Tại các phố chuyên bán các phụ kiện của chị em như Đinh Liệt, Ngõ Gạch (Hoàn Kiếm, Hà Nội)... những ngày trời rét tấp nập hơn bao giờ hết. Các loại khăn quàng cổ của Trung Quốc bằng dạ mỏng có họa tiết đơn giản được nhiều người chọn mua với giá từ 50.000 – 80.000 đồng/chiếc, khăn dạ dày từ 100.000 – 300.000 đồng/chiếc, khăn voan có giá 50.000 – 100.000 đồng/chiếc; các loại khăn cao cấp bằng dạ, len của Hàn Quốc, Nhật Bản có giá từ 200.000 – 500.000 đồng/chiếc... (Ảnh: Lao động) |
Chủ cửa hàng lưu niệm trên phố Tạ Quang Bửu (Bách Khoa, Hà Nội) cho biết: “Lượng khách mua khăn quàng cổ mấy ngày qua tăng từ 30 – 40%. Nhu cầu mua khăn tăng cao dẫn tới giá bán cũng bị đẩy lên từ 20 – 30% so với thời điểm đầu tháng 12/2010”. (Ảnh: Giáo Dục Việt Nam). |
Nếu như đầu mùa rét, loại găng tay len bình thường có giá 40.000 – 60.000 đồng/đôi thì nay tăng thêm 20.000 đồng/đôi, loại găng tay len có pha da hiện bán 150.000 đồng/đôi, trong khi trước đó chỉ có 120.000 đồng/đôi... (Ảnh: Giáo Dục Việt Nam). |
Nhiều loại găng tay “Made in China” được bán với mức giá khá đắt 200.000 – 300.000đ đồngđôi, găng tay của Nhật Bản, Hàn Quốc... đội lên thành 400.000 đến 1 triệu đồng/đôi. |
Mấy ngày nay, mọi người dân cũng đổ xô đi mua áo chống rét khi thấy thời tiết lạnh tăng cường. Trên các tuyến phố vốn được coi là “phố quần áo” chính của Hà Nội như Ngô Quyền, Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc, Hàng Bông, Hoàng Quốc Việt... lượng khách tăng đột biến cả ban ngày lẫn đêm. (Ảnh: VOV) |
Vừa co ro vì rét, vừa ngắm nghía tìm mua áo khoác tại một cửa hàng ở Giảng Võ, một khách hàng cho biết: "Hôm nay, thời tiết lạnh quá, tôi tìm áo khoảng dưới 500.000 đồng/cái để mặc tạm. Tuy nhiên, các chủ hàng đã đua nhau tăng giá khoảng 20-30% nên khó chọn đồ ưng ý với mức tiền này”. (Ảnh: TTXVN) |
Theo ước tính người bán hàng quần áo rong trên vỉa hè phố Chùa Bộc (Hà Nội), những ngày này, lượng khách đến xem và mua hàng tăng gấp ba, bốn lần ngày thường. Các loại quần áo phao, đồ len, dạ chống rét đang bán chạy nhiều nhất. (Ảnh: Lao động). |
: Mặc dù giá bán đã rục rịch tăng từ 10% - 15% so với thời điểm trước Tết nhưng các mặt hàng chống rét trên phố Nguyễn Lương Bằng, Phùng Hưng, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy... vẫn hút khách. Quạt sưởi, đèn sưởi, lò sưởi đang là những loại hàng bán chạy nhất. (Ảnh: GDVN) |
Một chủ cửa hàng trên phố Nguyễn Lương Bằng nói: Tôi có thâm niên gần 20 năm bán hàng điện máy, nhưng đây là năm bán hàng chống rét chạy nhất. Mỗi ngày cửa hàng tôi bán được từ 15- 20 chiếc đèn sưởi, quạt sưởi, lò sưởi... Có nhiều ngày cứ đến khoảng 2-3 giờ chiều là không còn hàng để bán. (Ảnh: GDVN). |
Theo ghi nhận của PV, thị trường máy sưởi năm nay phong phú, đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Giá bán các loại máy sưởi dầu và sưởi điện loại tốt giá dao động trung bình trong khoảng 1 - 2 triệu đồng. Một số loại máy sưởi Trung Quốc 100% có giá bán rẻ nên rất nhiều người chọn mua. |
Ngoài mục đích ban đầu là giữ ấm, giờ đây quần tất trở thành một phụ kiện thời trang không thể thiếu của chị em trong những ngày giá rét. |
Phố Gia Ngư (Hoàn Kiếm, Hà Nội), mỗi ngày có hàng nghìn khách tới hỏi mua quần tất. Những ngày rét lạnh, mỗi cửa hàng bán được trung bình khoảng 500 chiếc quần tết dày, mỏng khác nhau. |
Không chỉ quần tất thời trang, đắt tiền mới đông khách, những loại quần tất giá rẻ khoảng 30 – 50 nghìn đồng/chiếc cũng được bày bán la liệt trên thị trường. Thay vì 7h30 tối mới mở hàng, những ngày trời rét này, một số nơi, nhiều người bán rong đem hàng ra trưng bày từ 4h chiều và kéo dài tới hơn 11h đêm. |
Ngoài các trang phục chính chống rét như quần áo, tất, găng tay,… những chiếc bịt tai như thế này cũng không thể thiếu trong mùa đông. Những ngày “đại hàn” như thời gian vừa qua khiến mặt hàng này bán chạy hơn bao giờ hết. |
Khởi Sự (Tổng hợp)