Quan hệ Mỹ - Trung hậu chuyển giao quyền lực

03/11/2012 06:00
Nguyễn Hường (nguồn AFP)
(GDVN) - Quan hệ Mỹ - Trung sẽ có "nhiều khó khăn chưa từng có so với những năm trước, chủ yếu là do mức độ phức tạp của nó" - ông Campbell nói.

Mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ vẫn còn "nhiều tranh cãi và thách thức" trong bối cảnh các nhà lãnh đạo mới của Bắc Kinh phải đối mặt với nhiều căng thẳng trong nước xuất phát từ việc nền kinh tế đang chậm lại và sự mất lòng tin ngày càng tăng từ phía người dân của mình - các nhà ngoại giao Mỹ nhận định.
Mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ vẫn còn "nhiều tranh cãi và thách thức" trong những thập kỷ tới.
Mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ vẫn còn "nhiều tranh cãi và thách thức" trong những thập kỷ tới.

"Nó sẽ là hậu quả của chính sách ngoại giao đầy thách thức mà chúng tôi đang phải đương đầu" - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell nhận định trong một hội nghị tổ chức ở Washington bàn về mối quan hệ tương lai giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang cùng sẵn sàng bước vào thời điểm quyết định của quá trình thay đổi nhà lãnh đạo.
Nước Mỹ đang chuẩn bị cho quá trình bỏ phiếu bầu chọn Tổng thống cho nhiệm kỳ kế tiếp trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa hai ứng cử viên gồm đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama, người chuyển hướng trong tâm chính sách đối ngoại sang khu vực châu Á, và đối thủ thuộc đảng Cộng hòa Mitt  Romney. 
Trong khi đó, Bắc Kinh cũng đang hoàn tất những bước chuẩn bị cuối cùng sẵn sàng chào đón đại hội 18 đánh dấu bước chuyển giao quyền lực cho các tân nhà lãnh đạo thế hệ 6 của đảng Cộng sản Trung Quốc. 
Mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ có "nhiều khó khăn chưa từng có so với những năm trước, chủ yếu là do mức độ phức tạp của nó" - ông Campbell nói trong một diễn đàn tổ chức bởi Đại học Georgetown.

Chính sách đối với Trung Quốc chỉ đạt được hiệu quả tốt nhất khi nó được gắn với chính sách châu Á
Chính sách đối với Trung Quốc chỉ đạt được hiệu quả tốt nhất khi nó được gắn với chính sách châu Á

"Nó sẽ có nhiều tranh cãi và đầy thách thức" - quan chức ngoại giao từng có kinh nghiệm nhiều năm giữ chức Trợ lý đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương cho Ngoại trưởng Mỹ nói.
"Kiến nghị duy nhất của tôi, thực sự là kỳ vọng của tôi, dành cho bất kỳ ai tiếp bước chúng tôi đó là chính sách đối với Trung Quốc chỉ đạt được hiệu quả tốt nhất khi nó được gắn với chính sách châu Á. Một chính sách Trung Quốc hiệu quả không có nghĩa là phải đến Bắc Kinh mà nó có nghĩa là phải làm việc để trở nên gần gũi, làm việc để đảm bảo rằng cả hai bên tìm được tiếng nói chung trong các cuộc đối thoại và thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm" - ông Campbell nói thêm.
Winston Lord, trợ lý thư ký nhà nước từ năm 1993-1997 và là người cùng Tổng thống Richard Nixon tới thăm Bắc Kinh năm 1972 khi ông này đắc cử Tổng thống thì gọi mối quan hệ Mỹ-Trung là "mối quan hệ ngọt ngào và cay đắng". 
Tuy nhiên ông cũng cảnh báo rằng Trung Quốc đang đứng ở ngưỡng rất quan trọng trong lịch sử của quốc gia này. 

Các nhà ngoại giao Mỹ tin rằng Trung Quốc đang bước vào "một khoảng thời gian rất khó khăn".
Các nhà ngoại giao Mỹ tin rằng Trung Quốc đang bước vào "một khoảng thời gian rất khó khăn".

"Nếu họ không tiến hành cải cách hệ thống kinh tế và chính trị của mình trong thập kỷ tới, tôi nghĩ rằng bạn có thể thấy sự bất ổn định thực sự mà nó có thể dẫn đến một chính sách đối ngoại mang tính chủ nghĩa dân tộc và hung hăng hơn" - ông Lord, một cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc cho biết.
Richard Solomon, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ từ năm 1989 đến năm 1992, cũng đồng tình với nhận định rằng Trung Quốc đang bước vào "một khoảng thời gian rất khó khăn". Ông cho rằng xã hội Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn sự phát triển của hệ thống chính trị.
"Họ biết những gì đang xảy ra, họ biết những gì đang xảy ra trong xã hội của họ và thế giới" - ông Solomon nói thêm và cho biết các quan chức Trung Quốc cũng nói rằng họ "cảm thấy rất nhiều áp lực từ công chúng."
Trong khi đó, Christopher Hill, tiền nhiệm của ông Campbell (Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ từ năm 2005 đến năm 2009) cho rằng nước Mỹ vẫn chưa hiểu nhiều về Trung Quốc.
"Có rất nhiều xảy ra ở đó và chúng tôi cần phải cố gắng để hiểu nó tốt hơn" - ông Hill nói.
Nguyễn Hường (nguồn AFP)