Cơn ác mộng SEA Games 2011 chưa phải là thảm bại kinh hoàng nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam nhưng lại gây thất vọng nhiều nhất.
Gần như tất cả các tờ báo đã cùng nhau mổ xẻ thất bại của đội tuyển theo nhiều cách khác nhau.
Phải sa thải HLV Falko Goetz
Đã có những nghi ngờ xung quanh phương pháp huấn luyện của HLV Goetz đối với đội U23 Việt Nam. Và sau thất bại tại SEA Games 2011, mọi chuyện đã thực sự rõ ràng...
Các cầu thủ đội tuyển U-23 VN sau trận thua U-23 Indonesia 0-2. |
HLV Goetz là người có khả năng, nhưng rõ ràng ông chưa phù hợp với bóng đá VN lúc này. Các học trò không thể quen với những giáo án có khối lượng quá sức, càng không quen với “kỷ luật thép” đến mức hà khắc mà ông thầy người Đức áp đặt.
Việc phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” khiến họ bị căng cứng tâm lý. Những đôi chân càng nặng nề hơn bởi sức ép thành tích, và mọi chuyện trở nên tồi tệ, khó cứu vãn sau trận thua U23 Indonesia 0-2.
HLV Falko Goetz chưa đem lại thành công nào cho bóng đá VN. |
Ông Lê Thế Thọ - cựu Phó Chủ tịch VFF phát biểu trên báo Dân Việt: “Sau thất bại của đội bóng, HLV bao giờ cũng là người chịu trách nhiệm đầu tiên. Thời gian tới, VFF nên xem xét lại những điều khoản trong hợp đồng để có những quyết định cứng rắn với HLV Goetz”.
Ông Nguyễn Hồng Thanh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá SLNA, chia sẻ: "Với tư cách là một HLV chuyên nghiệp, ông Goetz sẽ tự biết phải hành xử thế nào cho đúng. Nếu ông Goetz xin rút, chúng ta nên ủng hộ."
Báo Thể thao 24h đặt câu hỏi: "Falko Goetz ra đi được chưa?" Và câu trả lời đưa ra: được rồi.
Xét về chuyên môn, người ta không thấy sự tiến bộ nào đáng kể. U 23 Myanmar là một thước đo lý tưởng. Từ chỗ thắng 5-0 ở VFF, U.23 hòa 0-0 ở vòng bảng SEA Games (khi đối thủ mất người) và đến trận thua 1-4 ở trận tranh HCĐ rõ ràng là một bước lùi sâu.
Với vai trò và quyền quyết định của mình, hiển nhiên Falko Goetz phải là người chịu trách nhiệm chính và lẽ ra phải có một lá đơn từ chức nhanh chóng như Tavares năm 2004 hay A.Riedl năm 2007.
Sự thất vọng của NHM lên đến cực điểm sau trận thua ở bán kết khi Falko Goetz tìm cách đổ lỗi cho cầu thủ cũng như những điều kiện khách quan. Đó là cách làm của người thiếu chuyên nghiệp và lòng tự trọng.
Tờ Lao Động cũng cho rằng: Dù HLV Falko Goetz khẳng định chuyện từ chức còn phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng giữa ông với LĐBĐ Việt Nam (VFF) nhưng với những gì U23 Việt Nam đã thể hiện trước U23 Myanmar trong trận tranh HCĐ vào chiều 21-11 trên sân Gelora Bung Karno, sớm muộn VFF cũng phải tính chuyện thanh lý hợp đồng nếu không muốn bị dư luận tiếp tục phản ứng.
Chiếc ghế của nhà cầm quân người Đức lẽ ra vẫn khá an toàn nếu U23 Việt Nam giành được HCĐ. Tuy nhiên, sau trận thua nặng nề đến khó tin trước U23 Myanmar, dư luận buộc phải hoài nghi về năng lực của HLV người Đức bởi khi gặp những đối thủ mạnh thực sự, điểm yếu của U23 Việt Nam lập tức bị phơi bày. Từ hàng thủ yếu kém, hàng công bế tắc cho đến hình ảnh ông Goetz ngồi bất lực trên ghế huấn luyện, để mặc trợ lý Văn Sỹ hò hét chỉ đạo các học trò. Rõ ràng đó không phải là “tinh thần kiểu Đức” mà người hâm mộ đã mong chờ ông Goetz truyền lửa cho các tuyển thủ U23 Việt Nam.
Trách nhiệm của VFF ở đâu?
Một cuộc đại phẫu V.League và cuối cùng cho ra đời Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VFP) không chỉ đánh dấu chiến thắng của những ông bầu mà còn khẳng định sự yếu kém trong quản lý - điều hành giải đấu quan trọng nhất trong hệ thống thi đấu QG. Nên nhớ rằng một giải VĐQG mạnh, sạch, hấp dẫn là tiền đề, là đường băng cho các đội tuyển phát triển. Gieo gì gặt nấy, thất bại hôm qua của U 23 Việt Nam thêm một lần khẳng định về mối quan hệ “nhân quả ấy”.
Ông Nguyễn Hồng Thanh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá SLNA, chia sẻ: "Với tư cách là một HLV chuyên nghiệp, ông Goetz sẽ tự biết phải hành xử thế nào cho đúng. Nếu ông Goetz xin rút, chúng ta nên ủng hộ."
Báo Thể thao 24h đặt câu hỏi: "Falko Goetz ra đi được chưa?" Và câu trả lời đưa ra: được rồi.
Xét về chuyên môn, người ta không thấy sự tiến bộ nào đáng kể. U 23 Myanmar là một thước đo lý tưởng. Từ chỗ thắng 5-0 ở VFF, U.23 hòa 0-0 ở vòng bảng SEA Games (khi đối thủ mất người) và đến trận thua 1-4 ở trận tranh HCĐ rõ ràng là một bước lùi sâu.
Với vai trò và quyền quyết định của mình, hiển nhiên Falko Goetz phải là người chịu trách nhiệm chính và lẽ ra phải có một lá đơn từ chức nhanh chóng như Tavares năm 2004 hay A.Riedl năm 2007.
Sự thất vọng của NHM lên đến cực điểm sau trận thua ở bán kết khi Falko Goetz tìm cách đổ lỗi cho cầu thủ cũng như những điều kiện khách quan. Đó là cách làm của người thiếu chuyên nghiệp và lòng tự trọng.
Tờ Lao Động cũng cho rằng: Dù HLV Falko Goetz khẳng định chuyện từ chức còn phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng giữa ông với LĐBĐ Việt Nam (VFF) nhưng với những gì U23 Việt Nam đã thể hiện trước U23 Myanmar trong trận tranh HCĐ vào chiều 21-11 trên sân Gelora Bung Karno, sớm muộn VFF cũng phải tính chuyện thanh lý hợp đồng nếu không muốn bị dư luận tiếp tục phản ứng.
Chiếc ghế của nhà cầm quân người Đức lẽ ra vẫn khá an toàn nếu U23 Việt Nam giành được HCĐ. Tuy nhiên, sau trận thua nặng nề đến khó tin trước U23 Myanmar, dư luận buộc phải hoài nghi về năng lực của HLV người Đức bởi khi gặp những đối thủ mạnh thực sự, điểm yếu của U23 Việt Nam lập tức bị phơi bày. Từ hàng thủ yếu kém, hàng công bế tắc cho đến hình ảnh ông Goetz ngồi bất lực trên ghế huấn luyện, để mặc trợ lý Văn Sỹ hò hét chỉ đạo các học trò. Rõ ràng đó không phải là “tinh thần kiểu Đức” mà người hâm mộ đã mong chờ ông Goetz truyền lửa cho các tuyển thủ U23 Việt Nam.
Trách nhiệm của VFF ở đâu?
Một cuộc đại phẫu V.League và cuối cùng cho ra đời Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VFP) không chỉ đánh dấu chiến thắng của những ông bầu mà còn khẳng định sự yếu kém trong quản lý - điều hành giải đấu quan trọng nhất trong hệ thống thi đấu QG. Nên nhớ rằng một giải VĐQG mạnh, sạch, hấp dẫn là tiền đề, là đường băng cho các đội tuyển phát triển. Gieo gì gặt nấy, thất bại hôm qua của U 23 Việt Nam thêm một lần khẳng định về mối quan hệ “nhân quả ấy”.
Sự bất lực của U23 VN hay sự yếu kém của cả nền bóng đá VN |
Ông Vũ Mạnh Hải chia sẻ: “Đừng để những người nghiệp dư điều hành bóng đá chuyên nghiệp”.
Cho đến giờ, thì nhiều chuyên gia bóng đá lại cảm thấy VFF đã quá vội vàng trong việc tiến hành Đại hội thường niên VFF trong khi lẽ ra, thất bại của U 23 sẽ phải được coi là một dấu mốc, phải được đưa lên bàn Đại hội - cơ quan cao nhất của nền bóng đá nước nhà để mổ xẻ và tiến hành đại phẫu.
Tại lễ tổng kết V.League 2011, PCT VFF Lê Hùng Dũng khi đăng đàn có tuyên bố: “Anh Tuấn, anh Khôi (TTK Trần Quốc Tuấn và Trưởng BTC giải Dương Nghiệp Khôi) không làm được thì nghỉ đi”
Những câu hỏi tương tự, lẽ ra phải lặp lại ở thất bại của U 23 Việt Nam. Dư luận, NHM đòi hỏi những người có trách nhiệm cao nhất ở VFF phải chịu trách nhiệm chứ không phải khoán trắng cho HLV trưởng để rồi khi thất bại, chỉ cần quyết định sa thải là xong.
Bộ máy VFF đã xuống cấp và chẳng thể hy vọng nó cho ra những kết quả như ý được nữa. Bởi vậy, thất bại của U23 Việt Nam ở SEA Games này, phần thuộc về Falko Goetz rất nhỏ mà phần nhiều thuộc về cách quản lý cũng như điều hành yếu kém của VFF.
U23 Việt Nam nói riêng và cả nền bóng đá của chúng ta nói chung, nếu muốn cải thiện được vị trí trên bản đồ thế giới thì cần phải tìm ra đúng chỗ ung nhọt đang gây nhức nhối và loại trừ nó đi.
Nhưng giờ thì để xem ai sẽ dám đứng dậy xin lỗi người hâm mộ nước nhà.
Còn từ chức ư? Để xem ông Goetz và ngài chủ tịch VFF - tự trọng của ai cao hơn!
Bóng đá Việt Nam ngày càng tệ
Cơn ác mộng SEA Games 2011 chưa phải là thảm bại kinh hoàng nhất trong lịch sử của U23 Việt Nam nhưng lại gây thất vọng nhất vì chưa bao giờ đội nhà yếu toàn diện như vậy...
Dù chưa vội kết luận rằng so với những đội bóng đàn anh trước đây, lứa U23 cầu thủ Việt Nam sang Jakarta lần này là yếu nhất nhưng hình ảnh những Long Giang, Văn Quyết, Văn Thắng, Huỳnh Phú, Lâm Anh Quang, Tuấn Mạnh thể hiện sự bạc nhược, bế tắc trước những đối thủ vốn xưa nay bị xem là cửa dưới như U23 Lào, U23 Đông Timor hay U23 Myanmar thực sự khiến người hâm mộ không thể nghĩ khác. Dư luận bày tỏ sự phẫn nộ cũng là điều rất dễ hiểu bởi khoác lên người màu cờ sắc áo dân tộc nhưng suốt hành trình SEA Games 2011, ngoại trừ trận thắng trước U23 Brunei, còn lại trận nào các cầu thủ của HLV Falko Goetz cũng khiến người hâm mộ vừa xem vừa âu lo, thấp thỏm.
Thực tế, hơn nửa đội hình U23 Việt Nam là những cầu thủ chuyên đá dự bị cho các ngoại binh chủ lực ở các đội thuộc V-League và Giải Hạng nhất. Dù sức trẻ là lợi thế nhưng sự non kém kinh nghiệm trận mạc đã tạo ra một khoảng cách trình độ lớn ngay trong nội bộ U23 Việt Nam. Cộng thêm các trụ cột như Trọng Hoàng, Văn Quyết, Long Giang hay Thành Lương quá tải sau một mùa V-League căng thẳng, việc U23 Việt Nam càng đá càng bế tắc, bạc nhược cũng là điều không khó lý giải. Lao Động đặt vấn đề.
Cho đến giờ, thì nhiều chuyên gia bóng đá lại cảm thấy VFF đã quá vội vàng trong việc tiến hành Đại hội thường niên VFF trong khi lẽ ra, thất bại của U 23 sẽ phải được coi là một dấu mốc, phải được đưa lên bàn Đại hội - cơ quan cao nhất của nền bóng đá nước nhà để mổ xẻ và tiến hành đại phẫu.
Tại lễ tổng kết V.League 2011, PCT VFF Lê Hùng Dũng khi đăng đàn có tuyên bố: “Anh Tuấn, anh Khôi (TTK Trần Quốc Tuấn và Trưởng BTC giải Dương Nghiệp Khôi) không làm được thì nghỉ đi”
Những câu hỏi tương tự, lẽ ra phải lặp lại ở thất bại của U 23 Việt Nam. Dư luận, NHM đòi hỏi những người có trách nhiệm cao nhất ở VFF phải chịu trách nhiệm chứ không phải khoán trắng cho HLV trưởng để rồi khi thất bại, chỉ cần quyết định sa thải là xong.
Bộ máy VFF đã xuống cấp và chẳng thể hy vọng nó cho ra những kết quả như ý được nữa. Bởi vậy, thất bại của U23 Việt Nam ở SEA Games này, phần thuộc về Falko Goetz rất nhỏ mà phần nhiều thuộc về cách quản lý cũng như điều hành yếu kém của VFF.
U23 Việt Nam nói riêng và cả nền bóng đá của chúng ta nói chung, nếu muốn cải thiện được vị trí trên bản đồ thế giới thì cần phải tìm ra đúng chỗ ung nhọt đang gây nhức nhối và loại trừ nó đi.
Nhưng giờ thì để xem ai sẽ dám đứng dậy xin lỗi người hâm mộ nước nhà.
Còn từ chức ư? Để xem ông Goetz và ngài chủ tịch VFF - tự trọng của ai cao hơn!
Bóng đá Việt Nam ngày càng tệ
Cơn ác mộng SEA Games 2011 chưa phải là thảm bại kinh hoàng nhất trong lịch sử của U23 Việt Nam nhưng lại gây thất vọng nhất vì chưa bao giờ đội nhà yếu toàn diện như vậy...
Thất bại bẽ bàng của bóng đá VN. |
Dù chưa vội kết luận rằng so với những đội bóng đàn anh trước đây, lứa U23 cầu thủ Việt Nam sang Jakarta lần này là yếu nhất nhưng hình ảnh những Long Giang, Văn Quyết, Văn Thắng, Huỳnh Phú, Lâm Anh Quang, Tuấn Mạnh thể hiện sự bạc nhược, bế tắc trước những đối thủ vốn xưa nay bị xem là cửa dưới như U23 Lào, U23 Đông Timor hay U23 Myanmar thực sự khiến người hâm mộ không thể nghĩ khác. Dư luận bày tỏ sự phẫn nộ cũng là điều rất dễ hiểu bởi khoác lên người màu cờ sắc áo dân tộc nhưng suốt hành trình SEA Games 2011, ngoại trừ trận thắng trước U23 Brunei, còn lại trận nào các cầu thủ của HLV Falko Goetz cũng khiến người hâm mộ vừa xem vừa âu lo, thấp thỏm.
Thực tế, hơn nửa đội hình U23 Việt Nam là những cầu thủ chuyên đá dự bị cho các ngoại binh chủ lực ở các đội thuộc V-League và Giải Hạng nhất. Dù sức trẻ là lợi thế nhưng sự non kém kinh nghiệm trận mạc đã tạo ra một khoảng cách trình độ lớn ngay trong nội bộ U23 Việt Nam. Cộng thêm các trụ cột như Trọng Hoàng, Văn Quyết, Long Giang hay Thành Lương quá tải sau một mùa V-League căng thẳng, việc U23 Việt Nam càng đá càng bế tắc, bạc nhược cũng là điều không khó lý giải. Lao Động đặt vấn đề.
Tờ Thanh Niên dùng một từ “Bạc” để hình dung về đội U23 VN.
Bạc ở đây chính là tinh thần thi đấu bạc nhược, rệu rã. Không được vào chung kết, là thôi, là bỏ, là thả, là… thua. Một trận thua cay đắng chưa từng có, vì đây không chỉ thua tỷ số, mà thua về tinh thần, thua về ý thức cống hiến, và thua về trách nhiệm.
Bạc đây, là bạc bẽo với tấm lòng và niềm tin của hàng triệu người hâm mộ VN gửi vào đội tuyển.
Bạc đây còn là bạc tình với chính người thầy của mình, HLV Falko Goetz. Dù ông Goetz chỉ mới nắm đội tuyển hơn hai tháng, nhưng thầy trò một ngày cũng nên tình nên nghĩa. Huống chi đây, thầy đã dồn hết tâm huyết để dạy dỗ, huấn luyện trò, và thầy đã đặt niềm tin vào các học trò của mình, tới mức không muốn tin bất cứ sự nghi ngờ nào hướng vào học trò của ông.
Có lẽ, nên “dâng tặng” toàn bộ cái “Bạc” này cho Liên đoàn bóng đá VN, cho những người lãnh đạo của liên đoàn ấy. Họ đã gặt được chính những gì mình đã gieo.
Và nghi vấn bán độ
Báo Tuổi Trẻ đã đặt ra nghi vấn, phải chăng có tiêu cực của các cầu thủ U23 Việt Nam, đặc biệt là ở trận gặp U23 Lào.
Theo tờ báo này, kèo tài - xỉu trận đấu trên là 3,5 trái. Nếu ai đặt xỉu thì thua to khi tổng số bàn thắng của trận này là 4 bàn (ai đặt tài thì thắng). Có thể nói dựa vào thực lực hai đội, dù U23 VN chuyến này không hay lắm, nhưng sau trận thắng Brunei 8-0, sau việc đội Lào thua Đông Timor 0-3, đặt cửa tài là sự lựa chọn của số đông.
Vì vậy, nhiều người đặt nghi vấn: một số cầu thủ VN chỉ muốn kết quả trận đấu dừng ở tỉ số 2-1. Những người tin có dàn xếp tỉ số đã cho rằng việc Văn Thắng ghi bàn ấn định tỉ số 3-1 làm tan nát những ai đặt cửa xỉu. Hình ảnh Văn Thắng mừng rỡ sau khi ghi bàn đã không được một vài đồng đội hưởng ứng. Đặc biệt Văn Quyết, anh ôm mặt với dáng vẻ đầy tiếc nuối!?
Trước đó, U23 Việt Nam được hưởng một quả penalty nhưng Trọng Hoàng thực hiện một quả sút cẩu thả, đưa bóng ra ngoài.
Khi được hỏi về nghi vấn tiêu cực, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ bày tỏ sự băn khoăn: “Tôi cũng nghe dư luận bàn tán về chuyện tiêu cực. Tôi không thể nói rằng có hay không có, nhưng rõ ràng phải có những biểu hiện như thế nào đó nên dư luận mới bàn tán”.
Bạc ở đây chính là tinh thần thi đấu bạc nhược, rệu rã. Không được vào chung kết, là thôi, là bỏ, là thả, là… thua. Một trận thua cay đắng chưa từng có, vì đây không chỉ thua tỷ số, mà thua về tinh thần, thua về ý thức cống hiến, và thua về trách nhiệm.
Bạc đây, là bạc bẽo với tấm lòng và niềm tin của hàng triệu người hâm mộ VN gửi vào đội tuyển.
Bạc đây còn là bạc tình với chính người thầy của mình, HLV Falko Goetz. Dù ông Goetz chỉ mới nắm đội tuyển hơn hai tháng, nhưng thầy trò một ngày cũng nên tình nên nghĩa. Huống chi đây, thầy đã dồn hết tâm huyết để dạy dỗ, huấn luyện trò, và thầy đã đặt niềm tin vào các học trò của mình, tới mức không muốn tin bất cứ sự nghi ngờ nào hướng vào học trò của ông.
Có lẽ, nên “dâng tặng” toàn bộ cái “Bạc” này cho Liên đoàn bóng đá VN, cho những người lãnh đạo của liên đoàn ấy. Họ đã gặt được chính những gì mình đã gieo.
Và nghi vấn bán độ
Báo Tuổi Trẻ đã đặt ra nghi vấn, phải chăng có tiêu cực của các cầu thủ U23 Việt Nam, đặc biệt là ở trận gặp U23 Lào.
Kiến tạo bàn thắng cho Văn Thắng nhưng sao Văn Quyết lại ôm mặt như có thảm họa? |
Theo tờ báo này, kèo tài - xỉu trận đấu trên là 3,5 trái. Nếu ai đặt xỉu thì thua to khi tổng số bàn thắng của trận này là 4 bàn (ai đặt tài thì thắng). Có thể nói dựa vào thực lực hai đội, dù U23 VN chuyến này không hay lắm, nhưng sau trận thắng Brunei 8-0, sau việc đội Lào thua Đông Timor 0-3, đặt cửa tài là sự lựa chọn của số đông.
Vì vậy, nhiều người đặt nghi vấn: một số cầu thủ VN chỉ muốn kết quả trận đấu dừng ở tỉ số 2-1. Những người tin có dàn xếp tỉ số đã cho rằng việc Văn Thắng ghi bàn ấn định tỉ số 3-1 làm tan nát những ai đặt cửa xỉu. Hình ảnh Văn Thắng mừng rỡ sau khi ghi bàn đã không được một vài đồng đội hưởng ứng. Đặc biệt Văn Quyết, anh ôm mặt với dáng vẻ đầy tiếc nuối!?
Trước đó, U23 Việt Nam được hưởng một quả penalty nhưng Trọng Hoàng thực hiện một quả sút cẩu thả, đưa bóng ra ngoài.
Khi được hỏi về nghi vấn tiêu cực, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ bày tỏ sự băn khoăn: “Tôi cũng nghe dư luận bàn tán về chuyện tiêu cực. Tôi không thể nói rằng có hay không có, nhưng rõ ràng phải có những biểu hiện như thế nào đó nên dư luận mới bàn tán”.
H.H (tổng hợp)