Người bị oan sai có ít nhất 5 cái mất, 3 cái khổ

09/06/2014 17:45
Ngọc Quang
(GDVN) - Người ngồi sau song sắt bị oan sai có 5 cái mất: Mất vật chất, mất tinh thần, mất sức khỏe, mất uy tín danh dự và có khi mất cả gia đình, tan nhà nát cửa...

Oan nhiều, đòi dược bao nhiêu?

Đại biểu Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh) - Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị đưa vào chương trình giám sát của Quốc hội năm 2015 “Tình hình oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”.

Đây là vấn đề thực sự bức xúc trong hoạt động tố tụng hình sự thời gian vừa qua. Năm 2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 388 và năm 2009 Quốc hội đã ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Tuy nhiên, cho tới nay công tác đền bù trong các vụ án oan sai vẫn còn những bất cập cần phải sớm tháo gỡ, tạo sự thuận tiện nhất giúp cho người bị oan sai bớt thiệt thòi hơn.

Đại biểu Khá nhấn mạnh: “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Và, ai ở trong chăn thì mới biết chăn có rận. Đấy là người ngồi sau song sắt bị oan sai trước khi được bồi thường thì có ít nhất 5 cái mất: Mất vật chất, mất tinh thần, mất sức khỏe, mất uy tín danh dự và có khi mất cả gia đình, tan nhà nát cửa”.

Sau 10 năm ngồi tù oan, ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) đã được trả tự do. Nhưng cũng vì bị oan sai, ông Chấn và gia đình đã phải chịu đựng quá nhiều tủi nhục, không thể tính hết.
Sau 10 năm ngồi tù oan, ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) đã được trả tự do. Nhưng cũng vì bị oan sai, ông Chấn và gia đình đã phải chịu đựng quá nhiều tủi nhục, không thể tính hết.

Bà Khá phân tích, trong quá trình đi tìm chân lý để xóa tan đi những cái mất ấy, người bị oan sai phải trải qua 3 công đoạn đoạn khổ sở: Làm sao gặp được những người công tâm để làm rõ cái đúng, cái sai và làm ngay thì mới gặp cái công thứ 2 là công lý. Sau khi công lý được làm sáng tỏ, minh bạch bằng một bản án hay quyết định nào đó thì phải tiếp tục đi tìm cái công thứ 3 đó là công bằng.

“Để được bồi thường, được xin lỗi đúng nghĩa và đúng luật là một quá trình gian nan mòn mỏi đợi chờ. Để

Cùng chung nhận định đề nghị giám sát án oan sai, Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (đoàn Bình Phước) đề nghị: "Đồng thời giám sát luật tố tụng hình sự thì đồng thời phải giám sát luật tố tụng hành chính. Vì sao nhân dân chưa yên tâm, chưa tin trong việc đưa ra tòa hành chính  vào việc đưa ra xem xét, phán quyết các quyết định hành chính được cho là không đúng luật? Phải tìm ra được các giải pháp tháo gỡ, góp phần nâng cao chất lượng cải cách hành chính hiện nay, đồng thời cũng góp phần xây dựng một nền hành chính minh bạch, hiệu quả”.

đi tìm cái công bằng mà mình đã bị tước đoạt thì người oan sai phải trải qua 3 giai đoạn đi tìm 3 cái công đó, quả thực là một sự gian nan không dễ chút nào. Trên đời này cũng ít ai muốn xử cái thua thiệt thuộc về mình, dẫu biết cái thua thiệt ấy thuộc về chân lý. Do vậy, tôi đề nghị giám sát vấn đề này để hiến pháp năm 2013 sớm đi vào cuộc sống, đảm bảo quyền con người, quyền của công dân”, Đại biểu Khá nhấn mạnh.

Nếu làm thì ai giám sát?

Trong khi đó, Đại biểu Nguyễn Văn Tiên (đoàn Tiền Giang) – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội thì đặt vấn đề: Án oan sai của Việt Nam không biết có đến 1% hay không và đầu ra của giám sát là gì?

"Nếu chúng ta muốn làm việc này thật thì phải giám sát quá trình đền bù thiệt hại thế nào, có làm đúng không? Bây giờ các vụ án xếp lại rồi, làm sao lục ra được? Tôi nghĩ đây là việc rất khó và đề nghị giao chuyên đề này cho Ủy ban Tư pháp làm và báo cáo trước Quốc hội", Đại biểu Tiên nêu quan điểm.

Bên cạnh đó, ông Tiên cũng đặt ra một vấn đề dù đã cũ nhưng còn nguyên tính thời sự: Giám sát xong để làm gì? Các ủy ban đưa báo cáo, nhưng hầu hết các ĐBQH không đọc.

Đại biểu Tiên đề xuất: “Tôi đề nghị từ kỳ họp sau cải tiến, giao mỗi hội đồng và ủy ban chủ trì giám sát một chuyên đề trong lĩnh vực của mình và giám sát ban hành trong lĩnh vực của mình, báo cáo đọc trước Quốc hội. Như vậy tất cả các vấn đề kinh tế, pháp luật, an sinh xã hội đều được quan tâm và đáp ứng được nguyện vọng của cử tri.

Trước kia, cách đây khoảng 3 khóa thì các ủy ban thuyết trình trước Quốc hội, nhưng 3 khóa gần đây thì chúng ta bỏ đi. Tôi đề nghị nên suy nghĩ để đưa vào chương trình, vì nó phù hợp với nguyện vọng của người dân”, ông Tiên nói.

Đại biểu Tiên cho rằng, nếu buộc phải báo cáo trước Quốc hội và nhân dân cả nước thì các ủy ban phải dốc sức mà làm, vì ngôn ngữ và số liệu đưa ra công khai trước nhân dân.

“Còn hiện nay viết báo cáo chung chung, ai đọc thì đọc, không độc thì thôi thế này thì chất lượng không thể bằng thuyết trình. Tôi đề nghị cắt bớt các buổi thảo luận tổ và dành thời gian cho việc này”, ông Tiên nói.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định lựa chọn 2 trong 3 nội dung sau đây để tiến hành giám sát tại 2 kỳ họp trong năm 2015:

Chuyên đề 1: Tình hình oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (giao Uỷ ban tư pháp chủ trì).

Chuyên đề 2: Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) (giao Uỷ ban kinh tế chủ trì).

Chuyên đề 3: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014 (giao Hội đồng dân tộc chủ trì).

Ngọc Quang