Nhật Bản coi TQ là đối tượng tác chiến, sẽ sở hữu 3 tàu sân bay

26/07/2014 12:56
Đông Bình
(GDVN) - Nhật Bản tăng mạnh chi tiêu quân sự, không chỉ đẩy mạnh mua sắm vũ khí trang bị tiên tiên tiến, mà còn tích cực nghiên cứu chế tạo vũ khí mới đối phó TQ.
Tàu sân bay trực thăng Hyuga, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng Hyuga, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 24 tháng 7 đưa tin, tình hình biển Hoa Đông vô cùng căng thẳng, để tăng cường phòng thủ các hòn đảo ở phía tây nam, Nhật Bản tích cực chế tạo trang bị quân sự hiện đại, luôn làm công tác chuẩn bị cho “tác chiến đoạt đảo”.

Theo báo chí Trung Quốc, Trung Quốc vừa công bố “Báo cáo đánh giá sức mạnh quân sự Nhật Bản 2013”, báo cáo chỉ ra, để có thể tăng cường khả năng đối đầu với Trung Quốc trong cuộc chiến tranh đoạt (bảo vệ) đảo Senkaku, Nhật Bản sẽ nhanh chóng sở hữu 3 tàu sân bay hạng nhẹ.

Báo cáo Trung Quốcdùng lời lẽ mạnh tuyên truyền rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang tích cực chuẩn bị “tác chiến đoạt đảo”, có ý đồ “ăn cướp đảo Điếu Ngư-lãnh thổ Trung Quốc” (đảo Senkaku hiện do Nhật Bản quản lý), trong một số kế hoạch diễn tập cụ thể, coi Trung Quốc là “kẻ thù giả tưởng” (đối tượng tác chiến).

“Ngoài luyện công phu trong lĩnh vực diễn tập và công nghệ quân sự hiện đại, năm 2013 Nhật Bản cũng rất chú trọng nâng cao chất lượng phần cứng quân sự của Lực lượng Phòng vệ. Liên tưởng đến dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể cách đây không lâu, có thể thấy, Nhật Bản sớm đã mở đường đầy đủ cho phục hồi chủ nghĩa quân phiệt” – báo Trung Quốc quy kết, xuyên tạc không cần biết thiên hạ đang nghĩ gì về mình.

Tàu sân bay trực thăng Ise lớp Hyuga, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng Ise lớp Hyuga, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Theo báo cáo, Nhật Bản tăng mạnh chi tiêu cho nghiên cứu phát triển công nghệ quân sự, chi phí dành cho mua sắm vũ khí trang bị của Lực lượng Phòng vệ cũng đã đạt mức cao chưa từng có, đầu tư khoảng 45,4 tỷ nhân dân tệ. Chính phủ Nhật Bản biết rõ xung đột biển Hoa Đông không tách khỏi máy bay chiến đấu và tàu chiến, đã lần lượt đầu tư 6,6 và 9,3 tỷ nhân dân tệ trong mua sắm 2 loại trang bị này.

Đồng thời, báo cáo cho rằng, động thái tăng cường vũ khí trang bị của Nhật Bản chủ yếu bao gồm mấy phương diện dưới đây:

Trước hết, năm 2013, Nhật Bản đã tiếp tục tư tưởng coi trọng phát triển sức mạnh hải quân, tiếp tục bổ sung trang bị tàu tác chiến trên biển, nâng cao khả năng tác chiến trên biển. Chẳng hạn, tháng 8 năm 2013, tàu khu trục mang theo máy bay trực thăng cỡ lớn lớp 19.500 tấn tên là Izumo (tàu sân bay trực thăng/tàu sân bay hạng nhẹ) hạ thủy, dự kiến chính thức đi vào hoạt động năm 2015.

Tàu Izumo là tàu chiến lớn nhất do Nhật Bản chế tạo sau Chiến tranh, khả năng tác chiến mạnh nhất, được xác định là một trong những tàu chỉ huy của cụm tác chiến trên biển tương lai của Nhật Bản. Cộng với 2 tàu chiến cỡ lớn lớp Hyuga đã đi vào hoạt động trước đó, Nhật Bản trên thực tế sẽ nhanh chóng sở hữu 3 tàu sân bay trực thăng. Nếu mang theo máy bay chiến đấu F-35, những tàu chiến này sẽ có thể trở thành tàu sân bay thực sự.

Tàu đổ bộ lớp Osumi, Nhật Bản
Tàu đổ bộ lớp Osumi, Nhật Bản

Trên phương diện cải tạo tàu chiến, năm 2013, Nhật Bản đẩy nhanh công trình cải tạo nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa của 2 tàu khu trục lớp Atago, đồng thời quyết định tiến hành cải tạo đối với tàu vận tải lớp Osumi, làm cho nó trở thành tàu đổ bộ cỡ lớn có khả năng mang theo xe chiến đấu hạng nhẹ và máy bay vận tải Osprey.

Thứ hai, thúc đẩy phát triển vượt bậc lực lượng không chiến. Đẩy nhanh nhập khẩu và nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ mới. Mùa hè năm 2013, Nhật Bản nhận được sự cho phép của Mỹ, chuẩn bị tự sản xuất các bộ kiện cốt lõi của máy bay F-35 như động cơ, radar và thân máy bay ở trong nước;

Tháng 8 cùng năm, công nghiệp nặng Mitsubishi đã hoàn thành tổ chức máy bay thử nghiệm của máy bay chiến đấu Shinshin do Nhật Bản tự thiết kế, bắt đầu thử nghiệm tổng hợp, điều này đánh dấu Nhật Bản đã bước vào giai đoạn mới trong tự nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Ngoài ra, lấy nâng cao tính cơ động và khả năng tác chiến đổ bộ làm tiền đề, Nhật Bản tối ưu hóa trang bị tác chiến trên biển. Năm 2013, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đẩy nhanh đổi mới xe tăng chiến đấu, trang bị nhiều hơn xe tăng chiến đấu Type 10 có tính cơ động và hỏa lực mạnh hơn, từng bước thay thế xe tăng chiến đấu Type 90, đồng thời còn đặt mua lượng lớn xe chở quân bọc thép bánh lốp Type 96 và xe bọc thép hạng nhẹ, tăng cường hiệu quả tác chiến cho cụm tác chiến bọc thép và đáp ứng nhu cầu của lực lượng điều động quy mô lớn trong những thời điểm quan trọng, cấp bách, nhất là khi ở hướng tây nam xảy ra sự cố.

Xe tăng tiên tiến Type 10 Nhật Bản
Xe tăng tiên tiến Type 10 Nhật Bản

Mặt khác, để thành lập Thủy quân lục chiến phiên bản Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có kế hoạch nhập khẩu xe chiến đấu đổ bộ AAV7 do Mỹ chế tạo, đồng thời đã tiến hành đánh giá tổng hợp đối với xe mẫu đã mua.

Cuối cùng, Nhật Bản đẩy nhanh nâng cấp máy bay tuần tra, máy bay cảnh báo sớm, máy bay do thám không người lái và radar, tăng cường hệ thống giám sát, kiểm soát trên biển-trên không, nhất là ở vùng biển tây nam.

Đông Bình