Ông Trần Quốc Thuận nêu những nguy cơ xấu đối với Đảng trong công tác cán bộ

07/05/2017 08:08
THỤY DU
(GDVN) - Ông Trần Quốc Thuận cho rằng, cán bộ vi phạm nghiêm trọng, vẫn lọt qua nhiều cửa về công tác cán bộ là nguy cơ xấu đối với Đảng, không thể xem thường.

Một số ý kiến cho rằng, việc cơ quan có thẩm quyền kỷ luật, đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ, nguyên cán bộ cao cấp có vi phạm trong công tác quản lý, điều hành thời gian vừa qua, thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất của Đảng trong việc đấu tranh với cái xấu ngay trong nội bộ Đảng.

Việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xét kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (hiện là Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh) liên quan tới vi phạm về quản lý kinh tế tại tập đoàn này cũng được cho là điều chưa có tiền lệ trong Đảng.

Tuyên bố “Kỷ luật một vài người để cứu muôn người"

Ông Trần Quốc Thuận nêu những nguy cơ xấu đối với Đảng trong công tác cán bộ ảnh 1

Rõ ràng công - tội, và câu hỏi đâu là điểm dừng?

của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng được coi là cách Đảng tự chỉnh đốn, làm cho Đảng mạnh lên.

"Tôi ủng hộ quyết tâm chính trị của Tổng Bí  thư Nguyễn Phú Trọng và hệ thống chính trị trong việc đấu tranh trước cái xấu trong Đảng để chỉnh đốn Đảng.

Bởi lẽ, một ông Bí thư thành phố lớn, một vị nguyên Bộ trưởng bị đề nghị kỷ luật/kỷ luật vì có vi phạm sẽ làm xấu hình ảnh của địa phương đó, đồng thời làm ảnh hưởng tới uy tín của Đảng", Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 6//5.

Luật sư Trần Quốc Thuận – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ảnh: Hoàng Lực/giaoduc.net.vn
Luật sư Trần Quốc Thuận – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ảnh: Hoàng Lực/giaoduc.net.vn

Từ những sự việc (kỷ luật/đề nghị kỷ luật cán bộ) đã xảy ra trên thực tế, Luật sư Thuận cũng chỉ rõ lỗ hổng lớn trong công tác cán bộ cần phải chấn chỉnh khắc phục trong thời gian tới.

"Các cán bộ, nguyên cán bộ lãnh đạo cao cấp có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong điều hành trước đó, vẫn thăng tiến, thậm chí giữ chức vụ cao hơn, thì rõ ràng công tác cán bộ có vấn đề lớn. 

Trong số này có người là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị.

Trong Điều lệ Đảng thì Đại hội Đại biểu Toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng. Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan quyền lực cao nhất giữa hai kỳ Đại hội.

Thậm chí, chúng ta đã ban hành quyết định rất chặt chẽ (quyế định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng) về công tác bầu cử.

Vậy thì tại sao một số cán bộ có vi phạm trước đó vẫn được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và giữ những vị trí lãnh đạo quan trọng? 

Trước khi bầu cán bộ đó vào cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, những vi phạm của cán bộ đảng viên đó có được nhắc tới? Nếu đảng viên có vi phạm tại sao vẫn bầu?

Đây rõ ràng là nguy cơ rất lớn về công tác cán bộ mà

Ông Trần Quốc Thuận nêu những nguy cơ xấu đối với Đảng trong công tác cán bộ ảnh 3

"Tôi đồng tình xét kỷ luật ông Thăng, nhưng còn người đề bạt, bổ nhiệm thì sao?"

Đảng ta không thể xem thường", Luật sư Trần Quốc Thuận thẳng thắn.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, nguyên nhân để lọt cán bộ vi phạm vào cơ quan quyền lực của Đảng xuất phát từ sự quản lý lỏng lẻo về công tác cán bộ từ cấp cơ sở.

"Cán bộ vi phạm đã rõ, nhưng tại sao, qua nhiều cấp, nhiều kỳ Đại hội Đảng tôi không thấy nhắc tới thông tin vi phạm của cán bộ có vi phạm trước đó?

Hay có một số người biết mà không nói?

Nhưng theo quan điểm của tôi, nếu trước Đại hôi Đảng những vi phạm của cán bộ được công khai thì người ta sẽ không chấp nhận bầu cán bộ vi phạm đó đâu?

Nếu bầu cán bộ vi phạm thì trách nhiệm của những người đưa cán bộ vi phạm vào những vị trí lãnh đạo quan trọng của đất nước ra sao?

Rõ ràng đây là lỗ hổng rất lớn về công tác tuyển chọn, bầu cử của chúng ta", ông Thuận nói.

Vị Luật sư đặt thêm giả thiết về nhóm lợi ích trong việc đưa cán bộ vi phạm vào những vị trí lãnh đạo quan trọng của đất nước.

"Việc bầu cán bộ vi phạm vào những vị trí lãnh đạo cấp cao có phải người ta phủ nhận những vi phạm của ông ấy trước đó không?

Hay nói cách khác, trường hợp có người biết những vi phạm của cán bộ đó, nhưng do cơ chế, thể chế về công tác cán bộ của chúng ta có vấn đề mà họ vẫn bầu ông ấy vào Trung ương thì có phải người ta chấp nhận sai phạm của cán bộ này không?

Tôi nhắc lại, đây là câu chuyện hết nghiêm trọng và cần được xem xét nghiêm túc. 

Nếu có nhóm lợi ích trong việc bầu này, hoặc một vài cá nhân lũng đoạn được cả tập thể thì rõ ràng đó là nguy cơ xấu, đáng báo động mà Đảng đang đối mặt và cần phải chấn chỉnh ngay.

Ông Trần Quốc Thuận nêu những nguy cơ xấu đối với Đảng trong công tác cán bộ ảnh 4

Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm thế nào với một số dự án BOT giao thông?

Chúng ta phải xem lại toàn bộ công tác tổ chức cán bộ của mình", Luật sư Thuận đề nghị.

Từ những phân tích trên, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan trong việc đưa cán bộ có vi phạm vào những vị trí lãnh đạo quan trọng của đất nước.

"Vấn đề đặt ra là phải cải cách thể chế về công tác cán bộ, không để lọt lưới người vi phạm vào các cơ quan quyền lực của Đảng, Nhà nước", ông Thuận nói.

Nhận định về khả năng từ chức của cán bộ có vi phạm nghiêm trọng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, đó là quyền quyết định của cá nhân người có vi phạm.

“Trong thời điểm hiện tại, cán bộ muốn từ chức lúc nào thì cũng có thể từ chức được. Đó là quyền của họ", ông Thuận nói.

THỤY DU