Trung Quốc thành lập doanh nghiệp ở "Tam Sa", một âm mưu mới

19/09/2012 06:32
Anh Vũ (Nguồn Sina)
(GDVN) - Đây là một động thái leo thang mới của Bắc Kinh nhằm chuẩn bị tiền đề cho các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng phi pháp và triển khai các hoạt động kinh tế, đặc biệt là du lịch, ngư nghiệp phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa, động thái làm căng thẳng, phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Có thể bạn quan tâm
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 
> Mục mới: Nóng trên mạng

Giới truyền thông Trung Quốc hôm qua 18/9 đưa tin, Sở Công thương tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã cấp phép thành lập phi pháp hai doanh nghiệp tại cái gọi là "thành phố Tam Sa". Đây là các doanh nghiệp đầu tiên được thành lập tại thành phố được thành lập trái phép trên đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam - PV) vào tháng 7 vừa qua.

Một ngư dân Trung Quốc bị giới chức đưa ra cư trú trái phép trên đảo Phú Lâm - Hoàng Sa và cấp cho cái gọi là giấy phép đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Một ngư dân Trung Quốc bị giới chức đưa ra cư trú trái phép trên đảo Phú Lâm - Hoàng Sa và cấp cho cái gọi là giấy phép đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Hãng tin Sina bình luận rằng, sự kiện này cũng đánh dấu sự mở cửa cho các nhà đầu tư của cái gọi là "thành phố Tam Sa".

Sau khi 22 ngư dân của đảo Phú Lâm có giấy phép kinh doanh cá nhân vào ngày 13/7, hai doanh nghiệp, công ty Kỹ thuật Xây dựng Tam Sa và công ty Đầu tư Du lịch HNA Tam Sa, đã đăng ký tại Cục Quản lý Công nghiệp và Thương mại Hải Nam vào ngày 23/8 và ngày 6/9 và trở thành hai công ty đầu tiên thành lập ở "thành phố Tam Sa".

Tuy nhiên, do diện tích đất nhỏ ở "thành phố Tam Sa" nên không có khả năng thiết lập văn phòng ở nơi này cho các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh ở những nơi khác sau khi hoàn thành đăng ký tại "thành phố Tam Sa".

Trung Quốc động thổ xây dựng trái phép nhà máy xử lý rác thải, nước thải trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa ngày 25/8 vừa qua
Trung Quốc động thổ xây dựng trái phép nhà máy xử lý rác thải, nước thải trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa ngày 25/8 vừa qua

Theo 1 quan chức Sở Công thương Hải Nam, trước khi thành lập Phòng Công thương Tam Sa, tất cả các doanh nghiệp thành lập (phi pháp) tại đây đều đăng ký tại Sở Công thương Hải Nam. Giấy phép đăng ký kinh doanh doanh nghiệp thành lập tại cái gọi là "Tam Sa" đều đồng loạt lấy tên "Tam Sa - Hải Nam" hoặc "Tam Sa" cộng với tên ngành nghề, dịch vụ đăng ký hoạt động, nếu nhiều doanh nghiệp sẽ đánh số thứ tự.

Các hộ cá thể đăng ký kinh doanh tại cái gọi là "Tam Sa", Sở Công thương Hải Nam quy định đều nhất loạt lấy tên "Tam Sa - Vĩnh Hưng" hoặc "Vĩnh Hưng" (tên gọi đảo Phú Lâm - Hoàng Sa do Trung Quốc tự đặt ra, trái phép và vô hiệu - PV) cộng với tên ngành nghề, dịch vụ và số thứ tự.

Đây là một động thái leo thang mới của Bắc Kinh nhằm chuẩn bị tiền đề cho các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng phi pháp và triển khai các hoạt động kinh tế, đặc biệt là du lịch, ngư nghiệp phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa, động thái làm căng thẳng, phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. 

Trong quá trình học tập, công tác, giao lưu quý độc giả nào phát hiện các tài liệu (bản đồ, sách giáo khoa, thư tịch, phim ảnh, quảng cáo...) của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông có dấu hiệu chứng minh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc, xin vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi theo địa chỉ quocte@giaoduc.net.vn. Chân thành cảm ơn độc giả!


Anh Vũ (Nguồn Sina)