Nhật Bản muốn tăng năng lực điều động và tiêu diệt ở tây nam

17/02/2015 08:00
Việt Dũng
(GDVN) - Nhật Bản chuẩn bị bố trí tên lửa chống hạm mới Type 12 cho các khu vực Kyushu, Okinawa; đơn giản hóa thủ tục điều động Lực lượng Phòng vệ khi đảo bị xâm lược.

Nhật Bản triển khai tên lửa kiểu mới phòng vệ các đảo tây nam

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 14 tháng 2 dẫn báo Nhật cho biết, bắt đầu từ tháng trước, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất đưa vào sử dụng tên lửa đất đối hạm mới nhất Type 12, làm cho nó trở thành vũ khí "át chủ bài" phòng vệ các đảo tây nam, chuẩn bị triển khai trên các đảo ở các khu vực như Kyushu và Okinawa, từ đó xây dựng một bức tường phòng hộ tên lửa đối hạm. Tuy nhiên, muốn thực hiện mục tiêu này, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất còn phải triển khai hợp tác chặt chẽ với Lực lượng Phòng vệ Biển và Lực lượng Phòng vệ Trên không.

Tên lửa chống hạm Type 12 do Nhật Bản phát triển
Tên lửa chống hạm Type 12 do Nhật Bản phát triển

Theo tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản ngày 13 tháng 2, căn cứ vào ý tưởng bức tường phòng hộ tên lửa đất đối hạm tranh thủ thực hiện vào năm tài khóa 2023 do Lực lượng Phòng vệ Mặt đất đưa ra, radar máy bay tuần tra P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ trước hết bắt lấy tàu địch áp sát phương hướng các đảo tây nam, đồng thời lập tức tiến hành truyền tin tình báo như vị trí và hướng đi của tàu địch cho "hệ thống quản lý, kiểm soát chỉ huy chiến đấu hỏa lực" của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, sau đó đồng thời bắn tên lửa từ các đảo, tập kích tàu địch từ các phương hướng.

Trang bị chính của ý tưởng này là tên lửa đất đối hạm Type 12, tầm bắn được cải thiện so với Type 88. Đồng thời, độ chính xác cũng tiếp tục tăng lên, cho dù sau khi tên lửa bắn cũng có thể truyền thông tin vị trí mới của tàu địch và điều chỉnh đường bay, hơn nữa thời gian tên lửa nhồi thêm cũng được rút ngắn lớn.

Các đơn vị như trường học của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất ở Shizuoka đã đưa vào triển khai 2 hệ thống tên lửa đất đối hạm Type 12, bắt đầu tiến hành huấn luyện cho binh sĩ. Hiện nay, cả nước Nhật Bản có 5 đơn vị tên lửa đất đối hạm, đã triển khai tổng cộng khoảng 80 hệ thống tên lửa đất đối hạm Type 88.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn biên chế 36 hệ thống Type 12 thay thế cho Type 88 trong Kế hoạch chỉnh đốn lực lượng phòng vệ trung hạn được bắt đầu thực hiện vào năm tài khóa 2014. Địa điểm triển khai rất có thể là khu vực Kyushu và Okinawa, từ Kyushu xuôi theo đảo Amami Great và thẳng hướng Okinawa.

Tuy nhiên, vũ khí "át chủ bài" phòng vệ các đảo tây nam Type 12 cũng đối mặt với rất nhiều vấn đề. Một trong số đó là, chỉ dựa vào radar mặt đất của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất đã không thể bắt được tàu địch ở ngoài biển. Do Trái đất hình tròn, radar chỉ có thể bao quát phạm vi có bán kính vài chục km, vì vậy muốn phát động tấn công đối với tàu địch ở ngoài biển, thì không thể tách rời sự chi viện của Lực lượng Phòng vệ Biển và Trên không.

Tên lửa đất đối hạm Type 12 Nhật Bản
Tên lửa đất đối hạm Type 12 Nhật Bản

Nhật Bản muốn đẩy nhanh điều động Lực lượng Phòng vệ

Theo truyền thông Nhật Bản, quan chức Chính phủ Nhật Bản ngày 12 tháng 2 tiết lộ, đối với thủ tục đẩy nhanh điều động Lực lượng Phòng vệ đối phó với "các tình huống xấu" như "ngư dân vũ trang chiếm đảo nhỏ phi pháp", Đảng Tự do Dân chủ và đảng New Komeito Nhật Bản dự tính sẽ đạt được nhất trí về phương thức nghị quyết nội các - thông qua điện thoại để nhận được sự đồng ý của nội các.

Theo bài báo, để hoàn thiện pháp chế bảo đảm an ninh, hai đảng chính thức tái khởi động tham vấn đảng cầm quyền vào ngày 13 tháng 2. Trong tham vấn, Đảng Tự do Dân chủ còn đề xuất phương án cho phép Lực lượng Phòng vệ tiến hành phòng vệ cho tàu chiến ngoài Quân đội Mỹ khi cùng hành động.

Bài báo cho hay, điều mà đề án mới cân nhắc là Quân đội Australia, nhưng đảng New Komeito có thể sẽ bày tỏ dị nghị.

Theo bài báo, hai đảng có kế hoạch hoàn chỉnh khuôn khổ chủ thể pháp chế bảo đảm an ninh trước cuối tháng 3 năm 2015, đồng thời đề xuất phương thức quyết nghị nội các điện thoại. Chính phủ Nhật Bản dự định đệ trình dự luật liên quan lên Quốc hội sau khi kết thúc kỳ nghỉ dài trong tháng 5, quan điểm của hai đảng vẫn tồn tại khác biệt.

Nghị quyết nội các tháng 7 năm 2014 có người đề xuất, đối tượng của việc sử dụng vũ khí trong "các tình huống xấu" (màu xám) bảo vệ cho quân đội nước khác chỉ giới hạn ở Quân đội Mỹ, cách làm mở rộng đối tượng tới Quân đội Australia đã bị nghi ngờ.

Tàu đệm khí của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trong một cuộc diễn tập đổ bộ
Tàu đệm khí của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trong một cuộc diễn tập đổ bộ

Trong tình hình Lực lượng bảo vệ bờ biển và Cảnh sát Nhật Bản không thể ứng phó đầy đủ với tình hình đảo nhỏ bị chiếm phi pháp, Lực lượng Phòng vệ căn cứ vào quy định của "Luật Lực lượng Phòng vệ" như "hành động phòng bị trên biển" và "làm công tác trị an", tiếp nhận mệnh lệnh điều động, nhưng cần được nội các đồng ý. Trong khi làm thủ tục này, phạm vi bị thiệt hại có thể sẽ mở rộng, gây lo ngại.

Cùng với việc hoàn thiện pháp chế bảo vệ an ninh, Chính phủ Nhật Bản đang triển khai phối hợp về sửa đổi "Phương châm hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ" quy định phân công chức trách giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân đội Mỹ vào cuối tháng 4. Phó chủ tịch Đảng Tự do Dân chủ Masahiko Komura dự định sau khi hoàn chỉnh khuôn khổ chủ thể pháp chế bảo đảm an ninh, vào cuối tháng 3 sẽ thăm Mỹ để trình bày với phía Mỹ.

Việt Dũng