Vụ phá mầm non xây trạm: Chưa xây được trường ngay vì... trượt giá

12/05/2011 05:14
(GDVN) - Chúng tôi hứa sẽ làm việc với mầm non Tuổi Hoa và Hoa Hồng để khi gửi con tại đây, các phụ huynh vẫn chỉ phải đóng mức phí giống như trường Thịnh Yên

(GDVN) - “Để xảy ra sự “không ăn ý”, nhiều phụ huynh, giáo viên trường mầm non Thịnh Yên (phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) bức xúc về việc phá trường mầm non xây trạm y tế, cũng có một phần lỗi của Ban dự án, phòng giáo dục và trung tâm y tế”.

{iarelatednews articleid='2013,1965'}

Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Đăng Tám, chủ tịch UBND phường Láng Thượng thừa nhận những sai sót của lãnh đạo.

Được biết, sau khi Giáo dục Việt Nam đăng tải thông tin "Phá trường Thịnh Yên xây trạm y tế: Sao lại ưu tiên trạm hơn trường?", UBND phường Láng Thượng đã tổ chức buổi họp lấy ý kiến phụ huynh và giáo viên trường mầm non này chiều 11/5.

Chưa xây trường trước vì bị... trượt giá

PV: Thưa ông, theo phản ánh của người dân thì phường Láng Thượng đã có trạm y tế rồi, sao còn xây thêm trạm nữa?


Ông Nguyễn Đăng Tám: Phường Láng Thượng từ khi thành lập (năm 1979) đến giờ hoàn toàn không có trạm y tế. Từ trước tới giờ phường Láng Thượng phải đặt nhờ trạm y tế tại phường Láng Hạ, năm 2008, trạm y tế riêng của phường Láng Hạ được công nhận là Trạm y tế chuẩn Quốc gia, lúc này trạm y tế Láng Thượng hầu như ít hoạt động.

Năm 2009, UBND phường tiến hành cưỡng chế, giải tỏa được 80 mét vuông đất của HTX nông nghiệp Láng Thượng do một số đối tượng lấn chiếm trái phép, quỹ đất này được đặt làm Trạm y tế từ đó (đất mượn của HTX nông nghiệp Láng Thượng).

PV: Như vậy là phường đã có trạm y tế rồi đấy chứ?

Ông Nguyễn Đăng Tám: Nhưng phường chưa có trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia. Qua nhiều kiến nghị của cử tri thì UBND quận Đống Đa thấy cần thiết phải xây dựng trạm y tế cho phường và giao cho Ban quản lí dự án xuống khảo sát cùng UBND phường. Sau khi khảo sát, ngày 12/1/2010 UBND Q. Đống Đa có QĐ số 112, phê duyệt chủ trương đầu tư công trình cải tạo trạm y tế phường Láng Thượng theo chuẩn Quốc gia trên nền đất của trường mầm non Thịnh Yên hiện nay. Theo đó, trường mầm non Thịnh Yên cũng sẽ được xây dựng cạnh trường cấp 2 của phường Láng Thượng.

PV:Theo phản ánh của phụ huynh, trường mầm non Thịnh Yên đã xuống cấp từ lâu mà chưa thấy chính quyền có ý định sửa và cải thiện gì. Chẳng nhẽ việc nâng cấp trường mầm non khang trang lại không quan trọng bằng việc xây trạm y tế?

 

 

Ông Nguyễn Đăng Tám: Do trường Thịnh Yên nằm trong quy hoạch và đất đó cũng không phải do Nhà nước chính thức cấp cho trường, mà trường mượn đất của HTX nông nghiệp Láng Thượng để sử dụng, do vậy mà không được đầu tư, không được nâng cấp, không được cải tạo.

PV: Thế tại sao không xây trường trước cho các cháu mầm non mà lại phải giải tán trường, xây trạm trước?

Ông Nguyễn Đăng Tám: Năm 2010 vốn để đầu tư xây dựng trường đã hoạch định xong, nhưng đến đầu năm 2011 do trượt giá đẩy vốn lên rất cao nên phải điều chỉnh lại vốn, vấn đề này không phải UBND quận làm được mà phải lên Sở tài chính, Sở kế hoạch…mới lo được. Do vậy dự án phải lui lại.

Theo dự định thì chúng tôi sẽ triển khai xây dựng hai dự án Trường và Trạm song song với nhau. Dự án trạm y tế dự kiến sẽ được triển khai trong trung tuần tháng 6 tới. Đối với trường mầm non, không có gì thay đổi quý 4 năm 2011 sẽ khởi công xây dựng. Thời gian xây dựng trường cũng mất từ 1 đến 2 năm mới xong.

Phụ huynh trường Thịnh Yên lo lắng chưa biết cho con học chỗ nào
Phụ huynh trường Thịnh Yên lo lắng chưa biết cho con học chỗ nào

Học nhờ trường điểm nhưng HS Thịnh Yên sẽ không phải đóng phí cao

PV: Nhiều phụ huynh đang lo ngại phải gửi con ở trường điểm Tuổi Hoa và Hoa Hồng như kế hoạch của nhà trường thì không..."đú" được với trường điểm. Phường nghĩ sao về vấn đề này?

(Thay mặt Chủ tịch UBND phường) bà Trần Thị Tuyết, phó chủ tịch UBND phường: Hôm nay, được biết những khó khăn này của phụ huynh, chúng tôi hứa sẽ làm việc với trường mầm non Tuổi Hoa và Hoa Hồng để khi gửi con tại đây, các phụ huynh vẫn chỉ phải đóng mức phí giống như trường Thịnh Yên, có thể các phụ huynh đón con, đón cháu chỉ xa một chút thôi. Mặt khác, đối với những gia đình khó khăn, nếu không có điều kiện đưa con đi xa, mong muốn gửi con vào các trường tư thục trên địa bàn phường, phường sẽ có trách nhiệm can thiệp với hiệu trưởng các trường đó để gửi con em hộ nghèo vào đó theo đúng tiêu chuẩn của hộ nghèo. Nếu phụ huynh chấp thuận, chỉ cần ghi danh sách phường sẽ có trách nhiệm chuyển lên phòng giáo dục để gửi các cháu vào trường trong năm học mới.

PV: Khi phá trường đi xây trạm y tế, nhiều giáo viên sẽ phải nghỉ việc, liệu phường có biện pháp giải quyết nào không, thưa bà?


Bà Trần Thị Tuyết: Đối với các cô giáo biên chế đang dạy ở trường mầm non Thịnh Yên sẽ được chuyển qua các trường có học trò của mình để dạy tiếp, còn giáo viên ký hợp đồng thì... chúng tôi sẽ xem xét.

Xuân Trung

{jcomments on}