Trong sữa chua có acid lactic với tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại, tạo nên một màng chắn an toàn bảo vệ cho da. Các vi khuẩn lên men chua có trong thực phẩm này còn có thể tiết ra chất kháng sinh tự nhiên, kích thích quá trình làm lành các thương tổn của da như sẹo, các vết rỗ, tái tạo da mới, giữ gìn cho làn da tươi tắn hạn chế sự lão hóa theo thời gian.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam) cho biết: “Dưới các tác động của tuổi tác, ánh nắng, môi trường, chế độ dinh dưỡng…, cơ thể người phụ nữ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hóa. Ví dụ như da khô, nám, mất nước nhưng thừa dầu, có mụn, xuất hiện những nếp nhăn. Vóc dáng cũng dễ mất đi vẻ gọn gàng, dẻo dai như trước… Vì thế cần phải có một chế độ dinh dưỡng và hợp lý để bảo vệ làn da”.
Ăn sữa chua chính là chiếc “chìa khóa vàng” để mang đến cho chị em phụ nữ sự khỏe mạnh, dẻo dai, một sức sống căng tràn bên trong cơ thể. Sau tuổi 25, người phụ nữ dễ gặp phải nguy cơ loãng xương trong quá trình sinh nở, nuôi con. Sữa chua giúp bổ sung trở lại một lượng canxi rất lớn để ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn này.
Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Gia Khánh (Chủ nhiệm bộ môn Tiêu Hóa trường Đại học Y Hà Nội), sữa chua ăn còn chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh vặt, ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của những căn bệnh đường ruột phổ biến như: khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày… Sữa chua lại không kỵ với bất kỳ một loại thực phẩm nào khác và mọi người có thể ăn sữa chua bao nhiêu, hay ăn kèm với thực phẩm nào khác là do khẩu vị và sở thích của mình mà thôi.
Một số tác dụng của sữa chua
1. Chữa hôi miệng
Trong một nghiên cứu của Nhật Bản, sữa chua nguyên chất không đường có thể làm giảm lượng chất hydrogen sulphide - nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng.
Trong nghiên cứu, người ta đã lấy mẫu hơi thở, nước bọt và mảng bám trên lưỡi của 24 tình nguyện viên. 2 tuần sau đó, số người này không ăn bất kỳ sản phẩm sữa nào và tuân theo cơ chế vệ sinh răng miệng nghiêm ngặt. Trong 6 tuần kế tiếp, họ được ăn 90 g sữa chua mỗi ngày. Kết quả cho thấy, chứng hôi miệng của 80% số người tham gia đã giảm đáng kể, lượng mảng bám trên lưỡi cũng ít hơn.
2. Bệnh đường ruột
Những người mắc các bệnh dạ dày - ruột, như bệnh viêm ruột, đau dạ dày do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori..., có thể giảm bớt triệu chứng nhờ sữa chua. Theo các nhà khoa học đến từ Trung tâm nghiên cứu Dinh dưỡng, Đại học Tufts, Mỹ, chính khuẩn lactic trong sữa chua đã khuyến khích sự gia tăng số khuẩn "tích cực" trong đường ruột và giúp khử hoạt tính của một số hóa chất gây hại.
3. Giảm béo
Sữa chua giàu canxi còn là liều thuốc chữa béo phì kỳ diệu. Nghiên cứu của tiến sĩ Michael Zemel và cộng sự, Đại học Tennessee (Mỹ) cho thấy, những người bị béo phì đã giảm được 11% trọng lượng cơ thể trong vòng 24 tuần sau một thời gian kiên trì ăn 3 bữa sữa chua và các sản phẩm sữa ít béo hằng ngày. Trong khi đó, những người tẩy chay sản phẩm sữa và tuân theo chế độ kiêng cữ khắt khe lại chỉ giảm được 6,4%.
Theo Zemel, canxi từ nguồn sữa có ảnh hưởng lên hoạt động của các tế bào mỡ, giúp chúng chuyển hóa thành năng lượng và đốt cháy hoàn toàn thay vì đọng lại trong cơ thể.
4. Tăng cường hệ miễn dịch
Ăn sữa chua sống, (không cần đun nóng) có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm mũi dị ứng và viêm đường hô hấp trên do virus như cảm lạnh hoặc cúm. Các nhà khoa học thuộc Đại học Tổng hợp California đã tìm hiểu về ảnh hưởng của sữa chua sống và sữa chua đun nóng đối với một số thanh niên và người già. Kết quả là sau một thời gian tiêu thụ khoảng 200 g sữa chua sống, cả hai nhóm đã có sức đề kháng tốt hơn đối với các bệnh đường hô hấp.
5. Chữa bệnh nấm candida
Khuẩn Lactobacillus acidophilus có trong loại sữa chua "sinh học" có thể khống chế bệnh nấm candida sinh dục. Trong một nghiên cứu trên 33 phụ nữ bị nấm âm đạo tái phát (bị nhiễm trùng từ 2-3 lần trong vòng 6 tháng), số lần tái phát bệnh giảm xuống rõ rệt ở những người ăn sữa chua.
6. Trị tiêu chảy, táo bón
Sữa chua còn giúp giảm nguy cơ và thời gian bị tiêu chảy liên quan đến thuốc kháng sinh. Trong một nghiên cứu của Mỹ trên 200 bệnh nhân được uống hoặc tiêm kháng sinh vào tĩnh mạnh, những người ăn 225 g sữa chua hằng ngày có số lần bị tiêu chảy chỉ bằng một nửa so với những người không ăn.
Bằng chứng cho thấy những vi khuẩn thân thiện trong sữa chua có thể làm giảm triệu chứng của bệnh tiêu chảy, chứng đầy hơi, táo bón và tình trạng viêm trong Hội chứng khó chịu dạ dày (IBS). Chính những vi khuẩn này đã tăng cường sức miễn dịch của đường ruột.
7. Giảm cholesterol
Sữa chua còn có tác dụng bình ổn lượng cholesterol trong máu, cải thiện sự cân bằng giữa cholesterol HDL "tốt" và cholesterol LDL "xấu". Một số khuẩn trong sữa chua còn có khả năng phân hủy axit mật - một chất dịch tiêu hóa chứa cholesterol. Nếu các axit mật được phân hủy, cholesterol sẽ không thể được cơ thể tái hấp thụ, và bị tống ra khỏi hệ tiêu hóa.
Những người bị chứng bệnh không dung nạp lactose trong sữa vẫn có thể ăn được sữa chua và hấp thu tốt. Khuẩn Lactobacilli trong sữa chua còn liên quan đến sự giảm thiểu nguy cơ tử vong ở những nam giới bị ung thư ruột kết và ung thư trực tràng./.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam) cho biết: “Dưới các tác động của tuổi tác, ánh nắng, môi trường, chế độ dinh dưỡng…, cơ thể người phụ nữ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hóa. Ví dụ như da khô, nám, mất nước nhưng thừa dầu, có mụn, xuất hiện những nếp nhăn. Vóc dáng cũng dễ mất đi vẻ gọn gàng, dẻo dai như trước… Vì thế cần phải có một chế độ dinh dưỡng và hợp lý để bảo vệ làn da”.
Ăn sữa chua chính là chiếc “chìa khóa vàng” để mang đến cho chị em phụ nữ sự khỏe mạnh, dẻo dai, một sức sống căng tràn bên trong cơ thể. Sau tuổi 25, người phụ nữ dễ gặp phải nguy cơ loãng xương trong quá trình sinh nở, nuôi con. Sữa chua giúp bổ sung trở lại một lượng canxi rất lớn để ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn này.
Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Gia Khánh (Chủ nhiệm bộ môn Tiêu Hóa trường Đại học Y Hà Nội), sữa chua ăn còn chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh vặt, ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của những căn bệnh đường ruột phổ biến như: khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày… Sữa chua lại không kỵ với bất kỳ một loại thực phẩm nào khác và mọi người có thể ăn sữa chua bao nhiêu, hay ăn kèm với thực phẩm nào khác là do khẩu vị và sở thích của mình mà thôi.
Một số tác dụng của sữa chua
1. Chữa hôi miệng
Trong một nghiên cứu của Nhật Bản, sữa chua nguyên chất không đường có thể làm giảm lượng chất hydrogen sulphide - nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng.
Trong nghiên cứu, người ta đã lấy mẫu hơi thở, nước bọt và mảng bám trên lưỡi của 24 tình nguyện viên. 2 tuần sau đó, số người này không ăn bất kỳ sản phẩm sữa nào và tuân theo cơ chế vệ sinh răng miệng nghiêm ngặt. Trong 6 tuần kế tiếp, họ được ăn 90 g sữa chua mỗi ngày. Kết quả cho thấy, chứng hôi miệng của 80% số người tham gia đã giảm đáng kể, lượng mảng bám trên lưỡi cũng ít hơn.
2. Bệnh đường ruột
Những người mắc các bệnh dạ dày - ruột, như bệnh viêm ruột, đau dạ dày do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori..., có thể giảm bớt triệu chứng nhờ sữa chua. Theo các nhà khoa học đến từ Trung tâm nghiên cứu Dinh dưỡng, Đại học Tufts, Mỹ, chính khuẩn lactic trong sữa chua đã khuyến khích sự gia tăng số khuẩn "tích cực" trong đường ruột và giúp khử hoạt tính của một số hóa chất gây hại.
3. Giảm béo
Sữa chua giàu canxi còn là liều thuốc chữa béo phì kỳ diệu. Nghiên cứu của tiến sĩ Michael Zemel và cộng sự, Đại học Tennessee (Mỹ) cho thấy, những người bị béo phì đã giảm được 11% trọng lượng cơ thể trong vòng 24 tuần sau một thời gian kiên trì ăn 3 bữa sữa chua và các sản phẩm sữa ít béo hằng ngày. Trong khi đó, những người tẩy chay sản phẩm sữa và tuân theo chế độ kiêng cữ khắt khe lại chỉ giảm được 6,4%.
Theo Zemel, canxi từ nguồn sữa có ảnh hưởng lên hoạt động của các tế bào mỡ, giúp chúng chuyển hóa thành năng lượng và đốt cháy hoàn toàn thay vì đọng lại trong cơ thể.
4. Tăng cường hệ miễn dịch
Ăn sữa chua sống, (không cần đun nóng) có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm mũi dị ứng và viêm đường hô hấp trên do virus như cảm lạnh hoặc cúm. Các nhà khoa học thuộc Đại học Tổng hợp California đã tìm hiểu về ảnh hưởng của sữa chua sống và sữa chua đun nóng đối với một số thanh niên và người già. Kết quả là sau một thời gian tiêu thụ khoảng 200 g sữa chua sống, cả hai nhóm đã có sức đề kháng tốt hơn đối với các bệnh đường hô hấp.
5. Chữa bệnh nấm candida
Khuẩn Lactobacillus acidophilus có trong loại sữa chua "sinh học" có thể khống chế bệnh nấm candida sinh dục. Trong một nghiên cứu trên 33 phụ nữ bị nấm âm đạo tái phát (bị nhiễm trùng từ 2-3 lần trong vòng 6 tháng), số lần tái phát bệnh giảm xuống rõ rệt ở những người ăn sữa chua.
6. Trị tiêu chảy, táo bón
Sữa chua còn giúp giảm nguy cơ và thời gian bị tiêu chảy liên quan đến thuốc kháng sinh. Trong một nghiên cứu của Mỹ trên 200 bệnh nhân được uống hoặc tiêm kháng sinh vào tĩnh mạnh, những người ăn 225 g sữa chua hằng ngày có số lần bị tiêu chảy chỉ bằng một nửa so với những người không ăn.
Bằng chứng cho thấy những vi khuẩn thân thiện trong sữa chua có thể làm giảm triệu chứng của bệnh tiêu chảy, chứng đầy hơi, táo bón và tình trạng viêm trong Hội chứng khó chịu dạ dày (IBS). Chính những vi khuẩn này đã tăng cường sức miễn dịch của đường ruột.
7. Giảm cholesterol
Sữa chua còn có tác dụng bình ổn lượng cholesterol trong máu, cải thiện sự cân bằng giữa cholesterol HDL "tốt" và cholesterol LDL "xấu". Một số khuẩn trong sữa chua còn có khả năng phân hủy axit mật - một chất dịch tiêu hóa chứa cholesterol. Nếu các axit mật được phân hủy, cholesterol sẽ không thể được cơ thể tái hấp thụ, và bị tống ra khỏi hệ tiêu hóa.
Những người bị chứng bệnh không dung nạp lactose trong sữa vẫn có thể ăn được sữa chua và hấp thu tốt. Khuẩn Lactobacilli trong sữa chua còn liên quan đến sự giảm thiểu nguy cơ tử vong ở những nam giới bị ung thư ruột kết và ung thư trực tràng./.
Bình Anh (Tổng hợp)