Tổng thống Iran nỗ lực bỏ khẩu hiệu "Mỹ hãy chết đi" tại các cuộc họp

20/10/2013 11:34
Hồng Thủy
(GDVN) - Câu khẩu hiệu, câu cửa miệng "Mỹ hãy chết đi" là một phần trong đời sống chính trị, công cộng của Iran trong gần 35 năm qua, nhưng các chính trị gia Tehran đang cố gắng để thay đổi điều này, Telegraph ngày 20/10 cho biết.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani.
Câu khẩu hiệu, câu cửa miệng "Mỹ hãy chết đi" là một phần trong đời sống chính trị, công cộng của Iran trong gần 35 năm qua, nhưng các chính trị gia Tehran đang cố gắng để thay đổi điều này, Telegraph ngày 20/10 cho biết.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani đang nỗ lực cải cách, bãi bỏ câu khẩu hiệu "Mỹ hãy chết đi" như một phần chiến lược đối ngoại của mình để cải thiện quan hệ với Mỹ và phương Tây đã gây ra một phản ứng giận dữ trong phe cứng rắn. Khẩu hiệu "Marg thanh Amrika" trong tiếng Farsi đã được sử dụng trong các cuộc họp chính thức, những nơi công cộng tại Tehran kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo tại đất nước này năm 1979 sau cuộc khủng hoảng con tin kéo dài 444 ngày. Câu khẩu hiệu này đã trở thành một trong những thông điệp chính trị thống nhất của chế độ Iran và được phát sóng vào thứ Sáu hàng tuần trên truyền hình quốc gia, nó được lặp lại ở nhiều nhà thờ Hồi giáo sau mỗi buổi cầu nguyện. Một cuộc tranh luận đã nổ ra trên toàn Iran về sự phù hợp của câu khẩu hiệu "Mỹ hãy chết đi" nổ ra hồi tháng trước khi các nhà lãnh đạo phe cải cách Iran tham gia buổi lễ cầu nguyện chiều thứ Sáu ở nhà thờ chính tại Tehran và các thành phố lớn khác. Khẩu hiểu nay đã không còn phù hợp với triển vọng quan hệ Mỹ - Iran sau cuộc điện đàm lịch sử giữa Tổng thống Hassan Rouhani với người đồng cấp Barack Obama. Tehran muốn Mỹ và phương Tây dỡ bỏ các trừng phạt kinh tế để đổi lấy sự nhượng bộ về chương trình hạt nhân của mình. "Chúng tôi có thể chống lại sức mạnh với sự thận trọng hơn là hô khẩu hiệu", ông Rouhani cho biết. Tổng thống Iran đã giành được sự ủng hộ của các giáo sĩ cao cấp Iran tại thành phố Isfahan cấm hô khẩu hiệu này. "Mỹ hãy chết đi không phải là một câu trong kinh Koran va không có logic nào với việc tụng kinh của người Hồi giáo", Sheikh Mohammad Taghi Rahbar nói với tờ Ghanoon Daily. Trong khi đó những người theo đường lối cứng rắn chỉ trích Tổng thống Hassan Rouhani là đang "bóp méo di sản chống Mỹ" của Ayatollah Khomeini, giáo sĩ lãnh đạo cuộc cách mạng năm 1979.

Hồng Thủy