Tên lửa viba, sức mạnh khủng khiếp của quân đội Mỹ

22/06/2011 01:01
(GDVN) – Tại triển lãm hàng không quốc tế tổ chức tại Le Bourget của Pháp, Mỹ đã đưa ra công bố và giới thiệu một loại tên lửa mới có khả năng phá hủy thiết bị điện tử của đối phương bằng tác động của xung động sóng cực ngắn (vi ba).

(GDVN) – Tại triển lãm hàng không quốc tế tổ chức tại Le Bourget của Pháp, Mỹ đã đưa ra công bố và giới thiệu một loại tên lửa mới có khả năng phá hủy thiết bị điện tử của đối phương bằng tác động của xung động sóng cực ngắn (vi ba).

Nhiệm vụ chính của loại tên lửa này là phá hủy bất cứ thiết bị điện tử nào nằm trong biên chế của hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, đồng thời “ru ngủ” các thiết bị cảm biến triển khai trên máy bay chiến đấu của đối phương.

Ngoài ra, tên lửa loại này cũng có thể được sử dụng để phá hủy đường truyền thông tin liên lạc giữa các sở chỉ huy cấp phân đội và các đơn vị thông tin liên lạc của đối phương khi tác chiến.

Để thực hiện được các chức năng này, tên lửa cần phải được trang bị một loại đầu đạn bằng điện từ đặc biệt là mang xung động sóng cực ngắn để thay thế cho đầu nổ thông thường.

alt
Tên lửa vi ba của Mỹ có khả năng phá hủy bất cứ hệ thống điện tử
nào trong biên chế của hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa
của đối phương.

Nhờ đầu đạn đặc biệt này, khi cần thiết, tên lửa có thể hướng các xung động tần số vô tuyến hoặc xung động sóng cực ngắn vào mục tiêu. Để nâng cao hiệu quả sử dụng, chùm năng lượng hướng vào mục tiêu từ tên lửa loại này có thể thay đổi theo chiều rộng, công suất, điều biến và tần suất.

Hãng Raytheon – nhà nghiên cứu và chế tạo ra tên lửa vi ba dự định sẽ sử dụng vỏ tên lửa hành trình Tomahawk để làm vỏ tên lửa vi ba, đồng thời cơ cấu bức xạ và điện tử học sẽ thực hiện theo công nghệ Ktech mà Hãng đã mua từ trước đó.

Ngoài Raytheon, hiện nay có Hãng BAE Systems của Anh cũng đang tiến hành nghiên cứu chế tạo một phương tiện tác chiến tương tự tên lửa vi ba là pháo vi ba. Loại vũ khí này có khả năng phá hủy động cơ máy bay không người lái hoặc đầu đạn tên lửa tác chiến.

Cùng với sự phát triển không ngừng về kỹ thuật và vật liệu mới, vũ khí xung điện từ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực quân sự.

Trên thực tế, không phải hiện nay Mỹ mới bắt đầu triển khai nghiên cứu, ứng dụng loại vũ khí viba mà ngay từ tháng 7/1962, trên đảo Johnston, Mỹ đã thử nghiệm loại vũ khí hạt nhân có sức công phá tương đương 1,4 triệu tấn TNT.

alt
Mô hình hóa tính năng hoạt động của tên lửa vi ba.

Kết quả của vụ thử nghiệm này là, chỉ 1 giây sau khi bom nổ, mấy trăm thiết bị báo động đặt trên đảo Sandawood Hill cách bãi thử 800 km đều bị nổ tung, đồng thời máy biến áp, hệ thống đèn chiếu sáng đều bị cháy, hỏng, liên lạc sóng ngắn giữa đảo Sandawood Hill và đảo Oahu cũng bị gián đoạn.

Cùng thời điểm này, trên quần đảo Hawaii, cách trung tâm điểm nổ hạt nhân 1.300 km, hệ thống chỉ huy giám sát thông tin điện tử của quân đội Mỹ cũng bị phá hủy hoàn toàn.

"Thủ phạm" chính của hàng loạt các vụ phá hủy này chính là hiện tượng xung điện từ (electromagetic pulse) năng lượng cao do vụ nổ thử hạt nhân sinh ra. Kể từ khi phát hiện ra hiện tượng này, Mỹ đã rất quan tâm, chú trọng vào công tác nghiên cứu ứng dụng vũ khí viba (microwave weapons) năng lượng cao vào chiến tranh thông thường.

Lần đầu tiên Mỹ ứng dụng loại vũ khí nguy hiểm này vào chiến tranh hiện đại là trong cuộc chiến vùng Vịnh. Trong cuộc chiến này, lần đầu tiên Hải quân Mỹ sử dụng đầu đạn viba gắn trên tên lửa hành trình “Tomahawk”.

Nó đã chứng tỏ được sức mạnh thực sự của mình bằng việc phá hủy hệ thống điện tử và hệ thống điều khiển chỉ huy tác chiến của Iraq, khiến các trận địa phòng không bị tê liệt.

{iarelatednews articleid='5315,5128,5110,5154,4618,4599,4553,4510,4455'}

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Tổng hợp)