Nhật - Hàn căng thẳng khiến Mỹ bất an

14/08/2012 19:10
Anh Vũ (Nguồn AFP)
(GDVN) - Căng thẳng trong quan hệ giữa hai đồng minh của Mỹ ở châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc đang khiến các quan chức Washington không khỏi lo lắng.

> Tra cứu ĐIỂM THI ĐH-CĐ 2012 nhanh, chính xác nhất
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 

Những căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đã bùng lên gây ra một bước lùi tạm thời đối với Mỹ, quốc gia đang tìm cách tăng cường hợp tác giữa các đồng minh trong một phần chính sách hướng về châu Á của mình.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak thăm đảo Dokdo/Takeshima.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak thăm đảo Dokdo/Takeshima.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak hôm thứ Sáu đã có một chuyến thăm chưa từng có trong lịch sử đến nhóm đảo không có người ở nhưng giàu tài nguyên được cả Seoul và Tokyo tuyên bố chủ quyền - Dokdo/Takeshima. Nhật Bản ngay lập tức triệu hồi Đại sứ tại Seoul về nước.
Mỹ đã khuyến khích các đồng minh nên có mối quan hệ với nhau tốt hơn. "Chúng tôi không có tranh chấp lãnh thổ ở đây. Chúng tôi muốn nhìn thấy hai đồng minh lớn của mình ở Thái Bình Dương hợp tác với nhau và giải quyết bất đồng thông qua sự đồng thuận" - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết.
Tổng thống Barack Obama đã đưa ra chính sách hướng trọng tâm vào châu Á, nơi mà nền kinh tế đang phát triển và Trung Quốc đang rất chú tâm đến một số nước láng giềng. Mỹ có hơn 75.000 quân đóng tại Nhật Bản và Hàn Quốc, đã cho thấy sự hiện diện quân sự của mình ở châu Á.
Trong số các nhà lãnh đạo châu Á, Tổng thống Lee là người có một mối quan hệ gần gũi nhất với Tổng thống Obama. Các quan chức Mỹ đã nhiều lần ca ngợi vị chính trị gia xuất thân là doanh nhân này về tầm nhìn của ông vào các điểm chính trong các vấn đề quốc tế, bao gồm cả các nỗ lực xóa đi những rạn nứt với Mỹ và Nhật Bản sau khi nhậm chức từ năm 2008.
Trong tháng 6, chính quyền của ông Lee đã dự định ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt để chia sẻ thông tin tình báo giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, hiệp ước quân sự đầu tiên giữa hai nước kể từ năm 1945.
Tuy nhiên, Hàn Quốc đã hoãn việc ký kết ở phút cuối cùng, với việc cả hai đảng cầm quyền và đảng đối lập lo ngại về sự phản đối của dân chúng. 

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cùng hai người đồng cấp Nhật Bản Koichiro Gemba (phải) và Hàn Quốc Kim Sung Hwan.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cùng hai người đồng cấp Nhật Bản Koichiro Gemba (phải) và Hàn Quốc Kim Sung Hwan.

Bruce Klingner, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Heritage Foundation (Mỹ) nói rằng hiệp ước sẽ cho phép Nhật Bản và Hàn Quốc chia sẻ thông tin về quân đội Bắc Triều Tiên và Trung Quốc và giúp đỡ phát triển một lá chắn tên lửa do Mỹ hậu thuẫn cho hai đồng minh.
"Căng thẳng bùng lên giữa Seoul và Tokyo có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia cho cả hai nước cũng như cản trở mục tiêu an ninh của Mỹ ở châu Á"- Klingner nhận định.
Mỹ có thể tăng cường các cuộc diễn tập quân sự liên quan đến cả ba quốc gia và thành lập các cuộc họp hàng năm giữa các Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại trưởng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, tương tự như các cuộc đàm phán Washington hiện nay tổ chức riêng với mỗi đồng minh - Klingner nói.
Scott Snyder, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách Mỹ - Hàn tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho rằng, chuyến đi đến nhóm đảo tranh chấp của Tổng thống Lee cho thấy ông đã gần kết thúc nhiệm kỳ của mình
"Với chiều hướng quyền lực đang giảm bớt có thể đưa đến việc giảm bớt trách nhiệm trong một số vấn đề" -Snyder nói. Nhưng ông cho rằng căng thẳng có thể chỉ tồn tại ngắn ngủi, với việc Tổng thống kế tiếp của Hàn Quốc sẽ một lần nữa tìm kiếm sự khởi đầu mới với Nhật Bản.
Anh Vũ (Nguồn AFP)