Vụ cán bộ bắt con dân đem bán: Những đứa trẻ mang họ "Thiệu" (P2)

11/05/2011 00:00
(GDVN) - 2002 đến 2005, cả thị trấn Cao Bình đã có tổng cộng 16 trẻ em bị lực lượng "cán bộ dân số" bắt đi và hiện không rõ số phận các em ra sao.

(GDVN) - Bị những cán bộ dân số bắt khỏi vòng tay bố mẹ và gia đình không chỉ có Dương Linh, ngay từ năm 2002 cũng tại chính thị trấn Cao Bình này hai chị em sinh đôi cũng bị đám người này đến cướp đi một bé.

{iarelatednews articleid='1952'}

Những đứa trẻ mang họ "Thiệu"

Một đứa con sinh đôi của anh Đông bị bắt, hiện cháu bé tại đang ở bên Mỹ
Một trong hai đứa con sinh đôi của anh Đông bị bắt, hiện cháu
bé đang ở bên Mỹ

Vợ chồng anh Tăng Hữu Đông ở thôn Cao Phượng thuộc thị trấn Cao Bình sinh 2 người con gái năm 1995 và 1997, vì không có tiền nộp phạt "sinh con thứ 2", ngôi nhà vợ chồng anh đang ở đã bị những người ban dân số đến tháo dỡ, đập phá buộc hai vợ chồng phải ra thành phố kiếm việc mưu sinh, nhưng họ vẫn thề sẽ quyết sinh cho kỳ được con trai mới thôi. 

Khi mang thai, vợ chồng anh phải lánh tạm sang quê vợ ở một thời gian để tránh những cán bộ dân số hỏi thăm, thậm chí họ không dám ở trong nhà bố mẹ vợ mà phải dựng tạm một túp lều trúc trong rừng. Ngày 15/9/2000 vợ anh chị Viên Tán Hoa vợ anh Đông sinh đôi, 2 bé gái, "một đứa đầu ra trước, một đứa đầu ra sau" - bà đỡ Lý Quế Hoa nhớ lại chuyện năm xưa và kể cho phóng viên nghe. Khi đó anh Đông vẫn "hạ quyết tâm" sinh thêm một đứa nữa, dù gái dù trai cũng sẽ dừng lại.

Tháng 2/2001 hai vợ chồng anh quyết định đến Thâm Quyến làm ăn, 4 đứa con anh chị mang theo 3 đứa, một đứa trong cặp sinh đôi họ gửi lại vợ chồng người anh trai chị Hoa nuôi hộ. Một năm sau, ngày 30/5/2002 khoảng 10 người của ban dân số do Trần Hiếu Vũ và Viên Dịch đến bao vây nhà anh chị Viên Quốc Hùng, Châu Tú Hoa bắt đứa bé mới một tuổi rưỡi đưa đi, chị Hoa cũng bị bọn chúng đưa lên trụ sở với cớ vợ chồng anh không đóng phí bảo trợ xã hội. Những người này đòi 3000 tệ tiền chuộc mới chịu thả người.


Tuy nhiên hôm sau khi anh Hùng mang 3000 tệ lên, bọn chúng lại đòi 5000 tệ, cuối cùng là 10000 tệ. Tranh cãi với những người này không ăn thua, họ kiên quyết không trả người nếu vợ chồng anh Hùng không nộp đủ một vạn. Vì thông tin liên lạc khó khăn, vợ chồng anh Hùng không thể liên lạc được với em mình để báo tin dữ. Mãi tới năm 2003 khi vợ chồng anh Đông về quê chịu tang mẹ mới ngã ngửa vì con mình đã bị người ta bắt đi từ một năm trước.

Bà Nga cho biết đứa cháu ngoại 3 tháng tuổi đã bị bắt đi không biết sống chết ra sao
Bà Nga cho biết đứa cháu ngoại 3 tháng tuổi đã bị bắt đi không
biết sống chết ra sao
 
Không chỉ vợ chồng anh Đông bị mất con vì sinh "vỡ kế hoạch", có cả những người khi nhận con nuôi, đã mất tiền lo lót cho cán bộ thôn để làm giấy tờ khai sinh, nhập hộ khẩu cho con nuôi cuối cùng vẫn bị người ta cướp mất. Điều khoản duy nhất để "chuộc" lại con mình là nộp tiền, nhưng nộp bao nhiêu thì không có quy chế nào rõ ràng mà tùy thuộc vào cửa miệng "cán bộ dân số".


Anh Vương Triều Dung ở thôn Sơn Đồng kể lại với phóng viên, tháng 8/2004 anh đang làm ăn ở Đông Uyển - Quảng Đông có lần nhặt được một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Không vợ, không con, anh Dung động lòng trắc ẩn và quyết định sẽ nuôi đứa bé. Trở về địa phương, anh phải bỏ một khoản tiền lót tay cho cán bộ thôn để xin nhận con nuôi, làm giấy khai sinh và nhập hộ khẩu cho bé. Ở nhà một năm, anh gửi lại đứa con cho người dì nhờ nuôi hộ để đi miền Nam làm ăn, mỗi tháng anh đều đặn gửi về 350 tệ cho dì nhờ chăm sóc cháu bé.

Bé Quyên thôn Phượng Hình ở cùng bà nội, em gái của Quyên bị người ta bắt đi lúc 8 tháng tuổi
Bé Quyên thôn Phượng Hình ở cùng bà nội, em gái của Quyên
bị người ta bắt đi lúc 8 tháng tuổi
 
Ngày 28/7/2005 lại đám cán bộ dân số đông hơn 10 người tìm đến nhà người dì ruột anh Dung và bắt cháu bé đem đi với lý do "nuôi dưỡng phi pháp" và đòi 8000 tệ tiền chuộc. 4 tháng sau khi về quê thăm con, anh Dung mới tá hỏa khi biết con mình đã bị bắt và đưa vào viện phúc lợi xã hội Thiệu Dương.

Trong khoảng 4 năm từ 2002 đến 2005, cả thị trấn Cao Bình đã có tổng cộng 16 trẻ em bị lực lượng "cán bộ dân số" bắt đi và hiện không rõ số phận các em ra sao.

Những đứa trẻ bị bắt, có em là con thứ 2, thứ 3 trong gia đình, có em là con nuôi, mặc dù đã "nộp đủ lệ phí" nhưng vẫn bị những người này tìm lý do để bắt. Khi đưa vào viện phúc lợi xã hội Thiệu Dương, các em đều được làm lại giấy tờ, thay tên đổi họ thành họ Thiệu.

Kỳ 3: Tiền bắt phạt trẻ em trở thành nguồn thu chính của địa phương?
 
Hồng Thủy (theo Tân Hoa Xã, Tân thế kỷ)