân nhắc đầy đủ lợi ích của Nga.

Có quan chức Nga ngầm cho biết, Nga có quyền phủ quyết đối tượng chuyển bán tàu chiến.

Máy bay trực thăng tấn công Ka-52K Hải quân Nga
Máy bay trực thăng tấn công Ka-52K Hải quân Nga

Theo tờ “Kommersant” ngày 2 tháng 9, hợp đồng chuyển bán phải được Nga cho phép, hơn nữa khi bán phải bán kèm máy bay trực thăng tấn công Ka-52K do Nga chế tạo.

Ka-52K là phiên bản cải tiến của máy bay trực thăng tấn công Ka-52, đã tăng cường bánh đáp, chuyên sử dụng cho tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral.

Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral là tàu đổ bộ thế hệ thứ tư do Pháp nghiên cứu chế tạo, dài 199 m, rộng 32 m, lượng giãn nước tối đa 21.000 tấn, có năng lực điều động binh lực tầm xa và chỉ huy tác chiến đổ bộ, có thể chở các trang bị hạng nặng như máy bay trực thăng, xe bọc thép đổ bộ, xe tăng cùng với 900 binh sĩ.

Trước đó, tờ "Tin tức Trung Quốc" cho biết, căn cứ vào một dự luật của Quốc hội Pháp, do giao dịch 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral bị hủy bỏ, Pháp cần trả cho Nga 949,7 triệu Euro (khoảng 1,1 tỷ USD), trong đó bao gồm 56,7 triệu Euro dùng cho các thiết bị liên quan và đào tạo cán bộ mà Nga chi trả.

Hai chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp chế tạo cho Nga
​Hai chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp chế tạo cho Nga

Theo dự luật này, trong tổng số tiền phải trả khoảng 950 triệu Euro, trích 56,7 triệu dùng để trả lại cho Nga do cải tạo hệ thống tác chiến của các tàu tấn công đổ bộ Vladivostok và Sevastopol cùng với đào tạo thủy thủ.

Phần chính của thỏa thuận là khoản tiền hoàn lại 893 triệu Euro, do Nga cấp trước cho nhà thầu chính tập đoàn DCNS Pháp của chương trình Mistral.

Căn cứ vào phương án này, Pháp sẽ không thanh toán chi phí cải tạo máy bay trực thăng vũ trang Ka-52K mới phát triển và cải tạo căn cứ hải quân Vladivostok và Crimea của Nga. Trong tình hình hoàn thành khoản nợ, dỡ bỏ thiết bị trên tàu và vận chuyển về Nga cùng với Pháp thông báo cho Nga, Pháp có thể chuyển bán tàu chiến.

Báo chí Pháp cho biết, dự luật này đã được gửi đến Ủy ban đối ngoại Hạ viện Pháp, đồng thời sẽ được xét duyệt vào ngày 15 tháng 9, sau đó, dự luật sẽ trình lên Thượng viện thảo luận vào ngày 17 tháng 9.

Hai chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp chế tạo cho Nga
Hai chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp chế tạo cho Nga

Được biết, điều kiện duy nhất của Nga là Pháp nhanh chóng trả tiền, điều này buộc Chính phủ Pháp tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính, từ đó tạo ra sức ép đối với ngân sách quốc phòng năm 2015. Có người lo ngại có thể cấp phát từ ngân sách quốc phòng.

Nghị sĩ Quốc hội Pháp François đã đưa ra nhiều nghi vấn trên trang chủ cá nhân của mình: "Khoản tiền này sẽ lấy từ đâu? ngân sách tài chính? ngân sách quốc phòng? ngân sách ngoại giao? ngân sách Thủ tướng? hay khoản riêng liên ngành?".

Dự thảo luật cho biết, nhà thầu chính DCNS và nhà cung cấp hàng hóa khác của Pháp do tập đoàn Coface - tổ chức tín dụng xuất khẩu cung cấp bảo đảm, vì vậy sẽ không nhận được ảnh hưởng trên phương diện tài chính hoặc nhân sự. DCNS đã hoàn thành chế tạo hai tàu tấn công đổ bộ Mistral. Theo kế hoạch ban đầu, hai chiếc tàu chiến này phải lần lượt bàn giao cho Nga vào tháng 11 năm 2014 và năm 2015.

Một quan chức Bộ Quốc phòng Pháp cho biết, Pháp đang tìm cách chuyển bán 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral, hiện nay, Ai Cập đang "đứng vị trí dẫn trước" trong các nước có ý định mua 2 tàu này.

Hai chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp chế tạo cho Nga
Hai chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp chế tạo cho Nga

Một người phát ngôn Hải quân Pháp cho biết: "Tàu chiến chế tạo cho vùng nước lạnh giá (chỉ Nga) cũng có thể hoạt động ở vùng nước ấm áp".

Trước đó, có tin cho biết, Brazil, Canada, Ấn Độ, Saudi Arabia, UAE, Singapore và Malaysia đều có ý định mua sắm hạm tấn công đổ bộ lớp Mistral, trong khi đó Ai Cập đã mua 24 máy bay chiến đấu Rafale (5,2 tỷ Euro), một chiếc tàu hộ vệ đa nhiệm FREMM cùng với 4 chiếc tàu hộ vệ hạng nhẹ Gowind (2 chiếc khác có mua hay không còn chờ quyết định) của Pháp.

Mặc dù vậy, báo chí Nga cho rằng, Pháp liên tục cho biết cho nhiều khách hàng có ý định mua tàu lớp Mistral, mục đích là để tuyên truyền.

Trên thực tế, Pháp không có nhiều khả năng nhanh chóng tìm được khách hàng của tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral. Việc đàm phán liên quan đến rất nhiều vấn đề, bao gồm giá cả và cải tạo, vì vậy quá trình sẽ kéo dài và phức tạp. 

Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp
Việt Dũng (Tổng hợp)