Vì sao Thanh tra Chính phủ vào cuộc kiểm tra tài sản của ông Phạm Sỹ Quý?

27/06/2017 15:26
THỤY DU
(GDVN) - Nội dung thanh tra tập trung vào tài sản của ông Quý, gia đình cán bộ này.

Thanh tra tài sản của ông Quý theo phản ánh của báo chí và kiến nghị của tỉnh Yên Bái

Sáng 27/6, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho biết, đơn vị đã công bố quyết định thanh tra những nội dung về đất đai, tài sản của ông Phạm Sỹ Quý (Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Yên Bái) theo phản ánh của báo chí và đề nghị của tỉnh Yên Bái.

"Nội dung thanh tra tập trung vào tài sản của ông Quý, gia đình cán bộ này như báo chí đã phản ánh trước đó và theo đề nghị của tỉnh Yên Bái.

Đáng lẽ việc kiểm tra tài sản cán bộ thuộc thẩm quyền của tỉnh Yên Bái, tuy nhiên địa phương này lo lắng rằng nếu họ làm sẽ không khách quan, bởi ông Phạm Sỹ Quý (đối tượng bị thanh tra) là em bà Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái, nên tỉnh đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc.

Đề nghị của tỉnh Yên Bái mang tính cầu thị, thể hiện tinh thần khách quan. 

Cơ quan Thanh tra Chính phủ sẽ thực hiện thanh tra khách quan, công bằng", Cục trưởng Đạt nói

Trước đó, Chánh thanh tra tỉnh Yên Bái cũng ra quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai; việc cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng đối với hộ gia đình bà Hoàng Thị Huệ, là vợ của ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái 

Theo phản ánh, gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái "thâu tóm"

Vì sao Thanh tra Chính phủ vào cuộc kiểm tra tài sản của ông Phạm Sỹ Quý? ảnh 1

Trong 1 ngày, 13.000m2 đất rừng thành đất ở cho Giám đốc Sở Tài nguyên Yên Bái

hơn 13 nghìn mét vuông đất rừng, đất thủy sản rồi chuyển đổi sang đất ở để xây các công trình quy mô đồ sộ.

Điều đặc biệt hơn, chỉ trong 1 ngày, 06 quyết định liên tiếp nhau được cấp dưới ký để chuyển hàng nghìn mét vuông đất rừng sang đất ở cho vợ ông Phạm Sỹ Quý.

Tài sản của ông Quý và gia đình có được là hợp pháp?

Việc Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái cũng được cho là sở hữu một quần thể gồm thể biệt thự, nhà sàn, cầu treo, hồ nước và một số hạng mục công trình khác hết sức hoành tráng.

Điều này cũng làm dấy lên nghi vấn về khối tài sản lớn mà vợ chồng ông Quý đang sở hữu?

Phó Giáo sư Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII (ảnh: Ngọc Quang/giaoduc.net.vn).
Phó Giáo sư Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII (ảnh: Ngọc Quang/giaoduc.net.vn).

Bình luận về sự việc nêu trên, Phó Giáo sư Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, việc thanh tra tài sản của ông Quý và những người có liên quan là hết sức cần thiết.

"Việc kiểm tra, xác minh tài sản cán bộ và những người có liên quan với ông Quý là điều hết sức cần thiết, bởi nếu tài sản có được từ sức lao động chân chính của người ta, thì đó là niềm vui của đất nước, của nhân dân.

Đó còn là sự ngưỡng mộ của xã hội đối với gia đình cán bộ làm kinh tế giỏi.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra, xác minh tài sản của cán bộ và người thân của họ cũng là cách giúp người ta trả lời cho dư luận biết rằng, tài sản đó có được đã hợp pháp hay chưa?

Trường hợp tài sản của cán bộ nhưng đứng tên vợ thì vợ phải giải trình số tài sản đó. Tài sản đó hình thành có hợp pháp không?

Dư luận cũng có quyền đặt câu hỏi rằng, nếu bà Huệ không phải vợ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, liệu bà này có thể sở hữu khối tài sản lớn như vậy không?", Phó Giáo sư Bùi Thị An đặt nghi vấn.

Nhận định chung về việc sở hữu, kê khai tài sản của cán bộ hiện nay, vị Đại biểu Quốc hội khóa XIII đưa ra nhận định:

"Trong quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, ngoài cán bộ đang đương chức, thì những người thân của họ cũng nằm trong diện phải kê khai tài sản và giải trình khi có yêu cầu.

Nhưng trên thực tế rất ít người (chỉ một bộ phận quan

Vì sao Thanh tra Chính phủ vào cuộc kiểm tra tài sản của ông Phạm Sỹ Quý? ảnh 3

Thường vụ Tỉnh Thanh Hóa bổ nhiệm nhiều cấp phó trái luật sao không ai tố cáo?

chức - phóng viên) có tài sản lớn đứng tên thật của mình.

Theo đó, tài sản mà cán bộ có được có thể đã được "chuyển hóa" cho người thân, nhưng thực chất lại là tài sản của họ, do tiền của họ mua", Phó Giáo sư Bùi Thị An nhận định.

Phó Giáo sư Bùi Thị An cũng cho rằng, trong hoàn cảnh tỉnh Yên Bái vẫn phải xin gạo cứu đói cho dân, thì việc cán bộ và người thân sở hữu một quần thể gồm thể biệt thự, nhà sàn... hoành tráng như vậy có phần "nhạy cảm".

"Nếu biệt thự này nằm ở Hà Nội thì đó là điều hết sức bình thường so với mặt bằng kinh tế chung của thủ đô.

Tất nhiên có thể người ta sẽ lý giải rằng đó là tiền của họ và họ có quyền mua và xây dựng nhà cửa.

Nhưng trong khi đời sống nhân dân tỉnh Yên Bái nói chung còn gặp khó khăn, thì việc anh xây dựng nhiều hạng mục công trình hoành tráng như vậy có nên không?Người dân sẽ nghĩ về cán bộ của mình như thế nào?

Cán bộ là đầy tớ của dân. Là đầy tới trước hết phải lo cho dân trước khi anh lo cho anh và gia đình. Anh đã lo cho dân được nhiều chưa mà lo cho mình nhiều như vậy?

Tôi cho rằng chuyện này hết sức nhạy cảm, cần lưu tâm", Phó Giáo sư Bùi Thị An nói.

Đồng quan điểm trên, Đại biểu Quốc hội Trương Minh Hoàng (Cà Mau) nói rõ thêm:

"Theo như phản ánh thì những người có liên quan tới khối tài sản này, trong đó có ông Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái cần giải trình nguồn gốc tài sản có được do đâu mà có?

Theo quy định, cán bộ công chức trong diện kê khai tài sản, hàng năm phải làm rõ tài sản có phát sinh, trong đó có việc kê khai về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, số lượng tiền từ 50 triệu đồng trở lên gửi tiết kiệm...

Nếu cán bộ có khối tài sản phát sinh thì người đó phải có trách nhiệm giải trình, làm rõ.

Đại biểu Quốc hội Trương Minh Hoàng (ảnh: quochoi.vn).
Đại biểu Quốc hội Trương Minh Hoàng (ảnh: quochoi.vn).

Nếu tài sản đó có dấu hiệu không rõ ràng thì đề nghị Ban thường vụ Tỉnh ủy (đơn vị quản cán bộ, hồ sơ, bản kê khai tài sản cán bộ) phải có trách nhiệm làm rõ. 

Nếu tài sản đó được chuyển cho người thân thì phải làm rõ tại sao nó mất đi.

Bởi trong phiếu kê khai tài sản phải làm rõ tài sản phát sinh và tài sản mất đi. Do đó, nếu tài sản đã được chuyển nhượng cho vợ, con thì cũng phải giải trình. 

Bên cạnh đó, nếu có dư luận không hay về việc sở hữu tài sản của cán bộ và người thân cán bộ, thì cơ quan đơn vị trực tiếp quản lý đối với cán bộ này phải có báo cáo giải trình.

Đặc biệt phải làm rõ tài sản giảm, tăng của cán bộ và những người có liên quan", Đại biểu Trương Minh Hoàng cho hay.

Bên cạnh đó, một số ý kiến nghi ngại rằng, ông Phạm Sỹ Quý là em trai Bí thư Tỉnh Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà, do đó việc kiểm tra cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng đối với hộ gia đình bà Hoàng Thị Huệ, là vợ của ông Phạm Sỹ Quý sẽ gặp không ít khó khăn?

Vì sao Thanh tra Chính phủ vào cuộc kiểm tra tài sản của ông Phạm Sỹ Quý? ảnh 5

Tướng Công an Yên Bái phủ nhận sở hữu biệt thự lớn trên khu đất hơn 10.000m2

Về việc này, Đại biểu Trương Minh Hoàng cho rằng, đây là nhận định chưa có cơ sở.

"Nguyên tắc hoạt động của của Đảng là tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách.

Do đó, chúng ta nên tin tưởng cơ quan thanh tra trong vụ việc này.

Kết quả thanh tra không phải do một người quyết định. Cho nên rất khó có chuyện Bí thư tỉnh "bảo vệ" cho người thân của mình khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ.

Tôi nghĩ chúng ta chưa nên bàn vội chuyện cơ quan thanh tra bị tác động bởi mối quan hệ nói trên", Đại biểu Trương Minh Hoàng nêu quan điểm.

THỤY DU