Sau 18 năm có mặt tại Việt Nam chiếm thị phần lớn, liên tục mở rộng sản xuất kinh doanh thế nhưng chỉ có 4 năm có lãi đó là nguyên nhân khiến người tiêu dùng đặt ra nghi vấn chuyển giá với đại gia đồ uống Nestlé.
Sản phẩm Nestlé tràn ngập thị trường, Nestlé cũng đang đứng đầu về thương hiệu cà phê hòa tan. Thành công trên thị trường tiêu thụ, liên tục mở rộng sản xuất... mới đây nhà máy chế biến cà phê với số vốn lên tới 250 triệu USD, thế nhưng theo công bố của Nestlé Việt Nam, sau 18 nămhoạt động tại Việt Nam, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam chỉ có lãi trong 4 năm và đơn vị này đang lỗ lũy thừa lên đến 30,8 triệu USD, chiếm 20% vốn chủ sở hữu.
Sau công bố này, Nestlé đã khiến dư luận đặt nghi vấn về tính trung thực về số lỗ kia, nghi vấn chuyển giá, trốn thuế lại được dư luận đặt ra như với đại gia đồ uống khác là Coca-Cola trước đây.
Tuy nhiên theo ông Vũ Quốc Tuấn - Trưởng phòng Truyền thông và Đối ngọai của Nestlé Việt Nam lại cho biết: “Công ty Nestlé Việt Nam hiện nay đang có lãi, chúng tôi đang đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”.
Giải thích về số lỗ lũy thừa lớn được công bố mới đây ông Tuấn cho biết: “Khoản lỗ này là khoản lỗ trên sổ sách, nó không liên quan đến chuyện nộp thuế. Nếu tính trên phương diện nộp thuế thì Nestlé Việt Nam không có khoản lỗ nào, chúng tôi vấn đang đóng thuế Thu nhập doanh nghiệp theo quy định của nhà nước”.
Còn theo số liệu thống kê của Tổng cục Thuế thì từ năm 2007 đến nay, Nestlé Việt Nam đã nộp 288 tỷ đồng thuế Thu nhập doanh nghiệp. Để xác định được việc các doanh nghiệp FDI như Nestlé Việt Nam có chuyển giá hay không, Tổng cục thuế cho rằng phải dựa trên nhiều yếu tố chứ không chỉ căn cứ vào tình hình lỗ lãi của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Quang Tiến – Phó Ban Thường trực Ban Cải cách và Hiện đại hóa Tổng cục thuế cho rằng: “Để xác định doanh nghiệp FDI có chuyển giá hay không phải dựa trên phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp từng năm xem các bản kê khai giao dịch của doanh nghiệp đã gửi cơ quan thuế thì chúng tôi sẽ trả lời được. Còn Nestlé, hiện chúng tôi chưa thanh tra giao dịch liên kết, chúng tôi sẽ yêu cầu Tổng Cục thuế báo cáo một cách chi tiết”.
Tổng Cục thuế cũng cho biết, đơn vị này đang đẩy mạnh cuộc thanh kiểm tra các hoạt động chống chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Kết quả mang lại rất đáng nói khi số tiền tuy thu của những doanh nghiệp FDI kinh doanh BĐS có hành vi chuyển giá trốn thuế đã lên đến hàng chục triệu USD. Sắp tới ngành thuế sẽ tập chung thanh kiểm tra các doanh nghiệp FDI kinh doanh trong các ngành da giầy, thực phẩm đồ ăn, nước giải khát.
Sản phẩm Nestlé tràn ngập thị trường, Nestlé cũng đang đứng đầu về thương hiệu cà phê hòa tan. Thành công trên thị trường tiêu thụ, liên tục mở rộng sản xuất... mới đây nhà máy chế biến cà phê với số vốn lên tới 250 triệu USD, thế nhưng theo công bố của Nestlé Việt Nam, sau 18 nămhoạt động tại Việt Nam, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam chỉ có lãi trong 4 năm và đơn vị này đang lỗ lũy thừa lên đến 30,8 triệu USD, chiếm 20% vốn chủ sở hữu.
Sau công bố này, Nestlé đã khiến dư luận đặt nghi vấn về tính trung thực về số lỗ kia, nghi vấn chuyển giá, trốn thuế lại được dư luận đặt ra như với đại gia đồ uống khác là Coca-Cola trước đây.
Các sản phẩm Nestlé chiếm lĩnh thị trường đặc biệt là sản phẩm cà phê hòa tan tuy nhiên Nestle Việt Nam vẫn bão lỗ lũy kế 30.8 triệu USD |
Tuy nhiên theo ông Vũ Quốc Tuấn - Trưởng phòng Truyền thông và Đối ngọai của Nestlé Việt Nam lại cho biết: “Công ty Nestlé Việt Nam hiện nay đang có lãi, chúng tôi đang đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”.
Giải thích về số lỗ lũy thừa lớn được công bố mới đây ông Tuấn cho biết: “Khoản lỗ này là khoản lỗ trên sổ sách, nó không liên quan đến chuyện nộp thuế. Nếu tính trên phương diện nộp thuế thì Nestlé Việt Nam không có khoản lỗ nào, chúng tôi vấn đang đóng thuế Thu nhập doanh nghiệp theo quy định của nhà nước”.
Còn theo số liệu thống kê của Tổng cục Thuế thì từ năm 2007 đến nay, Nestlé Việt Nam đã nộp 288 tỷ đồng thuế Thu nhập doanh nghiệp. Để xác định được việc các doanh nghiệp FDI như Nestlé Việt Nam có chuyển giá hay không, Tổng cục thuế cho rằng phải dựa trên nhiều yếu tố chứ không chỉ căn cứ vào tình hình lỗ lãi của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Quang Tiến – Phó Ban Thường trực Ban Cải cách và Hiện đại hóa Tổng cục thuế cho rằng: “Để xác định doanh nghiệp FDI có chuyển giá hay không phải dựa trên phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp từng năm xem các bản kê khai giao dịch của doanh nghiệp đã gửi cơ quan thuế thì chúng tôi sẽ trả lời được. Còn Nestlé, hiện chúng tôi chưa thanh tra giao dịch liên kết, chúng tôi sẽ yêu cầu Tổng Cục thuế báo cáo một cách chi tiết”.
Tổng Cục thuế cũng cho biết, đơn vị này đang đẩy mạnh cuộc thanh kiểm tra các hoạt động chống chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Kết quả mang lại rất đáng nói khi số tiền tuy thu của những doanh nghiệp FDI kinh doanh BĐS có hành vi chuyển giá trốn thuế đã lên đến hàng chục triệu USD. Sắp tới ngành thuế sẽ tập chung thanh kiểm tra các doanh nghiệp FDI kinh doanh trong các ngành da giầy, thực phẩm đồ ăn, nước giải khát.
Hoàng Lực (Nguồn VTV)