Trung Quốc thực sự lo ngại Nhật Bản phát triển quân đội chính quy

13/09/2012 15:25
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Trong bối cảnh mới, Tân Hoa xã cùng chuyên gia TQ Doãn Trác tỏ ra lo ngại Nhật Bản xây dựng một quân đội chính quy như các nước bình thường khác.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shigeru Ishiba: Cần chuyển đổi Lực lượng Phòng vệ thành quân đội chính quy
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shigeru Ishiba: Cần chuyển đổi Lực lượng Phòng vệ thành quân đội chính quy

Nhật muốn chuyển từ Lực lượng Phòng vệ thành Bộ Quốc phòng

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shigeru Ishiba vừa tuyên bố tham gia tranh cử chức Chủ tịch Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP), đồng thời công khai đề xuất, cần thiết để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đổi thành “quân đội chính quy”, hơn nữa nhấn mạnh phải cho phép Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể.

Tân Hoa xã cho rằng, “quyền tự vệ tập thể” tức là một khi đồng minh của Nhật Bản bị một nước thứ ba tấn công, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể xuất quân với tư cách là một tập thể, tiến hành tấn công nước thứ ba, trên thực tế có nghĩa là Nhật Bản có thể đưa Lực lượng Phòng vệ cử đi tác chiến như một quân đội chính quy.

Theo Tân Hoa xã, là một nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản không thể có quân đội, chỉ có thể có số ít lực lượng phòng vệ, điều này đã được viết vào Hiến pháp Hòa bình của Nhật Bản, Shigeru Ishiba muốn biến Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mang tính phòng ngự chuyển thành “quân đội chính quy” mang tính tấn công, đã đi ngược lại Hiến pháp Hòa bình của Nhật Bản.

Doãn Trác, Chủ nhiệm Ủy ban Chuyên gia Thông tin hóa Hải quân Trung Quốc cho rằng, “Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản” chỉ là một sự thay đổi về tên gọi, trên thực tế, về quy mô, chất lượng, cơ cấu binh lực, Quân đội Nhật Bản cơ bản chính là quy mô của một quân đội chính quy, đặc biệt Hải quân và Không quân có khả năng tấn công rất mạnh.

Nhật Bản đã đặt mua 42 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ
Nhật Bản đã đặt mua 42 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ
Nhật Bản sở hữu tên lửa SM-3 của Mỹ
Nhật Bản sở hữu tên lửa SM-3 của Mỹ

Doãn Trác nói: “Đã không phải là một lực lượng vũ trang hoàn toàn dùng để tự vệ, hoàn toàn không giống với ý tưởng về Lực lượng Phòng vệ được Mỹ xác định cho Nhật Bản vào thập niên 1950, có thể nói, trình độ kỹ thuật trang bị của họ hoàn toàn cùng thế hệ với Mỹ”.

Hải quân: Số lượng tàu chiến cỡ lớn và trung bình đứng thứ ba thế giới

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sở hữu 6 tàu Aegis, lần lượt là 4 tàu khu trục tên lửa lớp Kongo (được chế tạo trên nền tảng tàu khu trục lớp Burke của Mỹ), 2 tàu khu trục tên lửa lớp Atago được cải tiến trên nền tảng này.

Ngoài ra, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hiện có 2 tàu đổ bộ cỡ lớn là tàu Hyuga và tàu Ise (tàu sân bay trực thăng), có lượng giãn nước chuẩn là trên 13.000 tấn, thậm chí vượt tàu sân bay hạng nhẹ của một số nước, có khả năng cất/hạ cánh tất cả các máy bay trực thăng cỡ lớn của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Đồng thời, tàu khu trục trang bị máy bay trực thăng lớp 24.000 tấn của Nhật Bản cũng đang được chế tạo.

Doãn Trác cho rằng, tàu chiến Aegis Nhật Bản, tên lửa SM-3 đều là trang bị Mỹ chỉ cung cấp cho Nhật Bản trên thế giới, ngay cả các đồng minh EU khác đều không được cung cấp.

Trong khi đó, Nhật Bản đang chế tạo tàu đổ bộ cỡ lớn, một khi nhận được máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ sẽ được trang bị cho tàu sân bay hạng nhẹ. Trước đây, không cho phép Nhật Bản phát triển tàu sân bay, nhưng nay Nhật Bản đã bước lên con đường phát triển tàu sân bay.

Tàu khu trục tên lửa lớp Atago của Nhật Bản.
Tàu khu trục tên lửa lớp Atago của Nhật Bản.
Tàu khu trục tên lửa lớp Kongo Nhật Bản.
Tàu khu trục tên lửa lớp Kongo Nhật Bản.

Lục quân: Xe tăng Type 10 Nhật Bản tiên tiến hơn xe tăng Mỹ

Trang bị chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản là xe tăng Type 10, xe tăng chiến đấu thế hệ thứ tư do Nhật Bản tự chế tạo sau chiến tranh, năm 2010 bắt đầu trang bị cho quân đội, xác định tác chiến ở đô thị, có hỏa lực và trang bị bọc thép phù hợp, trọng lượng nhẹ, tính cơ động tốt, trang bị thiết bị dò tìm, báo động tích hợp, hệ thống kiểm soát hỏa lực có thể tiến hành bám theo, ngắm chuẩn tự động.

Doãn Trác cho rằng, xe tăng Type 10 của Nhật Bản được phát triển trên nền tảng của xe tăng M1A2 của Mỹ, nhưng trình độ thông tin hóa, trình độ kiểm soát tự động, trình độ kiểm soát của máy tính cao hơn, vượt cả xe tăng chiến đấu hiện có của Mỹ, khả năng tấn công hỏa lực của hỏa pháo, mức độ thông tin hóa tổng thể cũng tương đối cao.

Cụm xe tăng chiến đấu Type 90 do Nhật Bản sản xuất.
Cụm xe tăng chiến đấu Type 90 do Nhật Bản sản xuất.
Xe tăng chiến đấu Type 10 do Nhật Bản sản xuất, tiên tiến hơn cả xe tăng Mỹ.
Xe tăng chiến đấu Type 10 do Nhật Bản sản xuất, tiên tiến hơn cả xe tăng Mỹ.

Không quân: Số lượng máy bay cảnh báo sớm đứng đầu châu Á

Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản mặc dù có quy mô không lớn, nhưng có nhân viên tốt, trang bị tiên tiến, máy bay chiến đấu chủ lực là máy bay chiến đấu F-15 (do Mỹ chế tạo) và máy bay chiến đấu  F-2 (được Nhật Bản nghiên cứu chế tạo trên nền tảng của máy bay F-16 Mỹ), máy bay cảnh báo sớm là 13 máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye và 4 máy bay cảnh báo sớm E-767 mua của Mỹ, số lượng này đứng đầu châu Á.

Đồng thời với việc mua của nước ngoài, Nhật Bản cũng tích cực tiến hành công tác tự nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Shinshin, máy bay trinh sát không người lái và máy bay vận tải cỡ lớn, trong đó máy bay vận tải cỡ lớn XC-2 đã bay thử thành công lần đầu tiên trong năm nay.

Doãn Trác cho rằng, máy bay vận tải cỡ lớn của Nhật Bản là không tồi so với trình độ của thế giới. Trên nền tảng đó, Nhật Bản còn chuẩn bị phát triển máy bay vận tải, máy bay tuần tra trên biển thế hệ mới, đồng thời có thể sẽ chế tạo máy bay cảnh báo sớm.

Máy bay vận tải XC-2 do Nhật Bản sản xuất.
Máy bay vận tải XC-2 do Nhật Bản sản xuất.
Nhật Bản vừa hạ thủy tàu khu trục Fuyuzuki lớp Akizuki ngày 22/8/2012.
Nhật Bản vừa hạ thủy tàu khu trục Fuyuzuki lớp Akizuki ngày 22/8/2012.
Tàu sân bay hạng nhẹ Hyuga Nhật Bản, trang bị máy bay trực thăng.
Tàu sân bay hạng nhẹ Hyuga Nhật Bản, trang bị máy bay trực thăng.
Nhật Bản đang chế tạo tàu sân bay trực thăng lớn hơn tàu sân bay trực thăng Hyuga 30%.
Nhật Bản đang chế tạo tàu sân bay trực thăng lớn hơn tàu sân bay trực thăng Hyuga 30%.
Nhật Bản đang nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Shinshin
Nhật Bản đang nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Shinshin
Máy bay chiến đấu chi viện F-2A của Nhật Bản, phát triển trên nền tảng máy bay F-16 của Mỹ.
Máy bay chiến đấu chi viện F-2A của Nhật Bản, phát triển trên nền tảng máy bay F-16 của Mỹ.
Máy bay chiến đấu F-15J và F-15DJ của Nhật Bản, do Mỹ chế tạo.
Máy bay chiến đấu F-15J và F-15DJ của Nhật Bản, do Mỹ chế tạo.
Nhật sở hữu máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye do Mỹ chế tạo.
Nhật sở hữu máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye do Mỹ chế tạo.
Máy bay cảnh báo sớm E-767 của Nhật Bản, do Mỹ chế tạo.
Máy bay cảnh báo sớm E-767 của Nhật Bản, do Mỹ chế tạo.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)