Sản phẩm nghi nhiễm độc đã được thu hồi nhưng ai sẽ đứng ra bảo vệ cho những trẻ đã dùng sữa không đảm bảo đến giờ vẫn là một câu hỏi. Thông tin một số sản phẩm Similac, Dumex của Abbot và Danone bị thu hồi vì nghi có chứa chất độc đang thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận thời gian qua. Bởi rất đơn giản, sữa công thức chủ yếu dành cho đối tượng trẻ nhỏ vốn có sức đề kháng chưa tốt, dễ nhảy cảm với bệnh tật và một nghi vấn nhỏ về chất lượng sữa cũng đủ khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Dù các hãng rất tích cực và khẩn trương thu hồi các sản phẩm nhưng việc họ im lặng khi được hỏi về trách nhiệm đối với những trẻ em đã dùng sữa có nghi nhiễm độc vẫn khiến dư luận không khỏi bức xúc.
Thu hồi sữa nhiễm khuẩn (Ảnh: VTV News).
|
Một người tiêu dùng cho biết: “Tôi nghĩ việc kiểm tra y tế đối với các cháu nhỏ đã sử dụng sản phẩm sữa bị nhiễm khuẩn là rất cần thiết. Bởi các cháu đang trong giai đoạn phát triển mà lại sử dụng sữa bẩn này sẽ bị ảnh hưởng không chỉ ngày một ngày hai mà còn ảnh hưởng lâu dài”. Không chỉ mất niềm tin với những sản phẩm sữa bị thu hồi, người tiêu dùng còn có thái độ quay lưng với
Sữa Fonterra lại dính bê bối nhiễm hóa chất độc hại
Cục ATVSTP công bố kết quả kiểm tra sữa Abbott, Dumex nhiễm khuẩn
Thu hồi sữa nhiễm khuẩn, nhãn hàng Abbott và Dumex "tê liệt"
nhiều sản phẩm sữa ngoại nói chung. Nhiều đại lý cho biết, doanh số của một số loại sữa của hãng phải thu hồi sản phẩm giảm mạnh trên 40%. Về phía các đại lý sữa, chính họ cũng cho rằng, việc thăm khám y tế cho các cháu đã sử dụng sản phẩm sữa bị nhiễm độc là hoàn toàn cần thiết và mang lại quyền lợi cho chính công ty sữa ngoại. Anh Trần Tuấn Khanh, chủ đại lý sữa Khánh Ly, Trần Xuân Soạn cho rằng: “Theo tôi không chỉ riêng Abbot mà các hãng sữa khác nếu cảm thấy có trách nhiệm với sản phẩm của mình nên có những đợt thăm khám cho khách hàng. Như vậy sẽ tạo niềm tin cho khách hàng đối với sản phẩm của hãng mình”. Các hãng sữa ngoại đã nhanh chóng thông báo và thu hồi sản phẩm sữa bị nghi có chứa chất độc. Thế nhưng trong tất cả các thông báo, thông cáo báo chí gửi tới truyền thông và công chúng, thông tin chỉ là tiến độ thu hồi sản phẩm. Không có một dòng chữ nào giải thích về lý do thu hồi, triệu chứng nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải và hướng xử lý cho bố mẹ. Có thông cáo ghi rằng “nếu có nghi ngờ cha mẹ có thể đưa con đến cơ sở y tế”, nhưng đưa con đi đâu, cần khám những dấu hiệu gì và ai chịu chi phí đó (cha mẹ trẻ em hay công ty sữa) cũng không một lời giải thích. Và khi phóng viên đề cập đến vấn đề này, đại diện các công ty sữa ngoại chỉ im lặng. Dù trên thực tế, độc tính của loại chất được cho là có trong sản phẩm sữa đã bị thu hồi được chính Cục An toàn thực phẩm xác nhận . Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết: “Các trường hợp nhiễm bệnh có thể phát ra trong vòng 24-36 giờ với các biểu hiện tiêu chảy, nôn, khó nuốt hay giãn đồng tử và trong những trường hợp này không bao giờ có biểu hiện sốt. Trường hợp nặng hơn có thể gây liệt”. Trước khi bỏ tiền ra mua sản phẩm, có lẽ không khách hàng nào mong muốn nhận được câu trả lời tương tự như đại diện các hãng sữa ngoại tại Việt Nam. Nhiều người tiêu dùng không thể lường trước được điều này khi họ đã bỏ ra thật nhiều tiền mua sữa với hy vọng mang đến cho con trẻ những thực phẩm bổ dưỡng nhất. Theo các luật sư, các hãng sữa không thể và không nên trốn tránh trách nhiệm thăm khám y tế đối với những trẻ em đã sử dùng các sản phẩm sữa nghi nhiễm độc. Luật sư Trần Minh Hải, Công ty luật Basico cho biết: “Theo quy định điều 23 Luật Bảo vệ người tiêu dùng, nếu trong trường hợp trẻ em đã tiêu thụ sữa nhiễm độc và có biểu hiện ảnh hưởng từ lỗi của sản phẩm thì tất cả các thiệt hại bao gồm chi phí khám chữa bệnh sẽ do nhà sản xuất và người kinh doanh thực hiện”. Cho đến nay, việc thu hồi các sản phẩm sữa nghi nhiễm chất độc đã gần hoàn tất, nhưng ai chịu trách nhiệm cho sức khỏe và thể chất của những trẻ em đã uống phải sản phẩm sữa chứa khuẩn đọc vẫn là câu hỏi lớn dành cho các doanh nghiệp có sản phẩm bị thu hồi thời gian qua.
Theo VTV