Quân đội Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Ấn Độ hơn 400 lần trong năm

24/10/2012 11:09
Đông Bình (nguồn báo Quang Minh, TQ)
(GDVN) - Nguyên nhân thất bại của chiến tranh biên giới Ấn-Trung 1962 vẫn chưa được Ấn Độ giải mật, do lo ngại việc bố trí lực lượng hiện tại bị lộ…
Binh sĩ Ấn Độ bị bắt làm tù binh trong chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962
Binh sĩ Ấn Độ bị bắt làm tù binh trong chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962

Trong thời điểm tròn 50 năm xảy ra chiến tranh biên giới Trung-Ấn, nội bộ Ấn Độ tiếp tục tranh luận phải chăng giải mật “Báo cáo Brooks-Bhagat” tổng kết nguyên nhân thất bại của Ấn Độ trong chiến tranh.

Ngày 22/10, tờ “Hindustan Times” dẫn lời cựu quan chức tình báo Ấn Độ cho biết, căn cứ vào báo cáo, vào thập niên 1950 và giữa năm 1960-1961 của thế kỷ trước, Ấn Độ đã giao một bản đồ biên giới sai cho Trung Quốc, mới dẫn đến cuộc chiến tranh với Trung Quốc vào năm 1962.

Bài báo cho biết, cựu quan chức tình báo hàng đầu Ấn Độ Wajahat Habibullah đã tiết lộ thông tin trên, ông là quan chức dân sự duy nhất ngoài giới quân sự Ấn Độ có thể tiếp xúc với văn kiện tuyệt mật.

Habibullah nói: “Bản đồ mà chúng tôi đưa cho Trung Quốc đã đánh dấu đúng tuyến McMahon tồn tại tranh chấp nghiêm trọng giữa hai bên. Điều này khiến cho Trung Quốc cho rằng, căn cứ vào một bản đồ mà chúng tôi đưa cho họ, một trạm gác của Quân đội của chúng tôi kiểm soát ở phía đông bắc là thuộc của họ”.

Bài báo cho biết, thứ mà Habibullah cho biết là một trạm gác ở bang Arunachal (Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng). Vì vậy, ngày 20/10/1962. Quân đội Trung Quốc “đã vượt qua biên giới và chiếm lấy trạm gác này, khiến cho các hành vi thù địch được công khai hóa”.

Ngày 6/7/2006, một cảnh sát vũ trang biên phòng Trung Quốc (trái) và một quân nhân biên phòng Ấn Độ canh gác ở khu vực biên giới Trung-Ấn
Ngày 6/7/2006, một cảnh sát vũ trang biên phòng Trung Quốc (trái) và một quân nhân biên phòng Ấn Độ canh gác ở khu vực biên giới Trung-Ấn

“Báo cáo Brooks-Bhagat” do Ấn Độ biên soạn năm 1963 đã tổng kết nguyên nhân thất bại trong chiến tranh năm 1962. Habibullah vẫn cho rằng, không nên giải mật báo cáo. Ông nói:

“Từ năm 1962 đến nay, việc triển khai lực lượng quân sự của chúng tôi ở những khu vực này về cơ bản không thay đổi. Vì vậy, giải mật sẽ cung cấp tin tức tình báo quân sự cho Trung Quốc”. Ngoài ra, ông còn cho biết, báo cáo này “có tác dụng phê bình nghiêm khắc” đối với Quân đội Ấn Độ, “hiện vẫn đánh vào tinh thần của Quân đội”.

Hãng Press Trust of India dẫn tuyên bố ngày 21/10 của Rajnath Singh, cựu Chủ tịch Đảng Nhân Dân, Ấn Độ cho rằng, Chính phủ liên minh tiến bộ đoàn kết vẫn đang tiếp tục “đường lối tương đồng khó đoán và tự sát” trước chiến tranh Ấn-Trung năm 1962 của cựu Thủ tướng Nehru, Chính phủ cần nhanh chóng áp dụng các bước cải chính, sửa chữa thích hợp.

Đảng Nhân Dân còn yêu cầu giải mật “Báo cáo Brooks-Bhagat” và xây dựng một Đài tưởng niệm chiến tranh quốc gia cho binh sĩ Ấn Độ đã hy sinh.

Singh nói: “Từ khi Chính phủ Liên minh tiến bộ đoàn kết nắm quyền đến nay, Trung Quốc luôn tuyên bố toàn bộ bang Arunachal và một phần khu vực Ladakh là thuộc về họ”.

Ấn Độ lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm về chiến tranh Ấn-Trung năm 1962. Trong hình là các quan chức cấp cao Ấn Độ tại lễ kỷ niệm tròn 50 năm chiến tranh Ấn-Trung tại New Delhi.
Ấn Độ lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm về chiến tranh Ấn-Trung năm 1962. Trong hình là các quan chức cấp cao Ấn Độ tại lễ kỷ niệm tròn 50 năm chiến tranh Ấn-Trung tại New Delhi.

Ông cho biết, căn cứ vào các nguồn tin có liên quan, số lần Quân đội Trung Quốc xâm phạm Ấn Độ từ 180 lần mỗi năm tăng lên hơn 400 lần chỉ từ tháng 1-9 trong năm nay.

Ông cảnh báo, điều này có thể sẽ dẫn đến một “sai lầm mang tính lịch sử” khác của Ấn Độ, “thái độ mạnh bạo và độc đoán dọc tuyến kiểm soát thực tế của Trung Quốc rõ ràng cho thấy, Chính phủ liên minh tiến bộ đoàn kết không có khả năng bảo vệ chủ quyền của Ấn Độ”.

Ngày 22/10, Tôn Sĩ Hải, Hội trưởng Hội học thuật Nam Á-Trung Quốc trả lời phỏng vấn của tờ “Thời báo Hoàn Cầu” cho rằng, về nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962, hai bên có sự nghiên cứu riêng. Năm nay là tròn 50 năm của cuộc chiến tranh này, phía Ấn Độ có sự suy nghĩ lại về cuộc chiến tranh này là đáng khen ngợi.

Ông “khuyến khích” Ấn Độ rằng, Báo cáo tổng kết của Ấn Độ có liên quan đến thất bại của cuộc chiến tranh vẫn chưa được giải mật, bên ngoài tùy tiện phỏng đoán, nhưng cho dù phản ánh hoặc phân tích như thế nào, đều phải phù hợp với thực tế khách quan, và tập trung cho đại cục và tương lai quan hệ Trung-Ấn. Suy nghĩ lại về chiến tranh phải có lợi cho bảo vệ hòa bình, ổn định của khu vực biên giới Trung-Ấn, chứ không phải đổ thêm dầu vào lửa.

Quân đội Ấn Độ trong xung đột biên giới Ấn-Trung năm 1962
Quân đội Ấn Độ trong xung đột biên giới Ấn-Trung năm 1962
Đông Bình (nguồn báo Quang Minh, TQ)