Thủ tướng Putin tiết lộ lý do ông sẽ trở lại điện Kremlin

19/10/2011 15:35
Nguyễn Hường (Theo Rian)
(GDVN) - Thủ tướng Putin cho rằng: bất kỳ sự lựa chọn nào khác, trong thời điểm này cũng có thể gây rủi ro cho đất nước.
Trong buổi trả lời phỏng vấn 3 kênh truyền hình quốc gia hôm 17/10, Thủ tướng Vladimir Putin không chỉ đề cập tới các yếu tố chính trong hệ tư tưởng chính trị của mình mà còn bật mí cả lý do khiến ông quyết định quay trở lại điện Kremlin.

Theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti, trong lời giãi bày của mình, Thủ tướng Putin đã đề cập tới lý do khiến ông quyết định quay trở lại Điện Kremlin là vì ông cho rằng: bất kỳ sự lựa chọn nào khác cũng có thể gây rủi ro cho đất nước. Về cơ bản, có thể coi việc dành những lá phiếu bầu cho Thủ tướng Putin là một thỏa thuận để đổi lấy sự ổn định cho đất nước.

Thủ tướng Putin cũng cho rằng việc các Thủ tướng hay Tổng thống giữ cương vị lãnh đạo lâu năm trên thế giới không phải là hiếm. Ông cũng đã dẫn ra các ví dụ về trường hợp của Franklin Delano Roosevelt, người được bầu làm tổng thống của Hoa Kỳ bốn lần; Helmut Kohl, người giữ cương vị Thủ tướng Đức tới 16 năm; tướng Charles de Gaulle, người giữ cương vị Tổng thống Pháp 10 năm.

Tuy nhiên, những ý kiến được đánh giá là thuyết phục nhất mà Thủ tướng Putin đã thể hiện trong buổi trả lời phỏng vấn trên là các lập luận phản bác lại những lời chỉ trích sự ông quay trở lại của các phe đối lập và cả những những thông tin được đăng tải trên báo chí phương Tây gần đây liên quan đến “những tham vọng chủ nghĩa đế quốc” của Moscow.

Trước tiên, nhà lãnh đạo quyền lực của Nga lên tiếng trấn an các cử tri, kêu gọi họ "đừng để mất trái tim" và khẳng định rằng thỏa thuận của ông với Tổng thống Medvedev về việc trao đổi vị trí trên những lá phiếu bầu không phải là đồng nghĩa với sự thay đổi kết quả bầu cử.

Thứ hai, ông nhắc nhở những người đi bỏ phiếu cho các đảng phái khác rằng những chính sách sai lầm đã dẫn tới suy tàn và sụp đổ của đất nước trong quá khứ. Thủ tướng Putin còn đưa ra cảnh báo cho toàn bộ phe đối lập rằng, những hành động như thể "không thể có gì tồi tệ hơn nữa" là thái độ vô trách nhiệm và ông cũng nhắc lại rằng chính thái độ này đã dẫn tới những biến động xã hội trong cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 ở Nga.

Thứ ba, Thủ tướng Putin đã có một vài lời nhắc nhở cho các đối thủ cánh hữu và những chỉ trích của phương Tây đối với mình rằng: "Chim ưng là một con chim tốt" và "tôi chỉ là một con người".  Thủ tướng Putin hứa hẹn, sẽ tiếp tục theo đuổi các cải cách để "cơ chế làm việc trở nên dân chủ trực tiếp và chắc chắn rằng mọi người dân đều cảm thấy họ gần gũi với những người cầm quyền" ngay cả khi Đảng nước Nga Thống nhất (UR) "là lực lượng chính trị dẫn đầu ở Nga".

Trong hệ tư tưởng chính trị của Thủ tướng Putin cũng đã thể hiện nhiều nét tương đồng với hệ tư tưởng chính trị của Tổng thống Medvedev, mặc dù cũng có những khác biệt nhỏ mà Tổng thống Medvedev đã bày tỏ trong cuộc phỏng vấn với 3 kênh truyền hình quốc gia cách đây 2 tuần.

Tổng thống Medvedev đã đề cập  tới vấn đề cải cách dần dần, chẳng hạn như hạ thấp ngưỡng bầu cử cho các bên từ 7% xuống còn 5% vào năm 2016; trong khi Thủ tướng Putin nhấn mạnh tới sự ổn định và củng cố nền móng  cho hệ thống chính trị, tạo các điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa nền kinh tế và đưa đất nước Nga đi theo một con đường phát triển logic.

Trong khi Tổng thống Medvdev mong muốn UR trở thành đại diện cho nguyện vọng rộng rãi của công chúng Nga, thì Thủ tướng Putin lại nhấn mạnh tới mong muốn được nhìn thấy UR giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo của Nga lại có chung quan điểm về chính sách đối ngoại ôn hòa. Thủ tướng Putin cho biết, ông sẽ tiếp tục bảo vệ lợi ích quốc gia của nước Nga, nhưng "sẽ là một sai lầm lớn đối với chúng ta nếu tự biến mình thành một quả bóng siêu cường".

"Chúng ta đang và sẽ luôn luôn thực hiện một chính sách có chủ ý nhằm tìm cách tạo điều kiện phát triển cho nước Nga. Điều này có nghĩa là chúng ta muốn duy trì quan hệ láng giềng và thân thiện với tất cả các đối tác của chúng ta" - Thủ tướng Putin nói.  

Ngoài ra, ông Putin cũng nhấn mạnh thêm rằng, ông và các cộng sự của ông đã luôn luôn bảo vệ lợi ích của nước Nga "bằng dân sự", chứ không phải bằng biện pháp quân sự. Chắc chắn ý kiến trên của Thủ tướng Putin sẽ nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Medvedev - người giám sát cuộc chiến chống lại Georgia, nỗ lực để đạt được sự tiến bộ trong quan hệ với NATO tại hội nghị thượng đỉnh Lisbon và thiết lập lại quan hệ với Hoa Kỳ.

Việc tham gia phỏng vấn cùng lúc với 3 kênh truyền hình quốc gia đã trở thành phương thức truyền thông có hiệu quả cao để giải quyết các vấn đề mang tầm vóc quốc gia của cả Thủ tướng Putin và Tổng thống Medvedev.

Khi các phương tiện truyền thông hỏi Tổng thống  Medvedev và Thủ tướng Putin về lý do khiến hai nhà lãnh đạo kiên nhẫn ngồi tham gia các buổi phỏng vấn và trả lời cặn kẽ các câu hỏi của dân chúng, Thủ tướng Putin nói: Người Nga thì lắng nghe, trong khi người phương Tây càu nhàu về hơi thở của họ.



Nguyễn Hường (Theo Rian)