Tin đồn thất thiệt: Nỗi ám ảnh của doanh nghiệp
Trao đổi với PV Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông nhận định: Những tin đồn, đặc biệt là tin đồn về chất lượng các sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người luôn có hiệu ứng lan tỏa rất mạnh và thực sự khiến người tiêu dùng lo sợ.
Trao đổi với PV Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông nhận định: Những tin đồn, đặc biệt là tin đồn về chất lượng các sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người luôn có hiệu ứng lan tỏa rất mạnh và thực sự khiến người tiêu dùng lo sợ.
Theo các chuyên gia, các tin đồn thất thiệt sẽ gây sụt giảm uy tín của doanh nghiệp sữa (Ảnh minh họa/ Nguồn: Internet). |
Chuyên gia đầu ngành đồng loạt bác tin đồn có đỉa trong sữa Mộc Châu
"Dưới góc độ truyền thông, những tin đồn thất thiệt như đồn sữa Mộc Châu có đỉa mới đây sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp và tâm lý người tiêu dùng. Khi công chúng chưa nhận được một lời giải thích thỏa đáng từ phía cơ quan chức năng hay doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng tin vào tin đồn mà sợ hãi. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo đó bị ảnh hưởng khá nặng, doanh thu sụt giảm vì sản phẩm bị người tiêu dùng tẩy chay", chuyên gia truyền thông này nhấn mạnh. Từ góc độ của nhà sản xuất, đại diện của một thương hiệu sữa lớn của nước ngoài ở Việt Nam cũng nhận định: "Các tin đồn không hề có căn cứ khoa học, dẫn chứng cụ thể chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của không chỉ doanh nghiệp sữa "dính" nghi vấn mà các doanh nghiệp khác cũng sẽ ảnh hưởng". Đồng quan điểm, ông Nguyễn Chí Thanh - đại diện hãng sữa Dalatmilk cũng khẳng định: "Chắc chắn các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi sự lo lắng, hoang mang của người tiêu dùng trước những tin đồn thất thiệt".Người tiêu dùng thông thái nên biết cẩn trọng trước tin đồn Từ thực tế sự ảnh hưởng tiêu cực của các tin đồn đối với các doanh nghiệp sữa trong thời gian qua, vị chuyên gia đang đảm nhiệm vị trí trưởng ban truyền thông cho rằng, việc quan trọng nhất để giải quyết hậu quả của tin đồn là cần có sự vào cuộc đồng bộ. "Trong trường hợp xuất hiện những tin đồn thất thiệt, tôi nghĩ dù đúng dù sai thì doanh nghiệp đó vẫn nên có những phát ngôn chính thức. Cần có lời xin lỗi gửi đến khách hàng vì ít ra tin đồn này đã khiến khách hàng lo lắng và doanh nghiệp sẽ xác minh, thông tin lại sớm nhất. Nói cách khác, ở đây, chính bản thân doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ toàn bộ quy trình sản xuất để đảm bảo không có sai sót hay bất cứ vấn đề nào về sản phẩm. Khi xuất hiện tin đồn, doanh nghiệp cần có kế hoạch xử lý khủng hoảng khôn ngoan, tỉnh táo để kiểm soát tình hình... Sau đó nhanh chóng xác minh tình hình để sớm có câu trả lời cho công chúng. Công chúng thường chỉ tẩy chay và giận dữ với những doanh nghiệp chối bỏ trách nhiệm và hay đổ lỗi mà thôi", chuyên gia này phân tích.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet) |
Cũng theo vị chuyên gia: "Ngoài sự vào cuộc của doanh nghiệp thì các cơ quan chức năng nên có hoạt động quản lý giám sát thường xuyên, chặt chẽ hơn để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh nên có những hình thức xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm để làm gương. Còn ở góc độ người tiêu dùng nên bình tĩnh trước những tin đồn và tỉnh táo nhìn nhận vấn đề, không nên quá lo sợ khi chưa đủ thông tin xác đáng. Bạn có thể tạm thời không sử dụng sản phẩm cho đến khi mọi thông tin rõ ràng nhưng không nên vơ đũa cả nắm và mất niềm tin vào tất cả những sản phẩm cùng loại khác", chuyên gia này nhấn mạnh thêm.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Duy Châu