Dự thảo lần thứ 3 Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) (NVQS) được thảo luận tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 13. [1] Luật này quy định về nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ , quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Thay vì thực hiện NVQS, điều 4a trong dự thảo quy định khái niệm tương đương là “nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”, nghĩa vụ này bao quát rất nhiều đối tượng như Cảnh sát biển, Công an nhân dân, Công an xã, cán bộ, công chức, sinh viên, dân quân tự vệ, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung phong…
Với điều này có lẽ luật nên lấy tên là “Luật Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc” sẽ hợp lý hơn “Luật Nghĩa vụ quân sự”.
Điều 4 dự thảo Luật ghi “Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam…”
Tham "vinh quang”
(GDVN) - “Tham vinh quang” tự thân nó sẽ đủ sức mạnh để dẫn dắt quyền lực làm những việc nên làm và cần làm.
Tại sao lại phải đưa cụm từ nghĩa vụ quân sự là “nghĩa vụ vẻ vang” vào trong luật?
Phải chăng chính người làm luật cũng chưa thoát được căn bệnh “dây cà ra dây muống” vốn chỉ tồn tại trong ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ luật không phải là ngôn ngữ văn học, cũng không phải là lời kêu gọi, động viên quần chúng.
“Nghĩa vụ công dân” theo luật định là nghĩa vụ bắt buộc, mọi công dân đều phải tuân thủ dù có người cho là vẻ vang, có người chưa nghĩ như vậy.
Thế nên, bỏ đi từ “vẻ vang” chỉ làm cho luật trở nên khúc triết hơn, đúng “luật” hơn mà không hề ảnh hưởng đến nội dung điều luật.
Ông Nguyễn Bá Thuyền, đại biểu quốc hội đoàn Lâm Đồng nêu câu hỏi: “Nghĩa vụ quân sự vẻ vang, sao nhiều con cháu cán bộ không nhận?”. [2]
Trong bài Tham vinh quang” người viết đã đề cập vấn đề này. Con người, bất kể là dân thường hay quan chức, người ta muốn thêm chút “vinh quang” chỉ khi đã đầy đủ tiền tài, địa vị…
Có thể minh chứng điều này qua cách làm của Bộ GD&ĐT, bộ phận thi đua của Bộ này đã bỏ qua tấm bằng khen cấp bộ hay một thứ giấy tờ “vinh quang” nào đó khi công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp bộ”, chỉ có một danh sách “chiến sĩ thi đua” gửi về cơ quan kèm theo một triệu đồng tiền thưởng cho mỗi người!
Khi mà quá nhiều ý kiến không tán thành các hình thức “thi đua”, khi mà “thi đua” trở nên hình thức, lãng phí khá nhiều của cải vật chất mà gần như không mang lại hiệu quả gì thì cái sự “vẻ vang” không phải chỉ “con cháu cán bộ, con nhà giàu người ta không nhận”, như ý kiến của ông Nguyễn Bá Thuyền mà con em các giai tầng khác đa phần cũng không muốn nhận.
Nói thế không phải chỉ dựa vào ý kiến của ông Thuyền mà vào chính thực tế người viết chứng kiến tại làng quê mỗi khi diễn ra các đợt tuyển nghĩa vụ quân sự hàng năm.
Thế nên thì cụm từ “vẻ vang” chỉ nên viết trong … khẩu hiệu chứ đừng để trong luật. Căn bệnh hình thức, thành tích thể hiện ngay trong luật thì làm sao có thể chống lại nó một cách hiệu quả ngoài cuộc sống?
Ông Thuyền nhắc đến chuyện ngày xưa con em tất cả cán bộ lãnh đạo đều tham gia nghĩa vụ quân sự khiến người viết tự nhiên nhớ lại những ngày “gần xưa” của thế kỷ trước.
Năm 1971 sinh viên khóa 11, ĐH Bách Khoa Hà Nội ra trường, một nữ sinh viên cùng khóa là con dâu một lãnh đạo cấp bộ nhất định không nhận quyết định công tác tại nhà máy xe lửa Gia Lâm vì phải qua cầu Long Biên…xa quá.
Cuối cùng, tổ chức phải phân công người ấy về nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo. Cùng lúc đó người học vào loại giỏi nhất khóa thì nhận quyết định công tác tại Hà Giang.
Nếu nghĩa vụ quân sự là vinh quang, sao con cán bộ không muốn nhận?
(GDVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền: "Tại sao vinh quang này con em cán bộ đảng viên, con nhà giàu người ta không nhận?".
Trước ý kiến cho rằng do số lượng thanh niên tuyển nghĩa vụ quân sự hàng năm ít nên cần bổ sung hình thức được công nhận tương đương như thực hiện NVQS tại ngũ (lao động công ích hoặc đóng một khoản tiền vào quỹ quốc phòng).
Ý kiến này bị bác bỏ vì Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: “NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân, nên quy định nghĩa vụ dân sự thay thế là không có cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn, đồng thời làm mất ý nghĩa thiêng liêng của NVQS”. [2]
Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh nghĩa là mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, nếu bác bỏ việc thay thế NVQS bằng nghĩa vụ dân sự thì phải hiểu thế nào về các quy định tại điều 4a?
Điều 4a dự thảo Luật quy định “Công dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc được công nhận như thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong thời bình”, trong đó có các điểm sau:
e) Sinh viên, học viên đào tạo theo hình thức giáo dục chính quy trình độ đại học trở lên tự bảo đảm chi phí để tham gia chương trình huấn luyện quân sự tập trung ba tháng theo quy định của Chính phủ.
c) Thanh niên xung phong thực hiện nhiệm vụ trong vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật…
Rõ ràng việc “tự bảo đảm chi phí” để tham gia huấn luyện 3 tháng chính là một hình thức công dân tự “đóng tiền”, hay thanh niên xung phong làm nhiệm vụ ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn được công nhận như “phục vụ tại ngũ” chính là thay thế NVQS bằng hoạt động dân sự.
Vậy tại sao việc thay thế NVQS bằng nghĩa vụ dân sự lại bị bác bỏ?
Theo dự thảo trên, nếu tự bỏ tiền đi học 3 tháng sẽ được coi tương đương với việc hoàn thành NVQS 24 tháng, thế thì đa phần những người có điều kiện sẽ chấp nhận 3 tháng chứ không phải 24 tháng theo dự thảo luật?
Chấp nhận điều này có nghĩa là người không có tiền sẽ phải thực hiện NVQS với thời gian 24 tháng, dài gấp 8 lần so với người có tiền (3 tháng)?
Mặt khác, số người được gọi nhập ngũ hàng năm chỉ vào khoảng 6% trong tổng số công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ, vậy những người còn lại, một cách tự nhiên sẽ bị thiệt “vẻ vang” hơn người nhập ngũ, vậy là có công bằng?
Vẻ vang hay không vẻ vang không phụ thuộc vào việc người đó nhập ngũ hay thực hiện các nghĩa vụ dân sự mà do xã hội đánh giá.
Hầu hết con cán bộ, con nhà giàu sự “vẻ vang” nằm ở công thức “1-2-3-4” nghĩa là một vợ, hai con, ba lầu (nhà ba tầng), bốn bánh (xe con). Con nhà nghèo nếu mà kiếm được một xuất “công chức” mới là điều “vẻ vang” mà cha mẹ ở quê sẵn sàng khoe với họ hàng, bà con chòm xóm.
Vậy nên, nếu không chấp nhận quy định nghĩa vụ dân sự thay thế NVQS thì phải xem lại điều này có mâu thuẫn với một số điểm trong điều 4a hay không?
Người viết cho rằng việc quy định nghĩa vụ dân sự thay thế không hề làm mất ý nghĩa thiêng liêng của NVQS mà chính là việc luật hóa sự công bằng đối với công dân, chính là góp phần vào xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chẳng hạn có thể quy định sinh viên sư phạm, ngành Y ra trường nếu tình nguyện phục vụ ở vùng khó khăn trong 24 tháng được coi là đã thực hiện NVQS giống như thanh niên xung phong hoặc thanh niên tình nguyện, điều này cũng có thể áp dụng với các kỹ sư xây dựng, cử nhân nông học…
Mọi sự “vẻ vang” hay “thiêng liêng” không thể tách rời tiêu chí công bằng, minh bạch và đúng luật. Luật pháp phải là các văn bản chính xác, không rườm rà và không mang tính chất khẩu hiệu hô hào.
Đại biểu Quốc hội Trần Thanh Hải phát biểu: “tâm trạng của tôi khi thấy công nhân phản ứng Điều 60 (Luật BHXH) là thấy mình có lỗi với cử tri...”
Đại biểu Võ Thị Dung cho rằng: “làm luật như vậy tôi thấy buồn, với tư cách ĐBQH, tôi xấu hổ, thấy mình có phần trách nhiệm trong việc ấn nút thông qua một điều luật chưa có hiệu lực thi hành đã phải sửa”. [3]
Nếu không cân nhắc kỹ, Luật NVQS liệu có tránh khỏi vết xe của Luật Bảo hiểm xã hội?
Tài liệu tham khảo:
[3] http://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/dieu-60-luat-bhxh-quoc-hoi-no-loi-xin-loi_t114c67n88680