Như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin trước đó, từ ngày 1/12 giá bán lẻ gas trong nước sẽ được các đơn vị cung cấp gas điều chỉnh tăng từ 70.000 - 80.000 đồng/bình 12kg. Đây là mức tăng rất mạnh khiến nhiều người tiêu dùng bức xúc. Trước đó, tháng 11/2013, giá gas được ghi nhận bình yên với mức giá tăng giảm đan xen, mức tăng cao nhất cũng chỉ lên tới 18.000 đồng/bình, giá gas bán lẻ phổ biến giao động mức 400.000 đến 410.000 đồng/bình 12kg. Tuy nhiên hiện nay mức giá bán lẻ tăng lên 475.000 đồng – 485.000 đồng/bình 12kg, tương đương mức kỷ lục hồi tháng 3/2012.
Giá gas tăng cao bất ngờ khiến người tiêu dùng bức xúc. |
Ở thời điểm tháng 3/2012, giá gas trong nước tăng mức 470.000 - 480.000 đồng/bình khi giá gas thế giới ở mức 1.205 USD/tấn. Tuy nhiên giá gas thế giới hiện nay tăng ở mức 1.162,5 USD/tấn (thấp hơn giá gas hồi tháng 3/2012 khoảng hơn 50 USD/tấn) nhưng giá gas bán lẻ trong nước dao động lại tăng cao hơn. Điều này chỉ ra nghịch lý và đặt ra dấu hỏi lớn về vai trò điều tiết của các cơ quan nhà nước có liên quan. Đánh giá về tác động của giá gas tăng, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cho rằng, gas là mặt hàng có số lượng người tiêu dùng rất lớn vì vậy việc tăng giá ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng. “Người tiêu dùng có quyền được thông tin chính xác giá gas đồng loạt tăng mạnh như vừa qua do đâu? Giá gas đầu vào thế nào?”, ông Hùng cho biết.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas): (Ảnh Đăng Hải) |
Với việc tăng giá gas bất thường với mức cao kỷ lục như những ngày vừa qua, theo ông Hùng: “Không thể nói đơn giản giá gas thế giới tăng thì giá gas trong nước tăng, không thể cứ lập đi lập lại một “điệp khúc” mà người tiêu dùng nghe rất nhiều. Việc tăng giá gas bất thường như vừa qua đặt ra 2 vấn đề: Thứ nhất, việc giá gas trong nước tăng có tương ứng với giá gas thế giới hay không? Thứ hai là với lượng gas tồn kho nhập trước khi tăng giá thì khi bán đến tay người tiêu dùng sẽ có giá như thế nào? Hay nhân dịp giá gas tăng lại đồng loạt tăng giá theo”.
Giá gas sẽ giảm 17.000 đồng/bình nếu thuế nhập khẩu còn... 0%
Giá gas tăng 80.000 đồng/bình là do áp theo cơ chế giá thế giới
Bộ Công thương lên tiếng về giá gas tăng kỷ lục 80.000 đồng/bình
Trong khi đó, theo dự báo từ nay cuối năm giá gas sẽ tiếp tục tăng nên nhiều đại lý gas đang tận dụng tăng lượng hàng dự trữ nhằm hưởng lợi. Nếu giá gas tiếp tục tăng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người tiêu dùng.
Đặt vai trò quản lý nhà nước, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng đây là lúc các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường quản lý các mặt hàng thiết yếu như gas tránh việc tăng đột xuất mà không có cơ sở. “Đồng ý rằng giá thế giới tăng, giá trong nước cũng phải tăng nhưng vấn đề là cái tăng đó có tương ứng hay không? Cấu thành đầu vào có hợp lý với giá thành đầu ra hay không? Người tiêu dùng rất mong sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước tiến hành kiểm tra, minh bạch giá cả thị trường”, ông Hùng nhấn mạnh.
Đưa ra lời khuyên với người tiêu dùng lúc này là rất khó, vì gas là mặt hàng thiết yếu không thể vì tăng giá mà người tiêu dùng lại ngưng sử dụng. “Tuy nhiên nếu người tiêu dùng cân nhắc sử dụng giữa gas và điện với các loại nhiên liệu khác mà hợp lý, người tiêu dùng sẽ chuyển. Nhưng việc chuyển này cũng không dễ vì vậy đứng khía cạnh người tiêu dùng chỉ mong cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm soát có biện pháp bình ổn thị trường. Nếu có dấu hiệu đầu cơ tích trữ để tăng giá quan quản lý phải tiến hành kiểm tra xử lý”, ông Hùng kết luận.
Theo nhiều chuyên gia, “lỗ hổng” trong vấn đề quản lý giá gas đến từ việc mặt hàng gas không bị định giá, cũng không bị quản lý chặt chẽ như giá xăng dầu nhưng theo quy định, gas thuộc diện nhà nước quản lý nên doanh nghiệp (DN) phải đăng ký, kê khai giá, nếu muốn điều chỉnh giá phải báo cáo. Tuy nhiên thực tế giá gas tăng hay giảm, mức tăng như thế nào thì hầu như chỉ một chiều doanh nghiệp đưa ra giá ra sao người tiêu dùng chịu như vậy.
Đặt vai trò quản lý nhà nước, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng đây là lúc các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường quản lý các mặt hàng thiết yếu như gas tránh việc tăng đột xuất mà không có cơ sở. “Đồng ý rằng giá thế giới tăng, giá trong nước cũng phải tăng nhưng vấn đề là cái tăng đó có tương ứng hay không? Cấu thành đầu vào có hợp lý với giá thành đầu ra hay không? Người tiêu dùng rất mong sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước tiến hành kiểm tra, minh bạch giá cả thị trường”, ông Hùng nhấn mạnh.
Đưa ra lời khuyên với người tiêu dùng lúc này là rất khó, vì gas là mặt hàng thiết yếu không thể vì tăng giá mà người tiêu dùng lại ngưng sử dụng. “Tuy nhiên nếu người tiêu dùng cân nhắc sử dụng giữa gas và điện với các loại nhiên liệu khác mà hợp lý, người tiêu dùng sẽ chuyển. Nhưng việc chuyển này cũng không dễ vì vậy đứng khía cạnh người tiêu dùng chỉ mong cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm soát có biện pháp bình ổn thị trường. Nếu có dấu hiệu đầu cơ tích trữ để tăng giá quan quản lý phải tiến hành kiểm tra xử lý”, ông Hùng kết luận.
Theo nhiều chuyên gia, “lỗ hổng” trong vấn đề quản lý giá gas đến từ việc mặt hàng gas không bị định giá, cũng không bị quản lý chặt chẽ như giá xăng dầu nhưng theo quy định, gas thuộc diện nhà nước quản lý nên doanh nghiệp (DN) phải đăng ký, kê khai giá, nếu muốn điều chỉnh giá phải báo cáo. Tuy nhiên thực tế giá gas tăng hay giảm, mức tăng như thế nào thì hầu như chỉ một chiều doanh nghiệp đưa ra giá ra sao người tiêu dùng chịu như vậy.
Hiện nay sản xuất trong nước đáp ứng 50% nhu cầu gas còn lại 50% nhập từ nước ngoài vì thế việc giá gas trong nước phụ thuộc tăng giảm theo giá gas thế giới. Tuy nhiên việc điều hòa giá gas tránh ảnh hưởng đời sống dân sinh hoàn toàn có thể làm được bởi lẽ sản xuất trong nước đã chiếm 50% thị phần. Vấn đề đặt ra ở đây chính là doanh nghiệp sản xuất gas và đại lý không chia sẻ với người tiêu dùng./.
Hồng Minh