"Bóng đen" mang tên viễn thông
Ngay khi các doanh nghiệp viễn thông xin gia nhập thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình trả tiền (THTT), Hiệp hội THTT và nhiều đơn vị đã đồng loạt lên tiếng.
Trong văn bản hôm 12/3, gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, tổng Thanh tra Chính phủ, Hiệp hội THTT cho rằng thị trường THTT đang có dấu hiệu bão hòa, kinh tế VN đang gặp nhiều khó khăn, Nhà nước đang có chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế nhà nước, các đơn vị trong ngành truyền hình đang bắt đầu thực hiện lộ trình số hóa đến năm 2020 nên việc Viettel xin đầu tư cung cấp dịch vụ truyền hình cáp sẽ gây ra nhiều... hệ quả xấu!
Thêm nữa cả Hiệp hội THTT và VTV đều “tố” các đơn vị này đầu tư kinh doanh ngoài ngành. Đặc biệt cơ quan đại diện THTT còn “cảnh báo” sự ra đời của một đơn vị cung cấp THTT như Viettel sẽ tạo ra nhiều vấn đề phức tạp mà các cơ quan quản lý sẽ phải xử lý trong thời gian tới.
Hơn nữa, các đơn vị này không có thế mạnh về sản xuất nội dung truyền hình - một yếu tố quyết định sự thành bại của dịch vụ truyền hình trả tiền. Quan trọng hơn, điều này dễ gây ra lãng phí nguồn lực, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Đặc biệt là việc cạnh tranh bản quyền các giải thể thao, chương trình truyền hình nước ngoài.
Theo như những văn bản kiến nghị mà Hiệp hội THTT, VTV, VCTV, SCTV gửi các cơ quan chức năng để “ngăn sông cấm chợ” các doanh nghiệp truyền thông tham gia thị trường THTT thì viễn thông chẳng khác nào bóng đen ám vào thị trường này.
Những bước tiến... lùi?
Khoan hãy bàn đến chuyện tố nhau kinh doanh ngoài ngành hay trong ngành chỉ riêng việc cạnh tranh bản quyền các giải thể thao, chương trình truyền hình nước ngoài tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạng mà VTV đưa ra để phản đối các doanh nghiệp viễn thông chỉ càng khơi lại cục tức của khách hàng.
Câu chuyện về bản quyền ngoại hàng Anh của K+ dường như càng khiến những lời nói ấy trở thành “tiền hậu bất nhất”. Trước đó, năm 2010, việc K+ tuyên bố độc quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh ở Việt Nam và bán đầu thu, phí thuê bao cao đã bị người hâm mộ bóng đá Việt Nam tẩy chay. Và với một mức giá khủng nhất từ trước đến nay là 40 triệu USD mà K+ đưa ra để có được bản quyền giải đấu này càng làm cho nhiều người choáng váng.
Nhiều ý kiến cho rằng để cân đối thu chi, giá bán đầu thu và mức phí thuê bao của K+ sẽ phải tăng lên tương ứng để bù đắp số tiền mua bản quyền. Như vậy, người xem hứng chịu mức giá cao do gánh thêm mức giá "khủng" để mua bản quyền. Suy cho cùng thì trăm nỗi lại đổ người dùng.
Không có sự tham gia của các đơn vị truyền thông, sự cạnh tranh lành mạnh bấy lâu nay trên thị trường THTT theo các nói của VTV thì những bước đi kia chẳng khác gì nữa bước tiến lùi.
Xu hướng thị trường cần sự cạnh tranh mở rộng để THTT phổ cập dịch vụ, từ đó người dân có được nội dung tốt, giá phù hợp và chất lượng tốt chứ không phải khư khư giữ phần thành ngược xu hướng. Điều đó chẳng khác nào việc tiến mà như lùi.
Tổ chức hệ thống phát thanh truyền hình gồm 3 khâu: Sản xuất nội dung chương trình do các đài phát thanh truyền hình thực hiện, hạ tầng truyền dẫn, phát sóng do các doanh nghiệp viễn thông thực hiện và tổ chức cung cấp dịch vụ (các doanh nghiệp cung cấp các kênh PTTH đến người xem).
Đối với khâu sản xuất nội dung chương trình, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch hệ thống báo chí và phát thanh truyền hình trên cả nước, trong đó nội dung quy hoạch này chủ yếu điều chỉnh số lượng các kênh phát thanh truyền hình, mô hình tổ chức, bộ máy, hoạt động của các đài trên toàn quốc…
Đối với hạ tầng truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình điều chỉnh về hạ tầng, mạng lưới tập trung chủ yếu đối với phương thức phát thanh truyền hình mặt đất. Hiện nay đã có Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020 được phê duyệt tại quyết định 22/2009 QĐ-TTg, Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến 2020.
Ngay khi các doanh nghiệp viễn thông xin gia nhập thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình trả tiền (THTT), Hiệp hội THTT và nhiều đơn vị đã đồng loạt lên tiếng.
Trong văn bản hôm 12/3, gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, tổng Thanh tra Chính phủ, Hiệp hội THTT cho rằng thị trường THTT đang có dấu hiệu bão hòa, kinh tế VN đang gặp nhiều khó khăn, Nhà nước đang có chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế nhà nước, các đơn vị trong ngành truyền hình đang bắt đầu thực hiện lộ trình số hóa đến năm 2020 nên việc Viettel xin đầu tư cung cấp dịch vụ truyền hình cáp sẽ gây ra nhiều... hệ quả xấu!
Thêm nữa cả Hiệp hội THTT và VTV đều “tố” các đơn vị này đầu tư kinh doanh ngoài ngành. Đặc biệt cơ quan đại diện THTT còn “cảnh báo” sự ra đời của một đơn vị cung cấp THTT như Viettel sẽ tạo ra nhiều vấn đề phức tạp mà các cơ quan quản lý sẽ phải xử lý trong thời gian tới.
Hơn nữa, các đơn vị này không có thế mạnh về sản xuất nội dung truyền hình - một yếu tố quyết định sự thành bại của dịch vụ truyền hình trả tiền. Quan trọng hơn, điều này dễ gây ra lãng phí nguồn lực, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Đặc biệt là việc cạnh tranh bản quyền các giải thể thao, chương trình truyền hình nước ngoài.
Theo như những văn bản kiến nghị mà Hiệp hội THTT, VTV, VCTV, SCTV gửi các cơ quan chức năng để “ngăn sông cấm chợ” các doanh nghiệp truyền thông tham gia thị trường THTT thì viễn thông chẳng khác nào bóng đen ám vào thị trường này.
Những bước tiến... lùi?
Khoan hãy bàn đến chuyện tố nhau kinh doanh ngoài ngành hay trong ngành chỉ riêng việc cạnh tranh bản quyền các giải thể thao, chương trình truyền hình nước ngoài tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạng mà VTV đưa ra để phản đối các doanh nghiệp viễn thông chỉ càng khơi lại cục tức của khách hàng.
Câu chuyện về bản quyền ngoại hàng Anh của K+ dường như càng khiến những lời nói ấy trở thành “tiền hậu bất nhất”. Trước đó, năm 2010, việc K+ tuyên bố độc quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh ở Việt Nam và bán đầu thu, phí thuê bao cao đã bị người hâm mộ bóng đá Việt Nam tẩy chay. Và với một mức giá khủng nhất từ trước đến nay là 40 triệu USD mà K+ đưa ra để có được bản quyền giải đấu này càng làm cho nhiều người choáng váng.
Nhiều ý kiến cho rằng để cân đối thu chi, giá bán đầu thu và mức phí thuê bao của K+ sẽ phải tăng lên tương ứng để bù đắp số tiền mua bản quyền. Như vậy, người xem hứng chịu mức giá cao do gánh thêm mức giá "khủng" để mua bản quyền. Suy cho cùng thì trăm nỗi lại đổ người dùng.
Không có sự tham gia của các đơn vị truyền thông, sự cạnh tranh lành mạnh bấy lâu nay trên thị trường THTT theo các nói của VTV thì những bước đi kia chẳng khác gì nữa bước tiến lùi.
Xu hướng thị trường cần sự cạnh tranh mở rộng để THTT phổ cập dịch vụ, từ đó người dân có được nội dung tốt, giá phù hợp và chất lượng tốt chứ không phải khư khư giữ phần thành ngược xu hướng. Điều đó chẳng khác nào việc tiến mà như lùi.
Tổ chức hệ thống phát thanh truyền hình gồm 3 khâu: Sản xuất nội dung chương trình do các đài phát thanh truyền hình thực hiện, hạ tầng truyền dẫn, phát sóng do các doanh nghiệp viễn thông thực hiện và tổ chức cung cấp dịch vụ (các doanh nghiệp cung cấp các kênh PTTH đến người xem).
Đối với khâu sản xuất nội dung chương trình, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch hệ thống báo chí và phát thanh truyền hình trên cả nước, trong đó nội dung quy hoạch này chủ yếu điều chỉnh số lượng các kênh phát thanh truyền hình, mô hình tổ chức, bộ máy, hoạt động của các đài trên toàn quốc…
Đối với hạ tầng truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình điều chỉnh về hạ tầng, mạng lưới tập trung chủ yếu đối với phương thức phát thanh truyền hình mặt đất. Hiện nay đã có Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020 được phê duyệt tại quyết định 22/2009 QĐ-TTg, Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến 2020.
Văn Minh