Đường dây nóng Xã hội - Pháp luật 0917.84.9911

Thói quen ngửi thịt sống ngoài chợ dễ "dính" khuẩn liên cầu lợn

18/09/2012 07:05
Thảo Lăng
(GDVN) -Bác sĩ cho biết, nhiều bệnh nhân nhiễm khuẩn liên cầu lợn từ việc ngửi thịt sống ngoài trợ để xem thịt có tươi hay không tươi trước khi mua. Khuẩn liên cầu lợn có thể lây qua đường hô hấp đi vào cơ thể người để ký sinh và gây bệnh.

Hiện nay, thông tin bệnh nhân đầu tiên ở Hà Nội chết do nhiễm khuẩn liên cầu lợn từ tiết canh đang làm xôn xao dư luận. Đối với các món ăn tái, sống và tiết canh từ lợn, nhiều người đã tỏ ra cảnh giác, tuy nhiên, ít người biết rằng, khuẩn liên cầu lợn còn có nhiều con đường lây lan khác mà người tiêu dùng không nghĩ tới.

Về điều này, phóng viên báo điện tử giaoduc.net.vn đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Bác sĩ Hồng Hà cho biết, con đường lây truyền khuẩn liên cầu lợn từ lợn sang người chủ yếu qua máu của lợn. Cụ thể là khi vết thương hở, vết trầy xước da của người tham gia giết mổ tiếp xúc với máu của lợn chứa khuẩn liên cầu lợn; hoặc khi thực khách ăn tiết canh có nhiễm quá nhiều liên cầu lợn, lượng axit trong dạ dày không thể tiêu hóa hết số khuẩn này.

Hình ảnh bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đang thăm khám bệnh nhân.
Hình ảnh bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đang thăm khám bệnh nhân.

Tuy nhiên, còn một con đường lây truyền khác mà trong quá trình thăm khám bệnh nhân nhiễm khuẩn liên cầu lợn, bác sĩ Hồng Hà nhận ra là từ thói quen đi chợ của các bà nội trợ.

Bác sĩ cho biết, nhiều bệnh nhân nhiễm khuẩn liên cầu lợn từ việc ngửi thịt sống ngoài trợ để xem thịt có tươi hay không tươi trước khi mua. Khuẩn liên cầu lợn có thể lây qua đường hô hấp đi vào cơ thể người để ký sinh và gây bệnh.

Ngoài ra, bác sĩ Hồng Hà nói, khuẩn liên cầu lợn có thể sống bên ngoài cơ thể lợn trong môi trường có điều kiện thuận lợi. Thịt lợn đã chết vẫn là môi trường che chở an toàn cho khuẩn liên cầu lợn, còn nếu ở môi trường ngoài, nhiệt độ thích hợp, khuẩn này vẫn có thể tồn tại trong khoảng vài giờ.

Hiện nay nhiều người băn khoăn, với rau đã được tưới chất thải của lợn được bày bán ngoài chợ, trên rau sống, …khuẩn liên cầu lợn có tồn tại và gây hại không? Với điều này, bác sĩ Hồng Hà khẳng định: “Khuẩn liên cầu lợn không có khả năng lây lan qua đường chất thải của lợn, nó chỉ cư trú trong máu, amidan, họng, cơ quan sinh dục… của lợn. Do đó, vấn đề trên không đáng lo ngại".

Ông cho biết thêm, nhiễm khuẩn liên cầu lợn được xếp vào nhóm những bệnh mới nổi. Hiện tượng lây khuẩn này từ người sang người khó xảy ra. Trong 3 tháng trở lại đây, số bệnh nhân đến bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chữa nhiễm khuẩn liên cầu lợn tăng mạnh (từ 50 đến 60 ca bệnh). Trong đó, 15 đến 20% bệnh nhân đã nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, tình trạng khá nặng.

Những trường hợp đã xảy ra sốc và suy nội tạng thì khó lòng cứu chữa được. Do khuẩn liên cầu lợn là loại vi khuẩn nhạy với kháng sinh, nên khi phát hiện bệnh sớm, sử dụng kháng sinh thì bệnh tình nhanh khỏi.

Bác sĩ cho biết, nhiều bệnh nhân nhiễm khuẩn liên cầu lợn từ việc ngửi thịt sống ngoài trợ để xem thịt có tươi hay không tươi trước khi mua. Khuẩn liên cầu lợn có thể lây qua đường hô hấp đi vào cơ thể người để ký sinh và gây bệnh.
Bác sĩ cho biết, nhiều bệnh nhân nhiễm khuẩn liên cầu lợn từ việc ngửi thịt sống ngoài trợ để xem thịt có tươi hay không tươi trước khi mua. Khuẩn liên cầu lợn có thể lây qua đường hô hấp đi vào cơ thể người để ký sinh và gây bệnh.

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, bệnh do liên cầu khuẩn lợn gây ra diễn biến đột ngột nhanh chóng, người bệnh có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Người bị bệnh liên cầu khuẩn từ lợn thường mắc ở ba thể. Ở thể quá cấp tính, bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, sốt cao, xuất huyết và hoại tử toàn thân, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy chức năng gan, thận… và tử vong rất nhanh. Ở thể viêm màng não, bệnh nhân sốt cao, đau đầu, nôn mửa và hôn mê, nếu không điều trị sớm bệnh nhân sẽ có di chứng thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt và thể thứ 3 là kết hợp cả hai.

Vì thế bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn thường gặp ở các thể bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết hoặc kết hợp cả hai thể bệnh trên. Người bệnh có thể tử vong nếu không được điều trị sớm. bệnh nguy hiểm bởi có diễn biến nhanh, chỉ trong vòng 12-24 giờ đã có thể rất nguy hiểm, bệnh nhân rơi vào sốc do nhiễm trùng huyết.

Bệnh nhân mắc bệnh ở thể nhiễm trùng huyết thường rất nguy hiểm vì diễn tiến nhanh thành nhiễm độc toàn thân gây suy đa phủ tạng khiến cho việc điều trị khó khăn và kéo dài. Đặc biệt, người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn đã được điều trị khỏi vẫn có thể bị tái nhiễm. Bên cạnh các nguyên nhân mắc bệnh ở trên, thời gian gần đây có nhiều trường hợp nhiễm bệnh không rõ nguyên nhân. Không loại trừ vi khuẩn này đã lan ra môi trường và xâm nhập vào nhiều loại thực phẩm khác và truyền bệnh cho người.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Thảo Lăng