Những “lão làng” trên phố
Thậm chí những ngày giáp Tết nguyên đán, mức thu nhập này còn tăng lên gấp rưỡi, gấp đôi- đấy là thực tế về cánh xe ôm trên phố Đê La Thành (Hà Nội).
Cách đây chừng 15 năm, thủa xích lô còn chưa bị cấm, anh Lộc (năm nay 43 tuổi) đã có mặt trên phố “đồ gỗ” Đê La Thành. Anh chở thuê bàn ghế, giường tủ… cho các cửa hàng nằm xung quanh khu vực trụ sở Ngân hàng Nông nghiệp đóng trên phố này. Bẵng đi một thời gian, xích lô chở hàng bị cấm hoạt động và cũng thiếu cơ động, anh Lộc chuyển sang chở đồ bằng xe máy- trở thành một trong những người xe ôm có tuổi nghề cao nhất ở phố Đê La Thành.
Thâm niên ít hơn anh Lộc một chút là anh Quân. Anh này chuyên chở cho các cửa hàng đồ gỗ nằm hai bên cổng Đài truyền hình Việt Nam. Nhớ lại thủa đầu tiên vào nghề bằng chiếc Dream Trung Quốc, anh Quân chặc lưỡi: “Thoáng cái mà đã 12 năm rồi”.
Chở nặng, hoạt động nhiều, chiếc Dream Trung Quốc không tồn tại được bao lâu. Anh Quân sau đó đã thay thêm 2 đời xe Wave. Hơn 1 thập niên làm xe ôm phố Đê La Thành, đã giúp cho anh Quân xây cất được nhà với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt ở quê (huyện Đan Phượng), nuôi con ăn học tử tế.
Trên đây là 2 trong số những xe ôm “Vip” phố Đê La Thành. Thực ra, thâm niên hành nghề cỡ trên 10 năm như anh Quân còn khá nhiều người, hầu hết thu nhập của họ đều ổn định ở mức 10 triệu đồng/tháng.
Xe ôm kiêm thu ngân, thợ mộc
Chị Dung, chủ một cửa hàng đồ gỗ, gọi điện thoại cho người xe ôm “ruột”, năn nỉ: “Thôi em cố gắng về sớm chở giường giúp chị, khách giục ghê quá”. Đầu máy bên kia vâng vâng, dạ dạ… thế rồi cũng phải đến 45 phút sau- quãng thời gian đủ để chị Dung “ra ngóng, vào trông” đến cả chục lần- một thanh niên chừng gần 30 tuổi mới phóng xe máy xịch tới.
Gạt mồ hôi lấm tấm trên trán, anh ta lắc đầu với chị Dung: “Em còn chưa kịp ăn uống gì cả, chạy suốt sáng đến giờ”. Mỉm cười ra chiều thông cảm, bà chủ cửa hàng đồ gỗ phụ giúp anh xe ôm, bê những thanh dát giường ra xe. Chiếc xe Dream cũ được chế thêm một chiếc giá đèo hàng bằng sắt phía sau. Rất chuyên nghiệp, chỉ sau chừng 10 phút anh xe ôm đã chằng buộc xong tất cả những bộ phận của một chiếc giường công nghiệp thành hình chữ A lên xe.
Chị Dung dúi vào tay anh xe ôm mẩu giấy ghi địa chỉ người nhận rồi dặn: “Họ đặt cọc 500.000 đồng rồi, em thu về cho chị thêm 2,3 triệu”. Gật đầu, không nói thêm câu nào, anh xe ôm quẳng chiếc túi đồ nghề lên ba-ga giữa xe, rồi nổ máy phóng vụt đi…
Hỏi ra mới biết, xe ôm trên phố Đê La Thành không chỉ chạy xe đơn thuần. Như chiếc giường công nghiệp trên, khi chở đến cho khách, người xe ôm còn kiêm luôn nhiệm vụ thợ mộc, ráp vào cho hoàn chỉnh. Rồi còn phải thu tiền về cho chủ cửa hàng…. Để đạt được đến độ tin cậy như thế, thường người xe ôm phải có thâm niên trên phố “đồ gỗ”, thậm chí có thể là con cháu của chủ cửa hàng ở quê ra làm thêm.
Thu nhập cao nhưng không dễ
Lẽ thường, với mức thu nhập khá cao như trên, chẳng mấy chốc mà phố Đê La Thành sẽ tràn ngập toàn… xe ôm. Thực tế thì không như thế, bao năm nay, cũng chỉ có chừng đó người, toàn những gương mặt quen thuộc.
Nếu có tay xe ôm mới đến, chẳng cần chèn ép kiểu “ma cũ bắt nạt ma mới”, cũng đói rã họng. Vì đơn giản chẳng chủ cửa hàng nào tin tưởng gọi đi giao hàng. Rồi chỉ nội việc chằng buộc giường tủ, bàn ghế… lên xe ra sao để vừa không sứt sẹo sản phẩm, vừa chở xe an toàn cũng là cả một “nghệ thuật”.
Nhìn cánh xe ôm phố Đê La Thành ngồi cheo leo mỗi tí đầu mỏm yên, phía sau đèo bòng cả chiếc tủ gỗ to tướng, luồn lách như con thoi trên phố, mới thấy họ…tài. Rồi khi đến nhà gia chủ, lắp tủ lắp giường cũng phải thật chuẩn, không bị kêu, để lần sau “thượng đế” còn quay lại với cửa hàng.
Cho đến hiện tại, khi mà xe ta-xi tải thường xuyên bị cấm đường, cấm giờ ở Hà Nội; cộng thêm chi phí đắt đỏ thì xe ôm vẫn là lựa chọn số 1 của các cửa hàng đồ gỗ trên phố Đê La Thành khi cần chuyển hàng. Vì tất cả những lý do trên, cánh xe ôm kỳ cựu phố này làm không hết việc. Một người có khi làm xe ôm “ruột” cho vài ba cửa hàng.
Thậm chí có những cửa hàng mời riêng xe ôm về làm với lương tháng lên đến 5-6 triệu đồng (bao cơm và chỗ ở), song cũng chỉ nhận được cái lắc đầu từ chối. Bởi đơn giản, không chỉ có tiền công chở đơn thuần, cánh xe ôm phố Đê La Thành còn thường xuyên nhận được tiền “bo” của gia chủ khi lao động nhiệt tình, cẩn thận. Cứ tích dăm ba chục nghìn đồng/nhà, cũng lại thành một khoản kha khá hàng tháng.
Theo An ninh thủ đô
Thậm chí những ngày giáp Tết nguyên đán, mức thu nhập này còn tăng lên gấp rưỡi, gấp đôi- đấy là thực tế về cánh xe ôm trên phố Đê La Thành (Hà Nội).
Cách đây chừng 15 năm, thủa xích lô còn chưa bị cấm, anh Lộc (năm nay 43 tuổi) đã có mặt trên phố “đồ gỗ” Đê La Thành. Anh chở thuê bàn ghế, giường tủ… cho các cửa hàng nằm xung quanh khu vực trụ sở Ngân hàng Nông nghiệp đóng trên phố này. Bẵng đi một thời gian, xích lô chở hàng bị cấm hoạt động và cũng thiếu cơ động, anh Lộc chuyển sang chở đồ bằng xe máy- trở thành một trong những người xe ôm có tuổi nghề cao nhất ở phố Đê La Thành.
Đợi nhau buộc đồ, cùng chở đi |
Chở nặng, hoạt động nhiều, chiếc Dream Trung Quốc không tồn tại được bao lâu. Anh Quân sau đó đã thay thêm 2 đời xe Wave. Hơn 1 thập niên làm xe ôm phố Đê La Thành, đã giúp cho anh Quân xây cất được nhà với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt ở quê (huyện Đan Phượng), nuôi con ăn học tử tế.
Trên đây là 2 trong số những xe ôm “Vip” phố Đê La Thành. Thực ra, thâm niên hành nghề cỡ trên 10 năm như anh Quân còn khá nhiều người, hầu hết thu nhập của họ đều ổn định ở mức 10 triệu đồng/tháng.
Xe ôm kiêm thu ngân, thợ mộc
Chị Dung, chủ một cửa hàng đồ gỗ, gọi điện thoại cho người xe ôm “ruột”, năn nỉ: “Thôi em cố gắng về sớm chở giường giúp chị, khách giục ghê quá”. Đầu máy bên kia vâng vâng, dạ dạ… thế rồi cũng phải đến 45 phút sau- quãng thời gian đủ để chị Dung “ra ngóng, vào trông” đến cả chục lần- một thanh niên chừng gần 30 tuổi mới phóng xe máy xịch tới.
Phố Đê La Thành còn được gọi là "phố đồ gỗ". |
Chị Dung dúi vào tay anh xe ôm mẩu giấy ghi địa chỉ người nhận rồi dặn: “Họ đặt cọc 500.000 đồng rồi, em thu về cho chị thêm 2,3 triệu”. Gật đầu, không nói thêm câu nào, anh xe ôm quẳng chiếc túi đồ nghề lên ba-ga giữa xe, rồi nổ máy phóng vụt đi…
Hỏi ra mới biết, xe ôm trên phố Đê La Thành không chỉ chạy xe đơn thuần. Như chiếc giường công nghiệp trên, khi chở đến cho khách, người xe ôm còn kiêm luôn nhiệm vụ thợ mộc, ráp vào cho hoàn chỉnh. Rồi còn phải thu tiền về cho chủ cửa hàng…. Để đạt được đến độ tin cậy như thế, thường người xe ôm phải có thâm niên trên phố “đồ gỗ”, thậm chí có thể là con cháu của chủ cửa hàng ở quê ra làm thêm.
Thu nhập cao nhưng không dễ
Lẽ thường, với mức thu nhập khá cao như trên, chẳng mấy chốc mà phố Đê La Thành sẽ tràn ngập toàn… xe ôm. Thực tế thì không như thế, bao năm nay, cũng chỉ có chừng đó người, toàn những gương mặt quen thuộc.
Nếu có tay xe ôm mới đến, chẳng cần chèn ép kiểu “ma cũ bắt nạt ma mới”, cũng đói rã họng. Vì đơn giản chẳng chủ cửa hàng nào tin tưởng gọi đi giao hàng. Rồi chỉ nội việc chằng buộc giường tủ, bàn ghế… lên xe ra sao để vừa không sứt sẹo sản phẩm, vừa chở xe an toàn cũng là cả một “nghệ thuật”.
Chằng buộc bàn ghế, giường tủ lên xe cũng là cả một "nghệ thuật" |
Cho đến hiện tại, khi mà xe ta-xi tải thường xuyên bị cấm đường, cấm giờ ở Hà Nội; cộng thêm chi phí đắt đỏ thì xe ôm vẫn là lựa chọn số 1 của các cửa hàng đồ gỗ trên phố Đê La Thành khi cần chuyển hàng. Vì tất cả những lý do trên, cánh xe ôm kỳ cựu phố này làm không hết việc. Một người có khi làm xe ôm “ruột” cho vài ba cửa hàng.
Thậm chí có những cửa hàng mời riêng xe ôm về làm với lương tháng lên đến 5-6 triệu đồng (bao cơm và chỗ ở), song cũng chỉ nhận được cái lắc đầu từ chối. Bởi đơn giản, không chỉ có tiền công chở đơn thuần, cánh xe ôm phố Đê La Thành còn thường xuyên nhận được tiền “bo” của gia chủ khi lao động nhiệt tình, cẩn thận. Cứ tích dăm ba chục nghìn đồng/nhà, cũng lại thành một khoản kha khá hàng tháng.
Theo An ninh thủ đô