Sáng nay (6/12), tại Hội thảo về Mô hình tiết kiệm nhà ở CHLB Đức và kinh nghiệm cho Việt Nam, thay mặt Bộ Xây dựng Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đã đưa ra nhận định về nhu cầu nhà ở cũng như thực tế nguồn tài chính cung ứng cho việc phát triển nhà ở hiện nay.
Khẳng định tại hội thảo Thử trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng: “Việc lo nhà ở cho người dân không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm của xã hội mà còn là trách nhiệm của bản thân mỗi gia đình. Trong đó vai trò của nhà nước chủ yếu là ban hành các cơ chế chính sách phù hợp với tình hình kinh tế và đất nước”.
Vì thế để phát triển nhà ở cần huy động nguồn vốn từ cộng đồng, các tổ chức. Nhà nước cũng khuyến khích từng hộ gia đình phải có ý thức trong việc tiết kiệm tiền để lo vấn đề nhà ở cho mình.
Khẳng định tại hội thảo Thử trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng: “Việc lo nhà ở cho người dân không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm của xã hội mà còn là trách nhiệm của bản thân mỗi gia đình. Trong đó vai trò của nhà nước chủ yếu là ban hành các cơ chế chính sách phù hợp với tình hình kinh tế và đất nước”.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam (ngồi giữa) trao đổi với báo chí về mô hình ngân hàng tiết kiệm nhà ở . |
Vì thế để phát triển nhà ở cần huy động nguồn vốn từ cộng đồng, các tổ chức. Nhà nước cũng khuyến khích từng hộ gia đình phải có ý thức trong việc tiết kiệm tiền để lo vấn đề nhà ở cho mình.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nguồn tài chính phát triển nhà ở nói chung và nhà ở cho người thu nhập thấp chủ yếu đến từ ba nguồn chính. Thứ nhất từ nguồn hỗ trợ của nhà nước thông qua việc cấp vốn từ ngân sách bằng các hình thức hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ miễn giảm tiền sử dụng đất và các loại thuế, phí. Cụ thể như các chương trình hỗ trợ phát triển nhà ở sinh viên, chương trình 167 giai đoạn 1 hỗ trợ 500.000 hộ dân tương ứng với khoảng 2,5 triệu người khu vực nông thôn, chương trình nhà vượt lũ…
“Do nguồn vốn nhà nước có hạn nên nguồn tài chính này chủ yếu phục vụ các đối tượng ưu tiên như gia đình chính sách, học sinh sinh viên, người thu nhập thấp” Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết thêmThứ hai để phát triển nhà từ việc huy động vốn các ngân hàng thương mại. Đây được coi là kênh điều phối chủ yếu phục vụ nhà ở thương mại cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại.Thứ ba là huy động từ nguồn vốn tự có của các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nhà ở.
Tuy nhiên khi khủng hoảng tài chính xảy ra các tổ chức tín dụng thắt chặt, dừng cho vay dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn. Thị trường BĐS dần đóng băng gây tác động xấu cho nền kinh tế.
Do vậy vấn đề đặt ra là phải tìm ra các kênh huy động vốn riêng biệt cho phát triển nhà ở nói riêng và BĐS nói chung nhằm giảm áp lực cho các tổ chức tín dụng.
“Bộ Xây dựng cho rằng ngoài hệ thống tín dụng như hiện nay thì Luật Nhà ở sửa đổi cần phải có quy định để hình thành thêm kênh tài chính mới nhằm mở rộng kênh huy động vốn vừa thu hút nguồn tiền dư thừa cùa người dân cho việc phát triển nhà ở”, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.
Từ đó Thứ trưởng Nam cho rằng mô hình Ngân hàng tiết kiệm nhà là tổ chức tài chính chuyên nhận tiền gửi, cho vay trong lĩnh vực nhà ở. Việc thành lập mô hình Ngân hàng tiết kiệm nhà ở vừa huy động được nguồn tiền nhàn rỗi của người dân vừa tạo được ý thức tiết kiệm cho gia đình người dân để có thể sở hữu những ngôi nhà mình cần.
Trong khi đó, nêu lên sự thành công của mô hình tiết kiệm nhà ở tại CHLB Đức, bà Jutta Frasch - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của CHLB Đức tại Việt Nam cho biết đến nay mô hình tiết kiệm nhà ở của CHLB Đức đã có 100 năm thực hiện và thu được hiệu quả tốt.
“Rất nhiều người Đức đã tìm đến mô hình tiết kiệm nhà ở để có thể xây được ngôi nhà riêng của mình. Với sự hỗ trợ lãi suất cho khoản vay cố định trong khoảng thời gian dài đã góp phần tái thiết nước Đức sau khi chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Sau khi kết thúc chiến thanh Thế giới lần 2, kinh tế Đức suy sụp, mô hình này góp phần tái thiết và xây dựng một nước Đức giàu mạnh như hiện nay” Bà Jutta Frasch cho biết thêm.
Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHLB Đức, mô hình Ngân hàng tiết kiệm nhà ở khi phát triển sẽ không trở thành đối thủ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại bởi đây là các ngân hàng đặc chủng. “Ngân hàng tiết kiệm nhà ở thực hiện ở Việt Nam để cho người dân có vốn để xây nhà không nên coi là sự cạnh tranh với các ngân hàng thương mại mà nên coi đây là sự bổ sung một thiết chế tài chính giúp ngân hàng thương mại giảm rủi do khi cho vay để mua nhà và xây nhà” Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHLB Đức - Bà Jutta Frasch nói.
Được biết sau buổi hội thảo Bộ Xây dựng sẽ xem xét nghiên cứu xây dựng các quy định về việc hình thành mô hình ngân hàng chuyên kinh doanh tiết kiệm nhà ở, bảo đảm phù hợp với điều kiện của Việt nam để đưa và Luật Nhà ở (sửa đổi) và báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội thông qua vào năm 2014.
Do vậy vấn đề đặt ra là phải tìm ra các kênh huy động vốn riêng biệt cho phát triển nhà ở nói riêng và BĐS nói chung nhằm giảm áp lực cho các tổ chức tín dụng.
“Bộ Xây dựng cho rằng ngoài hệ thống tín dụng như hiện nay thì Luật Nhà ở sửa đổi cần phải có quy định để hình thành thêm kênh tài chính mới nhằm mở rộng kênh huy động vốn vừa thu hút nguồn tiền dư thừa cùa người dân cho việc phát triển nhà ở”, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.
Từ đó Thứ trưởng Nam cho rằng mô hình Ngân hàng tiết kiệm nhà là tổ chức tài chính chuyên nhận tiền gửi, cho vay trong lĩnh vực nhà ở. Việc thành lập mô hình Ngân hàng tiết kiệm nhà ở vừa huy động được nguồn tiền nhàn rỗi của người dân vừa tạo được ý thức tiết kiệm cho gia đình người dân để có thể sở hữu những ngôi nhà mình cần.
Trong khi đó, nêu lên sự thành công của mô hình tiết kiệm nhà ở tại CHLB Đức, bà Jutta Frasch - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của CHLB Đức tại Việt Nam cho biết đến nay mô hình tiết kiệm nhà ở của CHLB Đức đã có 100 năm thực hiện và thu được hiệu quả tốt.
“Rất nhiều người Đức đã tìm đến mô hình tiết kiệm nhà ở để có thể xây được ngôi nhà riêng của mình. Với sự hỗ trợ lãi suất cho khoản vay cố định trong khoảng thời gian dài đã góp phần tái thiết nước Đức sau khi chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Sau khi kết thúc chiến thanh Thế giới lần 2, kinh tế Đức suy sụp, mô hình này góp phần tái thiết và xây dựng một nước Đức giàu mạnh như hiện nay” Bà Jutta Frasch cho biết thêm.
Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHLB Đức, mô hình Ngân hàng tiết kiệm nhà ở khi phát triển sẽ không trở thành đối thủ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại bởi đây là các ngân hàng đặc chủng. “Ngân hàng tiết kiệm nhà ở thực hiện ở Việt Nam để cho người dân có vốn để xây nhà không nên coi là sự cạnh tranh với các ngân hàng thương mại mà nên coi đây là sự bổ sung một thiết chế tài chính giúp ngân hàng thương mại giảm rủi do khi cho vay để mua nhà và xây nhà” Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHLB Đức - Bà Jutta Frasch nói.
Được biết sau buổi hội thảo Bộ Xây dựng sẽ xem xét nghiên cứu xây dựng các quy định về việc hình thành mô hình ngân hàng chuyên kinh doanh tiết kiệm nhà ở, bảo đảm phù hợp với điều kiện của Việt nam để đưa và Luật Nhà ở (sửa đổi) và báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội thông qua vào năm 2014.
Hoàng Lực