Sống dư dả nhờ... nghĩa trang

11/08/2012 06:13
Nghĩa trang Yên Kỳ hiện là một trong những nghĩa trang lớn nhất nước với tổng số mộ ở đây lên tới 80.000. Được hình thành từ năm 1956 với diện tích quy hoạch 37ha, chủ yếu thuộc thôn Yên Kỳ (xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội).

Cách TP Hà Nội chừng 60km, những người dân ở thôn này cho biết: vào tiết thanh minh (ba tháng cuối năm và ba tháng đầu năm) lượng khách đến viếng mộ đông hơn cả chùa Hương mùa trảy hội. Bởi thế, rất nhiều loại dịch vụ được ra đời gắn liền với nghĩa trang trở thành những công việc chính của người dân trong thôn.

Sống dư dả nhờ... nghĩa trang, Tin tức trong ngày, dat nghia trang, nghia trang, nghia dia, phan mo, kinh doanh nghia trng, nghia trang binh hung hoa, mo ma, ngoi mo, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Ông Đỗ Văn Tích bên phần mộ vô danh trong nghĩa trang Yên Kỳ

Đủ loại dịch vụ

Những ngôi mộ vô danh

Tính đến thời điểm này, nghĩa trang Yên Kỳ có khoảng 80.000 mộ và khoảng 20.000 ngôi mộ vô danh và vắng chủ. Hơn 20.000 ngôi mộ này hiện nằm rải rác sáu khu khác nhau, từ nhiều nơi đưa đến nhưng chủ yếu nằm trong khu vực Hà Nội.

Bên một khu vực mộ vô danh và vắng chủ thuộc khu G, ông Đỗ Văn Tích (phó ban quản lý nghĩa trang), chỉ từng khu mộ nói: “Chúng tôi mới quy tập về đây hơn 1.000 mộ, gồm rất nhiều nguồn khác nhau: mộ vô danh từ nghĩa trang Văn Điển, mộ được tìm thấy từ các công trình xây dựng ở Hà Nội”.

Phần lớn ngôi mộ này do các công ty hoặc chủ các công trình xây dựng đứng lên mua đất và công ty chăm sóc. Tuy vậy, trách nhiệm trông nom thường xuyên vẫn thuộc ban quản lý nghĩa trang.

Vừa thấy bóng người lạ, hàng chục phụ nữ đi xe máy chở mít, trứng, chuối, rau... vây quanh vừa chào bán hàng vừa đề nghị dẫn đường đi tìm mộ. Dù mỗi năm lên một lần nhưng không phải ai cũng nhớ được đường vào các khu nghĩa trang. Hơn nữa, nếu người viếng mộ đi bằng ôtô thì xe phải gửi từ cổng ngoài rồi đi bộ qua quãng đường dài. Để tiết kiệm thời gian, người dân địa phương thường đề nghị dẫn gia chủ đi tìm xe ôm. “Mỗi lượt dẫn mộ chỉ 10.000 đồng” - một chị nói.
Không chỉ dẫn khách, mỗi phụ nữ còn giắt theo liềm, dao, giẻ ẩm và những bao tải cũ, đây là những dụng cụ để họ nhổ cỏ, lau bia mộ cho những gia chủ đến thăm.
“Tùy tâm thôi, ai trả bao nhiêu thì trả, nhưng thường mỗi lần vệ sinh và dọn mộ gia chủ thường cho chúng tôi khoảng 20.000 đồng. Mỗi lần dẫn mộ thường chúng tôi xin 10.000 đồng”. Một chị kể khi chúng tôi hỏi giá cả của các dịch vụ có phần hơi kỳ quặc trong nghĩa trang.
Tại trạm dừng chân của các khu E, G gần cuối nghĩa trang người dân bày bàn nhỏ bán hàng. Tất cả gánh hàng chỉ gói gọn trong chiếc làn bao gồm nước uống, vàng hương, và trứng sống: “Mọi người có nông sản của gia đình mang đi bán nhưng nhà tôi neo người nên chỉ bán mấy thứ đồ khô này thôi” - chị Sinh, chủ của làn hàng xinh xinh, nói.
Chồng mất đã chục năm, làn hàng nhỏ xinh này chính là kế sinh nhai của ba mẹ con chị. “Thằng lớn vừa học xong, đang đi làm máy xúc với người cậu. Ruộng ít, không có nương đồi, nếu không sống bám vào nghĩa trang này thì tôi biết làm gì”.
Chị Sinh cũng thừa nhận nghề sống “nhờ” vào nghĩa trang của người dân ở Yên Kỳ đồng hành với sự hình thành của nghĩa trang từ những ngày mới thành lập. “Nhà người ta có đàn ông thì nhận xây mộ, trông nom những ngôi mộ mình xây. Nhà tôi cũng nhận trông nom nhưng chẳng đáng bao nhiêu. Chỉ trông chờ vào làn hàng nhỏ bé này”.
Tuy thế do số lượng mộ lên tới con số hàng vạn mà số hộ dân ở Yên Kỳ chỉ có hơn 200 nóc nhà, mà hầu hết những ngôi mộ đã được xây dù to hay bé, sang hay hèn thì cũng quá nửa đến tay người dân Yên Kỳ. Vậy nên chị Sinh thừa nhận: chả còn nhớ nhà mình xây bao nhiêu mộ, và cũng chẳng nhớ mình nhận chăm sóc bao nhiêu mộ.

Sống dư dả nhờ... nghĩa trang, Tin tức trong ngày, dat nghia trang, nghia trang, nghia dia, phan mo, kinh doanh nghia trng, nghia trang binh hung hoa, mo ma, ngoi mo, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Dù mưa to nhưng những người làm dịch vụ nhổ cỏ, dẫn mộ vẫn tập trung đông đảo ở nghĩa trang Yên Kỳ

Không lo thiếu việc
Một người dân của thôn Yên Kỳ ngồi uống nước trong lán bán nước ở Yên Kỳ khẳng định: mấy năm nay kinh tế suy thoái, doanh thu của nhiều ngành nghề sụt giảm nhưng những người làm việc ở Yên Kỳ không lo thất nghiệp: “Ngày nào chả có người qua đời, cải táng, thăm mộ. Ngày thường thế này mỗi ngày cũng có hàng chục gia đình lên viếng mộ, còn ngày lễ, cuối tuần hoặc dịp thanh minh thì ôtô chật lối đi, xếp thành hàng dài từ cổng nghĩa trang đến tận nhà văn hóa thôn. Lúc ấy chạy không hết việc. Người thiên hạ (dân không thuộc thôn Yên Kỳ) cũng đến đây để kiếm việc”.
Từ những việc nhỏ như dẫn mộ, nhổ cỏ đến xây mộ hay bán đồ cho việc cúng lễ. “Chuẩn bị giỏi mấy thì giỏi thể nào cũng có những thứ thiếu. Có thể người mất thích trà mà người nhà không thể mang theo nước sôi, một ấm trà pha sẵn có giá 10.000 đồng - chị Vân, tay lăm lăm chiếc liềm và bao tải, nói - Không nhiều tiền nhưng nếu chăm chỉ mỗi ngày cũng kiếm được vài chục ngàn đồng, đủ tiền rau dưa. Chúng tôi không ép ai cả, tất cả đều tự nguyện và tùy tâm của gia chủ”.
Một chiếc ôtô biển Hà Nội đi vào tận khu nghĩa trang với năm người trên xe. Bà cụ H. 80 tuổi cho biết bà đi viếng mộ chồng và mẹ. Chỉ có hai ngôi mộ mà có đến hàng chục người bán hàng rong và dọn mộ quây quanh. Người mời mua trái cây, vàng mã thắp hương. Vừa nói số ngôi mộ và khu xong, mấy người phụ nữ xăng xái đi đầu vạch cỏ dẫn lối. Nể tình, chị V., con dâu cụ H., mua một túm nhãn để thắp hương.
Hương khói xong người bán đòi 50.000 đồng cho vài chục quả nhãn, lại lỡ ăn mất mấy quả lộc khi vừa thắp hương xong, con dâu cụ H. vừa trả tiền vừa cằn nhằn: “Tôi trả cho chị 10.000 đồng vì mấy quả nhãn tôi vừa ăn nhá”. Người bán hàng thấy như vậy là “hời” nên chấp nhận nhận lại túm nhãn kèm theo 10.000 đồng. Chị V. bảo: “Chỉ có hai mộ mà gần chục người xúm vào nhổ cỏ và lau bia. Hỏi bao nhiêu tiền thì bảo tùy tâm nhưng nếu đưa ít họ bảo không đủ chia. Chả lẽ cãi nhau ở nơi cần thanh tịnh ấy”.
Theo Hoàng Điệp - Nguyễn Hà (Tuổi Trẻ)