"Tên lửa đạn đạo tầm xa Mỹ chắc chắn sẽ tiêu vong"

30/07/2015 06:43
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ngày càng khó chiếm vị trí quan trọng trong kho vũ khí của Mỹ, trong khi độ chính xác của tên lửa Nga, Trung Quốc ngày càng cao.

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 29 tháng 7 dẫn trang mạng nguyệt san "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 28 tháng 7 đã đăng bài viết "Tên lửa đạn đạo tầm xa Mỹ chắc chắn sẽ tiêu vong?" của tác giả Steve Weintz. Sau đây là nội dung chính của bài viết:

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Mỹ
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Mỹ

Mặc dù tốc độ và khả năng sát thương đã không còn ưu thế, nhưng lô tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ 20 vẫn là vũ khí đáng sợ hơn so với tên lửa dẫn đường chính xác.

Lô tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên không đủ chính xác, điều này có nghĩa là lực lượng tên lửa của Mỹ và Liên Xô đều không thể tiêu diệt lực lượng tên lửa và trung tâm chỉ huy của đối phương.

Điều này từng khiến cho các nhà hoạch định chiến lược Mỹ khó xử. Đến năm 1964, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đã chiếm phần chủ yếu trong kho vũ khí của lực lượng chiến lược Mỹ. Liên Xô chỉ sở hữu lượng nhỏ tên lửa cỡ lớn, nhưng sức công phá tên lửa hạt nhân của họ đủ để làm cho lực lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Mỹ bị tê liệt.

Từ năm 1964 đến năm 1979, các tổ chức khoa học và nhà thầu quốc phòng đã nghiên cứu rất nhiều vấn đề khả thi liên quan đến tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, trong đó bao gồm:

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể triển khai trên tàu chiến hay không? Chúng có thể tự di chuyển trên biển hay không? Có thể bố trí chúng trên xe lửa, dưới lòng đất mà không bị dính nước mưa hay không?

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman 3 Mỹ
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman 3 Mỹ

Khi nổ ra khủng hoảng, Mỹ có thể sẽ bắn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, khi những tên lửa này lượn vòng trên không quanh trái đất, còn có nhiều đầu đạn đợi lệnh. Nếu tình hình đột biến, tên lửa sẽ bắn trúng mục tiêu; nếu tình hình yên ổn, tên lửa có thể sẽ rơi xuống đại dương.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa còn có thể bố trí ở khoang đạn tàu ngầm diesel-điện cỡ nhỏ tuần tra ở vùng biển ven bờ nước Mỹ. Một khi nhận được lệnh, những khoang đạn này sẽ bật lên mặt nước, bắn tên lửa.

Nhưng, Hải quân Mỹ đã sở hữu tàu ngầm tên lửa hạt nhân, chế tạo tàu ngầm kiểu mới cũng sẽ trở nên đắt đỏ. Tàu ngầm cỡ nhỏ hoạt động ở vùng biển nông còn dễ dàng xảy ra nổ hạt nhân.

Hai loại quan điểm dưới đây đã từ bỏ tàu ngầm, để tên lửa dựa vào bản thân hiện diện ở trong nước. Theo ý tưởng của kế hoạch Hydra, khi không có chiến tranh hoặc cảnh báo sớm thì do tàu chiến và tàu ngầm triển khai, có thể di chuyển ở trong, trên và dưới biển, có tên lửa tính năng không thấm nước.

Một chiếc phao tên lửa chưa bắn trúng mục tiêu sẽ tạo ra mối đe dọa đối với tất cả các sự vật như lực lượng hải quân, ngư dân và sinh vật biển. Vì vậy, có báo cáo chỉ ra, quan điểm của kế hoạch Hydra đã gây nên các vấn đề an ninh chưa từng có.

Để cho đầu đạn hạt nhân trôi trên mặt biển mà không có ai theo dõi - quan điểm này sẽ gây ra thảm họa không thể chấp nhận đối với các tuyến đường hàng hải toàn cầu.

Mỹ thử nghiệm bom hạt nhân
Mỹ thử nghiệm bom hạt nhân

Trên thực tế, trong 1/4 hoạt động thử nghiệm do Công ty General Dynamics Mỹ triển khai, quan điểm của kế hoạch Orca đã nói rõ tất cả. Dựa vào ý tưởng của kế hoạch Orca, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được niêm phong giữ trạng thái nằm im dưới đáy biển, sau khi nhận được lệnh, mở khoang đạn, nổi lên mặt nước, bắn tên lửa.

Nhưng, do bắn tên lửa lấy quỹ đạo làm nền tảng, trong khi đó, các hiệp ước hiện có không cho phép triển khai vũ khí hạt nhân ở đáy biển, hơn nữa, thông qua khảo sát, tên lửa có thể bị phát hiện.

Mấy quan điểm cơ bản khác tưởng tượng, máy bay hải quân cỡ lớn bắn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong quá trình bay. Điều này xem ra rất điên rồ, nhưng thử nghiệm chứng minh điều này có hiệu quả.

Trên thực tế, vào đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, Không quân Mỹ và Bộ Quốc phòng Anh đã hợp tác thực hiện loại nhiệm vụ này. Khi đó, nó được gọi là tên lửa đạn đạo Skybolt.

Máy bay ném bom B-2 Mỹ thử nghiệm thả bom hạt nhân chiến thuật B-61-11
Máy bay ném bom B-2 Mỹ thử nghiệm thả bom hạt nhân chiến thuật B-61-11

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ngày càng khó chiếm vị trí quan trọng trong kho vũ khí của Mỹ. Độ chính xác của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Nga và Trung Quốc càng ngày càng cao. Độ chính xác của tên lửa được bắn từ tàu ngầm cũng đủ để tấn công mục tiêu.

Nếu Không quân Mỹ hy vọng bảo lưu lực lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, chắc chắn phải tìm được một mô hình thay thế có hiệu quả. 

Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)