Nhật Bản sẽ lắp pháo điện từ và vũ khí laser cho 2 tàu khu trục Aegis mới

01/08/2015 08:03
Việt Dũng (Tổng hợp)
(GDVN) - Nhật Bản đã phân bổ ngân sách quốc phòng cho 2 tàu khu trục 27DD, dùng tua bin chạy ga - đẩy điển; ngoài ra Nhật Bản sắp hạ thủy tàu lớp Izumo thứ hai...
Tàu khu trục tên lửa Kirishima lớp Kongo Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản bắn tên lửa trong diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương-2014".
Tàu khu trục tên lửa Kirishima lớp Kongo Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản bắn tên lửa trong diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương-2014".

Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc đưa tin, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã phân bổ ngân sách quốc phòng cho 2 tàu khu trục kiểu mới (27DD), 2 chiến hạm này sẽ trang bị hệ thống tác chiến Aegis phiên bản cải tiến, pháo ray điện và vũ khí laser dùng để tự vệ.

Được biết, vũ khí laser hiện nay đang do Cục nghiên cứu công nghệ và thiết kế của Bộ Quốc phòng Nhật Bản nghiên cứu phát triển, có thể dùng cho tác chiến trên mặt đất và trên biển, có thể ứng phó với tên lửa hành trình/chống hạm và vũ khí tấn công chính xác cao khác.

Công tác nghiên cứu phát triển pháo ray điện dùng cho tàu khu trục cũng triển khai ở Nhật Bản, tài chính đã được đưa vào ngân sách năm nay. Tàu khu trục kiểu mới (27DD) dùng tua-bin chạy ga - thiết bị đẩy điện.

Hệ thống vũ khí Aegis cải tiến có năng lực trao đổi số liệu và chỉ thị mục tiêu bên ngoài cải tiến, ngoài ra, tàu này sẽ trang bị radar dò tìm mục tiêu mặt nước mới và dây anten kéo thu thập thông tin âm thanh nước.

Tàu khu trục tên lửa Kirishima lớp Kongo Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu khu trục tên lửa Kirishima lớp Kongo Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Pháo ray điện đã không phải là điều gì mới, hiện nay Nga và Mỹ đều đã triển khai công tác nghiên cứu phát triển và thử nghiệm. Mỹ trước đó đã triển khai thử nghiệm vũ khí laser ở vịnh Ba Tư, căn cứ vào thông tin của Lầu Năm Góc, thử nghiệm đã đạt được thành công.

Một số động thái khác của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

- Theo mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 26 tháng 7, tàu sân bay trực thăng lớp Izumo 24DDH thứ hai của Nhật Bản sắp hoàn thành, dự tính sẽ hạ thủy trong tháng 8 năm nay.

Bài báo cũng đã đăng một số hình ảnh về tàu sân bay trực thăng lớp Izumo thứ hai này được chụp ở nhà máy đóng tàu JMU. Hình ảnh cho thấy, công tác chế tạo cơ bản hoàn thành, cột buồm đã được lắp ở đỉnh đảo tàu.

Theo tạp chí “Kanwa Defense Review” Canada tháng 8, vào tháng 3 và tháng 4 năm 2015, Trung Quốc cũng đã tiết lộ mô hình 2 loại tàu đổ bộ cỡ lớn, trong đó bao gồm: tàu đổ bộ khổng lồ M1 lớp 40.000 tấn, chở trực thăng (lớn hơn tàu sân bay trực thăng lớp Izumo Nhật Bản với lượng giãn nước là 28.000 tấn); và tàu đổ bộ lớp 20.000 tấn dùng để xuất khẩu (gọi là M2).

Tàu sân bay trực thăng lớp Izumo thứ hai của Nhật Bản sẽ hạ thủy trong tháng 8 năm 2015
Tàu sân bay trực thăng lớp Izumo thứ hai của Nhật Bản sẽ hạ thủy trong tháng 8 năm 2015

- Theo tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 31 tháng 7, tại Ủy ban pháp chế hòa bình và an ninh, Thượng viện ngày 29 tháng 7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết: “Nếu vấn đề Biển Đông phù hợp với 3 điều kiện thực hiện quyền tự vệ tập thể, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ đến Biển Đông triển khai hoạt động quét mìn”.

“3 điều kiện mới sử dụng vũ lực” mà ông Shinzo Abe nói tới do nội các Nhật Bản quyết định vào ngày 1 tháng 7 năm 2014. Nội dung bao gồm: Một là, trừ Nhật Bản bị tấn công vũ lực, khi nước khác có quan hệ mật thiết với Nhật Bản bị tấn công vũ lực, cuộc tấn công này đủ để đe dọa đến sự tồn vong của Nhật Bản, đe dọa tính mạng của nhân dân, quyền theo đuổi tự do và hạnh phúc;

Hai là, để loại bỏ mối đe dọa này, không có các biện pháp ứng phó thích hợp khác. Ba là, tiến hành vũ lực cần thiết ở mức độ nhỏ nhất.

Tuy nhiên, muốn thực hiện quyền tự vệ tập thể, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra tiêu chuẩn phán đoán những “tình trạng tồn vong”. Gần đây, Thủ tướng Shinzo Abe cho hay, nước tấn công không thể hiện muốn tấn công vũ lực Nhật Bản thì Chính phủ Nhật Bản cũng cần suy đoán ý đồ của họ, từ đó quyết định có thực hiện quyền tự vệ tập thể hay không.

Cột buồm lắp trên đỉnh đảo tàu sân bay trực thăng lớp Izumo thứ hai Nhật Bản
Cột buồm lắp trên đỉnh đảo tàu sân bay trực thăng lớp Izumo thứ hai Nhật Bản

Gần đây, Thủ tướng Shinzo Abe đã nhiều lần nhấn mạnh đến mối đe dọa Trung Quốc, nhất là các hoạt động đơn phương và bành trướng của Trung Quốc biển Hoa Đông và ở Biển Đông như khai thác dầu khí và lấn biển xây đảo phi pháp, làm thay đổi nguyên trạng. Điều này cho thấy tính cần thiết phải thông qua dự luật bảo đảm an ninh mới cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể.

- Theo tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 29 tháng 7, thiếu tướng hải quân Ito Hiroshi (50 tuổi) của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã được lên làm Tư lệnh lực lượng đa quốc gia đang thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển ở vùng biển Somalia, Đông Phi.

Theo báo chí Nhật Bản, đây là lần đầu tiên quan chức Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản làm Tư lệnh lực lượng đa quốc gia. Ông Ito Hiroshi nhận chức từ ngày 31 tháng 5, nhiệm kỳ khoảng 3 năm. Trong thời gian này, nhiệm vụ của ông là tổng hợp tin tức tình báo trong các hoạt động của tàu chiến các nước, từ đó tiến hành liên lạc phối hợp.

Tư lệnh Lực lượng đa quốc gia chống cướp biển ở vùng biển Somalia, thiếu tướng Ito Hiroshi
Tư lệnh Lực lượng đa quốc gia chống cướp biển ở vùng biển Somalia, thiếu tướng Ito Hiroshi

Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Ito Hiroshi cho hay, hy vọng thông qua thực hiện nhiệm vụ để có được bài học kinh nghiệm, từ đó vận dụng cho hoạt động của Bộ Quốc phòng và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Ông cho biết, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có năng lực phòng vệ trên biển hàng đầu thế giới. Nước sở hữu năng lực xuất sắc như vậy cần thực hiện chức trách tương ứng trong cộng đồng quốc tế.

Ito Hiroshi nói: “Tôi không cho rằng, trước mắt là thời đại chỉ nhìn nhận Nhật Bản đã tốt. Điều động Lực lượng Phòng vệ cũng phải là cách làm tuân thủ chủ nghĩa hòa bình tích cực”.

Được biết, năm 2009, Nhật Bản bắt đầu tiến hành hoạt động tấn công cướp biển. Năm 2013, gia nhập “lực lượng nhiệm vụ liên hợp 151” (CTF151) của lực lượng đa quốc gia. Chức tư lệnh do Ito Hiroshi đảm nhiệm được tiến hành luân phiên giữa các nước. Ngoài ra, lực lượng của các tổ chức khác như EU, NATO cũng đang thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển. 

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Philippines tiến hành diễn tập chống cướp biển ở vịnh Manila ngày 6 tháng 5 năm 2015. Đáng chú ý, quan chức Philippines coi Cảnh sát biển Trung Quốc là cướp có vũ trang trên Biển Đông - phát biểu này được đưa ra trước khi Nhật Bản-Philippines tập trận chống cướp biển không lâu.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Philippines tiến hành diễn tập chống cướp biển ở vịnh Manila ngày 6 tháng 5 năm 2015. Đáng chú ý, quan chức Philippines coi Cảnh sát biển Trung Quốc là cướp có vũ trang trên Biển Đông - phát biểu này được đưa ra trước khi Nhật Bản-Philippines tập trận chống cướp biển không lâu.
Việt Dũng (Tổng hợp)