Nhật Bản muốn bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí: 1 mũi tên trúng 3 đích

28/10/2013 08:19
Đông Bình
(GDVN) - Khả năng bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản rất lớn, phù hợp với con đường đang đi tới hiện nay của Nhật Bản, nhiều nước Đông Nam Á được lợi.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ trương đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia bình thường như các nước khác: có quân đội chính quy, có thể xuất khẩu vũ khí, có quyền tiến hành chiến tranh...
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ trương đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia bình thường như các nước khác: có quân đội chính quy, có thể xuất khẩu vũ khí, có quyền tiến hành chiến tranh...

Gần đây có tin cho biết, Chính phủ Nhật Bản đã đồng ý cho Công ty công nghiệp nặng Kawasaki gián tiếp cung cấp cho Hải quân Anh một loại bộ kiện động cơ có thể trang bị cho tàu chiến, cho dù bị trói buộc bởi "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", nhưng đây đã không phải là lần đầu tiên Nhật bản sử dụng phương thức "đường cong" để bán vũ khí cho nước ngoài.

Trên thực tế, cuối năm 2011, Chính phủ Yoshihiko Noda đã từng nới lỏng mạnh "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí". Chính phủ Shinzo Abe hiện nay càng tích cực thúc đẩy dỡ bỏ lệnh cấm này. Đối với vấn đề này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt phỏng đoán, cho rằng, Chính phủ Nhật Bản muốn thông qua nới lỏng xuất khẩu vũ khí để đạt 3 mục đích:

Xuất khẩu vũ khí cho những nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc; thông qua các biện pháp như mở rộng sản lượng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng trong nước; thăm dò Mỹ, mở đường cho việc chuyển đổi Nhật Bản thành quốc gia bình thường.

Bỏ cấm xuất khẩu vũ khí mới trở thành nước lớn thực sự

Truyền thông Nhật Bản cho biết, Chính phủ Nhật Bản đã đồng ý cho Công ty công nghiệp nặng Kawasaki gián tiếp cung cấp cho Hải quân Anh một loại bộ kiện động cơ, cho rằng điều này không vi phạm "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí". Ngày 15 tháng 10, lại có phương tiện truyền thông Nhật Bản cho biết, Thủ tướng Shinzo Abe có ý định "sửa lớn" chính sách hạn chế bán vũ khí cho nước ngoài trước cuối năm.

Tàu tuần tra cỡ lớn của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Tàu tuần tra cỡ lớn của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản

Lý Kiệt cho rằng, Nhật Bản có ý đồ thông qua bán vũ khí để bao vây Trung Quốc. Nếu "Ba nguyên tắc" được sửa đổi, đối tượng bán vũ khí của Nhật Bản chủ yếu là những quốc gia và khu vực có công nghệ tương đối lạc hậu.

Bài báo nhận định: "Nhật Bản có thể thông qua bán vũ khí cho các nước láng giềng, có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, phá hoại môi trường an ninh xung quanh Trung Quốc, tăng cường ngăn chặn, bao vây Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ nhất, chuỗi đảo thứ hai từ trên biển, trên không, ngăn chặn Trung Quốc vươn ra đại dương, gây phiền phức cho bố cục chiến lược đối ngoại của Trung Quốc".

Nhật Bản biết rõ bản thân “thế lực mỏng yếu”, cho nên muốn mượn tay của nước khác để "trói chặt Trung Quốc". Năm nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cấp 160 triệu yên ngân sách hỗ trợ các nước Đông Nam Á, nâng cao năng lực ứng phó quân sự cho các nước Đông Nam Á, cũng là xuất phát từ sự cân nhắc tương tự.

Tàu khu trục lớp Akizuki, Nhật Bản
Tàu khu trục lớp Akizuki, Nhật Bản

Mục đích bỏ lệnh cấm thứ hai là để hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản. Lý Kiệt cho rằng, trình độ khoa học công nghệ và năng lực sản xuất của những doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng này của Nhật Bản đều tương đối mạnh, Nhật Bản đều có trình độ đứng đầu trong các lĩnh vực như máy móc chính xác và công nghệ điện tử mũi nhọn.

Nhưng, việc xuất khẩu vũ khí của họ lại bị hạn chế lâu dài, vì vậy tác động xấu đến sự phát triển ngành công nghiệp quân sự. Trong khi đó, thúc đẩy bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí có thể thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước, thúc đẩy việc làm, đặc biệt là sự ốm yếu của nền kinh tế hiện nay, việc "bỏ lệnh cấm" càng có tác dụng rõ rệt.

Có đánh giá cho rằng, năng lực sản xuất công nghiệp quân sự của Nhật Bản đứng đầu châu Á, có hơn 1.000 doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất công nghiệp quốc phòng, trong đó 12 doanh nghiệp nòng cốt (như Công nghiệp nặng Mitsubishi, Công nghiệp nặng Kawasaki) cung cấp trên 90% vũ khí trang bị cho Lực lượng Phòng vệ.

Nhưng, hiện nay, sản phẩm công nghiệp quân sự của những doanh nghiệp này chỉ chiếm 2-10% tổng sản phẩm, vẫn có tiềm năng rất lớn. Do xuất khẩu vũ khí trang bị không những có thể duy trì và tăng cường nền tảng công nghệ của ngành công nghiệp quốc phòng, mà còn sản xuất hàng loạt có thể thu được lợi nhuận lớn, có thể giảm giá thành.

Xe tăng Project 10 tiên tiến của Nhật Bản.
Xe tăng Project 10 tiên tiến của Nhật Bản.

Lấy xe tăng Project 90 của Lực lượng Phòng vệ làm ví dụ, trong 20 năm qua, tổng số lượng mua sắm loại xe tăng này chỉ có 341 chiếc, trong khi đó xe tăng dòng M1 của Mỹ trong hơn 10 năm đã sản xuất hơn 12.000 chiếc, như vậy, chi phí nghiên cứu chế tạo và chi phí sản xuất cao đều dồn vào 341 chiếc này, đã khiến cho giá cả loại xe tăng này vào năm 1990 lên tới 9 triệu USD, hơn cả gấp đôi xe tăng M1A2.

Bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sẽ giải quyết căn bệnh khó chữa "quy mô quá nhỏ, giá cả quá cao" của ngành công nghiệp quốc phòng, có tác dụng tăng cường sức mạnh quân sự. Thậm chí có phân tích cho rằng, Nhật Bản đang tạo thời cơ, từng bước thông qua thay đổi của Lực lượng Phòng vệ, mở đường cho việc đi lên con đường trở thành quốc gia bình thường.

Đối với quan điểm này, Lý Kiệt cũng tán thành, ông cho rằng, Thủ tướng Shinzo Abe muốn bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí chính là mở đường cho chuyển đổi Nhật Bản thành "quốc gia bình thường". Với thân phận là nước chiến bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị cấm phát triển vũ khí mang tính tấn công, Hiến pháp hòa bình nước này cấm Nhật Bản sở hữu và sử dụng vũ khí và các thủ đoạn mang tính tấn công.

Hiện nay, tư tưởng "các anh có thể xuất khẩu, tại sao tôi không thể xuất khẩu" trong nội bộ Nhật Bản tương đối phổ biến. Họ cho rằng, bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí mới có thể khẳng định mình là một nước lớn về chính trị và quân sự.

Tàu khu trục trực thăng lớp Hyuga Nhật Bản
Tàu khu trục trực thăng lớp Hyuga Nhật Bản

Khả năng bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí lớn

Có phương tiện truyền thông Nhật Bản phân tích cho rằng, trước chính quyền Shinzo Abe, Ba nguyên tắc cấm xuất khẩu vũ khí đã bị phá bỏ nhiều lần. Dư luận Nhật Bản càng muốn đưa ra tiêu chuẩn xuất khẩu vũ khí mới trên cơ sở đồng thuận của toàn dân, tăng cường độ minh  bạch của quyết sách.

Đối với việc Nhật Bản tìm cách từ bỏ hạn chế xuất khẩu vũ khí, Lý Kiệt cho rằng, "hiện nay xem ra tương đối nguy hiểm, khả năng bỏ lệnh cấm còn tương đối lớn". Thủ tướng Abe có các thủ pháp tương đối "cao siêu", ông áp dụng các phương pháp hữu hiệu để loại bỏ “gông cùm”.

Ông bắt đầu hành động từ góc độ "chúng ta là một quốc gia không bình thường, đến cả Quân đội cũng phải gọi là Lực lượng Phòng vệ", về chính trị tìm cách trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, về quân sự thành lập quân đội chính quy chíinh thức, như vậy vũ khí trang bị cũng phải phù hợp, lúc này tiếp tục đề xuất yêu cầu sửa đổi căn bản Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí.

Theo Lý Kiệt, trở ngại lớn nhất cho việc bỏ lệnh cấm thực ra là Mỹ. Nhưng, Mỹ hiện còn đang muốn Nhật Bản "diễn xuất trên sân khấu", đối phó với tình hình Đông Á, như vậy Mỹ mới dễ được lợi từ đó, cho nên Mỹ sẽ thả lỏng phần nào cho một số hành động của Nhật Bản.

Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản

Một số vũ khí "át chủ bài" của Nhật Bản

Xe tăng Project 10

Xe tăng Project 10 thế hệ thứ tư của Nhật Bản do Công nghiệp nặng Mitsubishi sản xuất đã áp dụng thành quả công nghệ cao mới nhất C4I, tích hợp chỉ huy, điều khiển, thông tin, máy tính vào từng chiếc xe tăng, nên giữa xe tăng với xe tăng có thể chia sẻ thông tin, giống như bộ binh có thể thông qua hệ thống mạng máy tính dã ngoại để liên kết thống nhất với nhau, giúp cho xe tăng và bộ binh phối hợp tác chiến tốt hơn.

Tàu chiến hạng nhất châu Á

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trang bị khoảng 160 tàu chiến các loại, tổng trọng tải trên 450.000 tấn, sở hữu tàu khu trục tên lửa lớp Akizuki mới nhất, ít nhất có 16 tàu ngầm và có tàu khu trục trực thăng lớp Hyuga lượng giãn nước tới 13.500 tấn.

Trong đó, 2 tàu khu trục trực thăng lớp Hyuga là Hyuga và Ise có thể mang theo máy bay trực thăng, bởi vì chúng có hình dáng to lớn, được gọi là "tàu sân bay hạng nhẹ". Tháng 8 năm nay, chiếc đầu tiên của tàu khu trục trực thăng thế hệ mới 22DDH mang tên Izumo hạ thủy, dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2015.

Thủy phi cơ US-2 là lợi khí săn ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Thủy phi cơ US-2 là lợi khí săn ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Thủy phi cơ US-2

Hiện nay, trên thế giới chỉ có 3 nước có thể chế tạo thủy phi cơ gồm Nhật Bản, Canada và Nga. Thủy phi cơ của Nhật Bản là US-2 do Công nghiệp ShinMaywa sản xuất, máy bay chủ yếu dùng để tìm kiếm cứu nạn và theo dõi, giám sát trên biển, khung máy bay nặng khoảng 40 tấn, tốc độ bay 90-100 km/giờ, có thể bay siêu thấp, cũng có thể hạ cánh trên nước ở khu vực có sóng biển rất cao. Động cơ máy bay đã được thiết kế đặc biệt, khoảng cách bay tối đa là 1.900 km, thời gian tìm kiếm là 2 giờ, khi được tiếp dầu giữa đường có thể hoạt động liên tục 4.500 km.

Các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng chủ lực của Nhật Bản

Công nghiệp nặng Mitsubishi

Công nghiệp nặng Mitsubishi là nhà thầu sản phẩm công nghiệp quốc phòng lớn nhất, toàn diện nhất của Nhật Bản, sản phẩm gồm có xe tăng, tàu chiến, máy bay chiến đấu, hàng không vũ trụ, tên lửa. Sản phẩm công nghiệp quân sự sản xuất bình quân mỗi năm chiếm 30% sản phẩm quốc phòng của Nhật Bản.

Căn cứ vào danh sách Top 100 doanh nghiệp quốc phòng thế giới do Mỹ công bố mới nhất, Công nghiệp nặng Mitsubishi đứng thứ 33. Doanh nghiệp này từng bị giải thể, được tổ chức lại vào năm 1964.

Nhật Bản đang sở hữu rất nhiều máy bay tuần tra săn ngầm P-3C, nhưng đã chế được máy bay tuần tra săn ngầm mới P-1 và sẽ sản xuất hàng loạt để thay thế.
Nhật Bản đang sở hữu rất nhiều máy bay tuần tra săn ngầm P-3C, nhưng đã chế được máy bay tuần tra săn ngầm mới P-1 và sẽ sản xuất hàng loạt để thay thế.

Công nghiệp nặng Mitsubishi được khởi nghiệp từ chế tạo tàu chiến, có lịch sử chế tạo tàu chiến trên 100 năm, trực thuộc có 3 nhà máy đóng tàu lớn là nhà máy đóng tàu Nagasaki, nhà máy đóng tàu Kobe và nhà máy đóng tàu Shimonoseki, đã chế tạo hầu như một nửa tàu ngầm và 1/3 tàu khu trục cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Nhà máy bánh răng Rurika của Mitsubishi

Bánh răng Rurika Nhật Bản là nhà máy bánh răng quan trọng nhất thế giới, lĩnh vực sở trường hơn của họ là chế tạo thiết bị ném bom không đối đất và thiết bị ngắm chính xác, chế tạo súng đạn, linh kiện đặc biệt sử dụng thuốc nổ.

Bánh răng Rurika là nhà máy được giữ lại sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sau đó được mở rộng một phần, đến nay nhân viên nhà máy trên 260 người, nhưng số lượng sản phẩm lên tới khoảng 1.200-2.000, chủ yếu là các linh kiện của máy bay, ngư lôi... C

ông ty cũng không có dây chuyển sản xuất, tất cả các linh kiện đều được sản xuất thủ công bằng tay người công nhân sau khi nhận được đơn đặt hàng. Nguyên tắc sản xuất của họ là "khi nhu cầu sản phẩm được đưa đến nơi sử dụng, có thể dùng được 100%".

Máy bay vận tải cỡ lớn C-2 của Nhật Bản
Máy bay vận tải cỡ lớn C-2 của Nhật Bản

Lịch sử: Lệnh cấm từng nhiều lần bị phá bỏ

Vào năm 1967, chính quyền Eisaku Sato Nhật Bản đã đưa ra "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí" không bán vũ khí cho "các nước thuộc phe khác chế độ chính trị, các nước bị Liên hợp quốc cấm, các nước đương sự có tranh chấp quốc tế hoặc các nước đương sự có thể xảy ra tranh chấp quốc tế". Sau đó, "Ba nguyên tắc" này trở thành nguyên tắc mang tính phổ biến áp dụng cho việc nghiên cứu chế tạo và xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản, không cho phép Nhật Bản cùng phát triển, sản xuất với các nước, cũng không cho phép xuất khẩu cho nước ngoài (từ Mỹ).

Tuy nhiên, bất kể là đảng Dân chủ (DPJ) hay đảng Tự do Dân chủ (LDP) cầm quyền, Chính phủ Nhật Bản đều không thỏa mãn với việc các doanh nghiệp trong nước "làm ăn nhỏ lẻ", gián tiếp cung cấp vũ khí trang bị cho nước ngoài, các biện pháp cấm của Ba nguyên tắc đều nhiều lần bị bỏ qua.

Năm 1983, nguyên tắc này được sửa thành đồng ý chỉ cung cấp công nghệ vũ khí cho đồng minh Mỹ trong điều kiện nhất định. Tháng 12 năm 2004, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố, tên lửa đánh chặn do Nhật Bản và Mỹ hợp tác phát triển và sản xuất sẽ không được áp dụng theo "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí".

Đến tháng 8 năm 2006, Nhật Bản thỏa thuận với Mỹ, phía Nhật có thể căn cứ vào "nhu cầu an ninh quốc gia", bán tên lửa đánh chặn cho nước thứ ba, nhưng có sự "kiểm soát nghiêm ngặt".

Nhật Bản nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới
Nhật Bản nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới

Cuối năm 2011, Thủ tướng đảng Dân chủ khi đó là Yoshihiko Noda đã nới lỏng mạnh "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", cho phép Nhật Bản và quốc gia “có quan hệ hợp tác an ninh” cùng nghiên cứu phát triển và sản xuất vũ khí trang bị. Đây là lần đầu tiên trong hơn 40 năm qua, Chính phủ Nhật Bản nới lỏng mang tính căn bản đối với tiêu chuẩn xuất khẩu vũ khí.

Ngày 14 tháng 10 năm 2013, có tin cho biết, Nhật Bản đã đồng ý cho Công ty Công nghiệp nặng Kawasaki gián tiếp cung cấp một loại bộ kiện động cơ cho Hải quân Anh.

Chuyên gia Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng: "Nói đến ngành công nghiệp quân sự (quốc phòng) Nhật Bản, thực ra trên nhiều lĩnh vực đều có chỗ độc đáo". Nhật Bản bị cấm chế tạo các loại vũ khí trang bị mang tính tấn công như tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, nhưng ngoài những vũ khí trang bị có kích cỡ tương đối lớn này không được chế tạo, Nhật Bản đều rất mạnh trong việc thiết kế và công nghệ chế tạo các loại tàu chiến cỡ trung bình trở xuống; về thiết kế máy bay tiên tiến, Nhật Bản còn có khoảng cách với Mỹ, nhưng năng lực gia công rất mạnh; về vũ khí lục chiến cũng có đặc sắc riêng. Ngoài ra, công nghệ điện tử, thiết bị quang học của các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nhật Bản đều là hạng nhất thế giới, như vệ tinh trinh sát quang học của Nhật Bản dẫn trước thế giới.

Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật Bản
Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật Bản

Chẳng hạn, tàu ngầm thông thường lớp Soryu của Nhật Bản có trình độ đứng đầu thế giới, thời gian lặn của nó dài, hiệu quả chạy êm tốt, năng lực tấn công mạnh, tính cơ động cao.

Nhưng, Lý Kiệt cho rằng, trong tương lai cho dù bỏ lệnh cấm đối với những vũ khí trang bị mang tính tấn công cỡ lớn này, Nhật Bản cũng cần có thời gian tiến hành nghiên cứu phát triển, chế tạo, hơn nữa trước tiên phải đáp ứng đủ nhu cầu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cho nên trong ngắn hạn sẽ không xuất khẩu loại vũ khí trang bị tương tự cho nước ngoài.

Nếu được sự hỗ trợ của Mỹ, Nhật Bản có thể mượn sức của Mỹ, nghiên cứu chế tạo tàu sân bay trên cơ sở tàu khu trục trực thăng thế hệ mới 22DDH. Nhưng, Nhật Bản vẫn chưa có năng lực chê tạo máy bay trang bị cho tàu sân bay, phải mua của Mỹ. Chẳng hạn, cuối năm 2011, Nhật Bản đã đặt mua 42 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, thời gian bàn giao trong vòng 10 năm.

Nhật Bản đặt mua 42 máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 của Mỹ
Nhật Bản đặt mua 42 máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 của Mỹ
Đông Bình