Ủng hộ phá rừng làm nghĩa trang, lãnh đạo Vĩnh Phúc vẫn "nói hay" về bảo vệ rừng

07/02/2017 11:20
HỒNG MINH
(GDVN) - “Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên, nghiêm cấm phá rừng lấy đất. Tôi nghĩ rằng không ai dám làm sai chỉ đạo đâu”.

Thủ tướng nghiêm cấm phá rừng lấy đất 

Nhận định về các điều kiện để đảm bảo tính khả thi của dự án nghĩa trang “nuốt” hàng trăm héc ta rừng phòng hộ tại khu vực núi Ngang, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), ông Nguyễn Quốc Trị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, kiêm giữ chức Cục trưởng Cục Kiểm lâm hôm 6/2 cho rằng, đây là chuyện rất khó xảy ra.

“Chúng tôi đã nắm bắt được thông tin sự việc

"Siêu nghĩa trang" dự kiến có 70.000 mộ phần cải táng và 2 triệu ngăn lưu tro cốt hỏa táng cùng đài hỏa táng.

Địa điểm thực hiện dự án được nhắm tới là 153ha đất tại khu núi Ngang (xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo), trong đó đất dự kiến xây nghĩa trang chiếm khoảng 105,5ha.

Đáng nói, địa điểm dự kiến xây nghĩa trang chính là khu vực rừng phòng hộ mà Nhà nước đã giao các hộ gia đình, cá nhân nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ từ năm 2002.

thông qua kênh báo chí.

Qua tìm hiểu ban đầu cho thấy, hiện nay Vĩnh Phúc mới chấp thuận chủ trương dự án, chủ đầu tư chưa triển khai thực hiện.

Trước đó không lâu, Vĩnh Phúc đã có văn bản xin ý kiến của Tổng Cục Lâm nghiệp về việc chuyển đổi này (chuyển diện tích đất có rừng phòng hộ sang làm nghĩa trang).

Tổng Cục Lâm nghiệp đã giao cho đơn vị Vụ Kế hoạch - Tài chính nghiên cứu, đề xuất việc này. Cái này phải thực hiện theo quy trình”, ông Nguyễn Quốc Trị thông tin.

Tam Đảo nổi tiếng với những thắng cảnh du lịch và có khí hậu lạnh, trong lành, nếu thu hồi hơn 100ha rừng phòng hộ để làm nghĩa trang sẽ ảnh hưởng rất lớn đến du lịch nơi đây.
Tam Đảo nổi tiếng với những thắng cảnh du lịch và có khí hậu lạnh, trong lành, nếu thu hồi hơn 100ha rừng phòng hộ để làm nghĩa trang sẽ ảnh hưởng rất lớn đến du lịch nơi đây.

Lãnh đạo Tổng Cục Lâm nghiệp tỏ vẻ hoài nghi về tính hợp pháp của dự án “siêu nghĩa trang”.

"Rừng phòng hộ có hai phần (phần rừng tự nhiên, rừng trồng).

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên, nghiêm cấm phá rừng lấy đất đồng thời xử lý nghiêm những hành vi phá rừng.

Việc làm dự án cũng phải tuân thủ sự chỉ đạo chung, thực hiện theo quy định của pháp luật.

Do đó, tôi nghĩ rằng không ai dám làm sai chỉ đạo đâu", ông Trị nêu quan điểm.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cũng cho biết thêm, chỉ trong một số trường hợp hạn hữu, công trình công cộng, mang tính cấp thiết, nếu muốn được thực hiện trên đất có rừng phòng hộ phải xin ý kiến, chấp thuận của Chính phủ.

Trong trường hợp này, đơn vị có thẩm quyền phải có

Ủng hộ phá rừng làm nghĩa trang, lãnh đạo Vĩnh Phúc vẫn "nói hay" về bảo vệ rừng ảnh 2

Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "đọc vị" nghĩa trang "nuốt" rừng phòng hộ Tam Đảo

phương án phòng hộ thay thế rừng phòng hộ bị ảnh hưởng bởi dự án...", ông Trị nói

Cần phải nhắc lại rằng, trong quy hoạch Tổng thể kinh tế xã hội huyện Tam Đảo đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của UBND huyện Tam Đảo hoàn toàn không có việc "xóa sổ" hàng trăm héc ta rừng phòng hộ ở vùng đệm rừng quốc gia Tam Đảo để xây dựng nghĩa trang.

Việc tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận cho chủ đầu tư nghiên cứu, đề xuất làm quy hoạch triển khai dự án tại vị trí đất có rừng phòng hộ cũng vấp phải sự phản đối của nhiều người dân, các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực môi trường, xây dựng, lâm nghiệp...

Vậy, vì cớ gì chính quyền sở tại lại nhanh chóng chấp thuận nghiên cứu và đề xuất làm quy hoạch triển khai dự án?

Liệu đơn vị có thẩm quyền có lường trước được hậu quả về môi trường và ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm nếu cả trăm hecta rừng phòng hộ bị xóa sổ?

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đang cố tình “phớt lờ” tiếng kêu cứu của người dân, mặc cho dự án (tính khả thi, tính khoa học, các tác động môi trường...) vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ?

Trước băn khoăn của dư luận, đã rất nhiều lần phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam liên hệ, đặt lịch làm việc với nhiều lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc nhưng đều bị từ chối.

“Phải bảo vệ rừng như bảo vệ nhà của mình!”

Sáng ngày 6/2/2017 (tức ngày 10, tháng Giêng) tại Vĩnh Phúc, Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây, đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Đinh Dậu 2017.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã khẳng định vai trò, ý nghĩa và lợi ích to lớn của truyền thống tốt đẹp Tết trồng cây do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động từ mùa xuân 1960.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịchỦy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cùng lãnh đạo Vĩnh Phúc phát động Tết trồng cây 2017. Ảnh: dangcongsan.vn

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịchỦy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cùng lãnh đạo Vĩnh Phúc phát động Tết trồng cây 2017. Ảnh: dangcongsan.vn

Chủ tịch Mặt trận Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Ngày 14/4/1964, trong thư gửi Đại hội Hợp tác xã và Đội sản xuất nông nghiệp tiên tiến miền núi và trung du, Bác Hồ viết: "Nếu rừng kiệt không còn gỗ và mất nguồn nước thì ruộng nương mất màu, gây ra lũ lụt và hạn hán. Vì vậy đồng bào miền núi và trung du cũng như đồng bào miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế phải bảo vệ rừng như bảo vệ nhà của mình".

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ: “Trồng rừng, trồng cây, phải 5 năm, 10 năm mới có được lợi ích. Nhưng phá rừng, chặt cây, ngay ngày mai có hậu quả xã hội.

Trồng rừng, trồng cây để giảm xói mòn của đất, giảm mất chất màu của đất, giảm việc mất khả năng giữ nước trên rừng, giảm khả năng gây ra lũ lụt.

Trồng rừng, trồng cây để tăng khả năng tự làm sạch không khí; thêm nguyên liệu gỗ cho ngành gỗ phát triển phục vụ đất nước; thêm bóng mát cho trẻ em vui chơi, cho người già nghỉ ngơi, thêm hoa quả cho cuộc sống của mỗi gia đình.

Không bảo vệ rừng, chặt cây chính là phá đi cơ sở cuộc sống lâu dài của đất nước, tự chặt vào những giường cột của mái nhà Việt Nam”.

Có mặt tại lễ phát động, ông Nguyễn Văn Trì, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, những năm qua, toàn tỉnh Vĩnh Phúc trồng được hơn 700ha rừng sản xuất, quản lý và bảo vệ tốt gần 4.000ha rừng phòng hộ...

Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo; nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, tạo cảnh quan “xanh - sạch - đẹp”, đáp ứng yêu cầu mới của công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khi nói ra những thành tích phát triển và bảo vệ rừng nêu trên, không biết ông Trì có nghĩ đến 153ha rừng phòng hộ ở khu núi Ngang, xã Bồ Lý đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ bởi “siêu dự án” nghĩa trang vừa được Tỉnh ủy - UBND tỉnh Vĩnh Phúc "bật đèn xanh"?

Điều 58, Luật Đất đai năm 2013 quy định: Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.

1. Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:

a) Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;

b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

2. Đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi được sự chấp thuận bằng văn bản của các bộ, ngành có liên quan.

3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải có các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư;

b) Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư;

c) Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.

HỒNG MINH