TÂN HOA XÃ: Ấn Độ có sẵn sàng làm tay sai cho Mỹ?

10/06/2012 07:05
Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - “Do có giấc mộng nước lớn, cơ hội lựa chọn nhiều, Ấn Độ sẽ không làm tay sai của Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc, mà có mục đích khác…”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta vừa có chuyến thăm 2 ngày tới Ấn Độ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta vừa có chuyến thăm 2 ngày tới Ấn Độ.

Tân Hoa xã vừa có bài viết dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta cho rằng: “Ấn Độ là then chốt của chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ”. Panetta đã lấy lòng Ấn Độ bằng cách hứa hẹn bán cho Ấn Độ vũ khí tốt nhất, tập trung nâng cao quan hệ song phương Mỹ-Ấn.

Trong khi đó, dư luận phương Tây và Ấn Độ lại chú ý hơn tới việc Mỹ lôi kéo Ấn Độ để ngăn chặn Trung Quốc. Liệu một nước luôn thực hiện chính sách “không liên kết” có sẵn sàng làm tay sai nhỏ của Mỹ hay không? - Tân Hoa Xã đặt câu hỏi đầy võ đoán.

Tân Hoa xã cho rằng, trong chuyến thăm Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta đã tiến hành hội đàm với người đồng cấp Ấn Độ Antony về tăng cường quốc phòng Mỹ-Ấn, cam kết bán cho Ấn Độ vũ khí tiên tiến nhất và cùng phát triển vũ khí trang bị.

Dư luận quốc tế phổ biến cho rằng, Panetta mang theo nhiệm vụ chào bán vũ khí tới Ấn Độ, Mỹ cần gấp mở rộng quy mô bán vũ khí cho Ấn Độ, bổ sung cho chi tiêu quốc phòng bị thu hẹp. Theo “Thời báo Ấn Độ”, Mỹ dự kiến bán cho Ấn Độ lựu pháo hạng siêu nhẹ M777 và 22 máy bay trực thăng Apache của hãng Boeing, 2 đơn đặt hàng có tổng trị giá khoảng 2,047 tỷ USD.

Panetta còn có bài phát biểu tại Viện Phân tích Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ (thuộc Quân đội Ấn Độ), đã trình bày chi tiết về chiến lược “tái cân bằng” châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, nhấn mạnh Ấn Độ là đối tác then chốt của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, đã bày tỏ nguyện vọng cố gắng nâng cao quan hệ song phương, mong muốn hai nước hợp tác trên nhiều lĩnh vực hơn. Đồng thời, ông kêu gọi Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vực như Afghanistan.

Lựu pháo siêu nhẹ M777 của Mỹ, dự kiến bán cho Ấn Độ.
Lựu pháo siêu nhẹ M777 của Mỹ, dự kiến bán cho Ấn Độ.

Như vậy, chuyến thăm lần này của Panetta phản ánh rõ ý đồ lôi kéo, lấy lòng của Mỹ đối với  Ấn Độ. Mạng quân sự Mỹ bình luận, quan hệ quân sự Mỹ-Ấn phát triển tốt như vậy, đến mức các nhà lãnh đạo hai nước thực sự không cần phải giấu giếm.

Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ cũng cho rằng, Ấn Độ đã đóng vai trò kết nối Đông Á và Tây Á, Mỹ coi Ấn Độ là nhà cung cấp mạng lưới an ninh từ Ấn Độ Dương đến Afghanistan và khu vực xa hơn. Trong phương châm chỉ đạo chiến lược mới được Mỹ công bố vào tháng 1/2012, Ấn Độ cũng là nước duy nhất được đề cập tới.

Tuy nhiên, cùng với việc tương tác tích cực giữa Mỹ-Ấn, truyền thông phương Tây và Ấn Độ chú ý hơn tới “nhân tố Trung Quốc” đằng sau chuyến thăm Ấn Độ của Panetta. Tờ “Deccan Chronicle” Ấn Độ cho rằng, trục Mỹ-Ấn-Sri Lanka có lợi cho ngăn chặn vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương.

BBC Anh bình luận, đứng trước vai trò ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, chuyến thăm này của Panetta cố gắng nâng đỡ cho quyền uy của Mỹ.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” viết, Mỹ chuyển dịch chiến lược châu Á-Thái Bình Dương có mục đích “tập trung nhằm vào Trung Quốc”, trong khi đó Ấn Độ sẽ trở thành một đối tác hợp tác “cố gắng” của Mỹ ở khu vực này.

Tuy nhiên, Ấn Độ dường như hoàn toàn không muốn trở thành tay sai nhỏ của Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc, mà muốn trung lập hơn trong trò chơi địa-chính trị này. Vì vậy, họ vừa ôm lấy Mỹ, vừa nói “không”. Lần này, Ấn Độ giữ thái độ gác lại, không sẵn sàng ký kết “Thỏa thuận Thông tin” và “Thỏa thuận Hỗ trợ Hậu cần”.

Máy bay trực thăng AH-64D Longbow Apache do Mỹ chế tạo.
Máy bay trực thăng AH-64D Longbow Apache do Mỹ chế tạo.

Tờ “Deccan Chronicle” Ấn Độ cho rằng, khi hai người khổng lồ Trung Quốc và Mỹ tranh giành bá quyền ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ sẽ thấy mình nằm trong “hoàn cảnh khó khăn”.

Tân Hoa Xã dẫn lời Kim Xán Vinh, giáo sư Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc "khích tướng" cho rằng: “Ấn Độ là một nước kiêu ngạo, tuyệt đối không cam tâm làm một đối tác nhỏ của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc”.

Sau khi Ấn Độ độc lập, Thủ tướng Nehru có một câu nói nổi tiếng rằng “Hoặc làm một nước lớn hàng đầu trên thế giới, hoặc không trở thành cái gì cả”. Mỹ là nước dân chủ phát triển nhất, nhưng người Ấn Độ rất tự hào mình là nước dân chủ có dân số nhiều nhất thế giới.

Mỹ-Ấn về cơ bản là cặp “chồng hờ vợ tạm”, có thể có hợp tác mang tính tạm thời, nhưng cột chặt vĩnh viễn Ấn Độ vào chiến xa của Mỹ, biến Ấn Độ thành nước hạng hai, e rằng rất khó.

Kim Xán Vinh nói: “Ấn Độ hiện nay trở thành một tay sai nhỏ của Mỹ sẽ không có lợi cho họ. Họ hiện đều duy trì khoảng cách nhất định với châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, ai cũng lấy lòng họ. 5 nước “cầu hôn” họ, không gian lựa chọn của họ rất lớn. Đối với lợi ích quốc gia của Ấn Độ, điều này tốt hơn nhiều so với bị cột chặt vào người Mỹ, trở thành một người “vợ bé” của Mỹ”.

Mỹ và Ấn Độ là cặp "chồng hờ vợ tạm"?
Mỹ và Ấn Độ là cặp "chồng hờ vợ tạm"?

Mặc dù hiện nay Mỹ có thái độ tích cực “lấy lòng” Ấn Độ, Ấn Độ cũng không hề rất tin tưởng vào Mỹ, sự phát triển quan hệ hai nước vẫn đối mặt với rất nhiều hạn chế.

Thứ nhất, Mỹ muốn duy trì vị thế “siêu cường duy nhất”, còn Ấn Độ muốn dân chủ hóa và đa cực hóa quan hệ quốc tế. Thứ hai, nguyên tắc ngoại giao hai nước có sự khác biệt to lớn. Từng bị thực dân xâm chiếm, Ấn Độ luôn thực hiện nguyên tắc ngoại giao không can thiệp, không liên minh, phi bạo lực; còn Mỹ thực hiện chủ nghĩa can thiệp mới, liên tiếp phát động chiến tranh.

Thứ ba, trong Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ đã sớm hình thành thái độ chống Mỹ, thậm chí có quan hệ tốt hơn với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Thứ tư, về phương hướng chính sách đối với các nước Pakistan, Afghanistan, Iran, Myanmar, tồn tại những bất đồng khó vượt qua.

Chẳng hạn, tháng trước, Mỹ yêu cầu Ấn Độ giảm hoặc dừng nhập khẩu dầu mỏ từ Iran, đã bị Ấn Độ kiên quyết từ chối. Thứ năm, Ấn Độ vẫn có tâm lý ngờ vực Mỹ, lo ngại Mỹ hy sinh lợi ích của Ấn Độ trong những thời điểm then chốt/quan trọng.

Ấn Độ hoàn toàn không phải là “đồng minh tự nhiên” và cũng sẽ không tình nguyện làm tay sai của Mỹ để chống lại Trung Quốc. Điểm xuất phát trong quan hệ với Mỹ của Ấn Độ là dựa vào hợp tác với Mỹ, tăng cường sức mạnh quốc gia và vị thế của mình, tìm kiếm nhiều cơ hội hơn để phát triển kinh tế, tăng cường sức mạnh quân sự và thúc đẩy ngoại giao nước lớn.

Hải quân Ấn Độ kiểm soát Ấn Độ Dương.
Hải quân Ấn Độ kiểm soát Ấn Độ Dương.
Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã)