Xếp hạng 32 ngân hàng: Người trong nghề "bất ngờ, lạ" về năng lực CRV

18/09/2012 11:03
Vũ Vũ (lược ghi)
(GDVN) - “Tôi cảm thấy lạ và hơi bất ngờ với việc một công ty xếp hạng được toàn bộ khoảng 500 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán trong vòng chỉ có 2-3 tháng”- ông Trần Quang Phúc, Trưởng bộ phận phân tích xếp hạng của Vietnam Credit chia sẻ.
LTS: Thời gian vừa qua, sau khi bảng xếp hạng “chỉ số tín nhiệm” của 32 ngân hàng Việt Nam được Công ty CP Xếp hạng tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (Credit Rating Vietnam, viết tắt là CRV) công bố, nhiều người hoài nghi về tính xác thực và năng lực thẩm định của đơn vị này.

Để giúp độc giả nhận định rõ hơn thế nào là xếp hạng, ai được xếp hạng và ai được công bố các xếp hạng, báo Giáo dục Việt Nam xin trích đăng những thông tin hữu ích được gửi từ ông Trần Quang Phúc, Trưởng bộ phận phân tích xếp hạng của Vietnam Credit. Là người trong cuộc, với kinh nghiệm 8 năm làm việc trực tiếp trong hoạt động xếp hạng tín nhiệm và 4 năm trực tiếp đưa hoạt động xếp hạng tín nhiệm ngân hàng vào thực tế tại Việt Nam, ông Phúc sẽ có những đánh giá có tính chuyên môn về năng lực của Công ty CRV.
 “Tôi cảm thấy lạ và hơi bất ngờ…” Đầu tiên xin được bắt đầu với câu hỏi xếp hạng tín nhiệm là gì. Đúng nhưng tên gọi của nó, xếp hạng tín nhiệm hiểu một các đơn giản chính là hoạt động đánh giá phân tích mức độ tín nhiệm của một doanh nghiệp, ngân hàng hay thậm chí một quốc gia. Công ty xếp hạng tín nhiệm Credit Rating Agency, viết tắt là CRA) là những công ty chuyên xếp hạng tín nhiệm đối với các nhà phát hành nợ/chứng khoán, hoặc đối với bản thân các loại nợ/chứng khoán. Trong một số trường hợp, các nhà cung cấp dịch vụ dưới nợ cũng được xếp hạng.
Ông Trần Quang Phúc, Trưởng bộ phận phân tích xếp hạng của Vietnam Credit.
Ông Trần Quang Phúc, Trưởng bộ phận phân tích xếp hạng của Vietnam Credit.
Tùy từng cách thức kinh doanh khác nhau mà các kết quả này được công bố công khai, hay chỉ gửi cho nhà phát hành hoặc chỉ cung cấp cho khách hàng yêu cầu. Tôi cảm thấy lạ và hơi bất ngờ với việc một công ty xếp hạng được toàn bộ khoảng 500 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán trong vòng chỉ có 2-3 tháng. Trước tiên có thể đơn vị này chưa thực hiện chính xác chức năng của một CRA chuyên nghiệp (do hiện tại các biến thể của xếp hạng tín nhiệm rất đa dạng có thể đó là các credit rating report provider (nhà cung cấp báo cáo xếp hạng tín nhiệm), due diligence report provider (nhà cung cấp báo cáo tín nhiêm), commercial debt rating provider (nhà cung cấp báo cáo xếp hạng nợ thương mại)…) nhưng việc thực hiệp phân tích xếp hạng theo mức độ thấp nhất của các biến thể xếp hạng tín nhiệm cũng không thể thực hiện xong với 500 doanh nghiệp trong vòng 2-3 tháng với nhân lực hầu như chưa có gì. Nếu chỉ dựa trên các đánh giá định lượng (báo cáo tài chính) thì rõ ràng kết quả đánh giá chưa đầy đủ và thiếu thuyết phục. Thông thường ở các quốc gia được cho là đang phát triển như Việt Nam, các hãng định mức tín nhiệm lớn trên thế giới chỉ áp dụng hệ số điểm định lượng trên tổng số điểm là 30-40%. Ngược lại các quốc gia phát triển sẽ được áp hệ số cao hơn lên đến 50%. Nói như vậy để thấy thông tin định tính vô cùng quan trọng trong xếp hạng tín nhiệm, và để lượng hóa được thông tin định tính cần phải có các phân tích về chiến lược, bối cảnh, khuôn khổ pháp lý mà doanh nghiệp đó đang hoạt động do đó thời gian mất cả tháng trời cho việc hoàn thành đánh giá một doanh nghiệp với hàng trăm nhân sự tham gia vào.Thị trường không cần một công ty xếp hạng “cổ phiếu” như CRV? Quay trở lại câu chuyện xếp hạng: Ai được quyền xếp hạng? Thực ra thì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có các công ty xếp hạng. Họ hoạt động theo luật pháp của từng quốc gia đó và thông thưởng là dưới sự quản lý của cơ quan phụ tránh về chứng khoán (Vì các công ty này xếp hạng trái phiếu phát hành và được niêm yết trên thị trường chứng khoán). Còn lại đa số các quốc gia khác cũng chưa có khuôn khổ pháp lý thì các CRA chủ yếu hoạt động trên các tiêu chuẩn đạo đức và uy tín của mình. Ở Việt Nam, đã có nhiều tiếng nói về việc thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm, tuy nhiên điều này chưa mấy khả thi do nhu cầu thị trường chắc không cần một công ty xếp hạng “cổ phiếu” như CRV đã làm do quá lạ lẫm và hoàn toàn trái với quy tắc của một CRA trong khi “thị trường trái phiếu” đất dụng võ của các CRA ở Việt Nam lại chưa phát triển.
Theo ông Phúc, thị trường chắc không cần một công ty xếp hạng “cổ phiếu” như CRV?!
Theo ông Phúc, thị trường chắc không cần một công ty xếp hạng “cổ phiếu” như CRV?!
Cũng cần phải cân nhắc khi có các đề xuất từ Bộ Tài chính rằng nên lập một cơ quan xếp hạng thuộc nhà nước. Điều này chắc chỉ có Trung Quốc làm được khi họ thành lập Công ty Dagong đi xếp hạng lại cả các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức... Giới trong nghề nhận thấy rằng điều này không mang lại tác dụng gì cho thị trường ngoài việc nó thể hiện ý chí của chính phủ Trung Quốc. Có lẽ chúng ta không thể và cũng không nên làm như vậy. Hiện tại, cái mà Việt Nam cần là một khuôn khổ pháp lý, cái khung để các CRA mới mạnh nha cạnh
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
tranh nhau, thể hiện đẳng cấp và uy tín của mình với thị trường. Ở đó có thể cho các CRA đăng ký các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của mình, phương pháp đánh giá của mình như một bản điều lệ công khai. Qua đó thị trường và cơ quan quản lý cùng giám sát nó, nếu anh sai phạm trước tiên là mất uy tín sau đó là các cơ quan quản lý có cơ sở để xử lý. Ở Mỹ hiện này có 10 tổ chức đăng ký hoạt động theo một bộ luật về xếp hạng tín nhiệm dưới sự điều tiết của một uy bản quốc gia về quản lý các tổ chức xếp hạng thuộc ủy ban chứng khoán Mỹ. Trong đó, ba công ty lớn nhất trong ngành là S&P, Moody và Fitch chiếm 95% thị phần toàn thế giới. Hoạt động của các công ty này chủ yếu là hoạt động xếp hạng theo chỉ định hay các tổ chức phát hành thuê các công ty này xếp hạng trong khi các công ty có thị phần nhỏ hơn chủ yếu cung cấp dịch vụ xếp hạng dạng phi chỉ định. Nói về chỉ định và phi chỉ định, hình thức nào cũng có những điểm lợi thế vào hạn chế của nó. Đối với chỉ định, rõ ràng lượng thông tin được cập nhật nhiều hơn, CRA có thể sục sạo các thông tin nội bộ một cách thoải mái nhưng lại bị xung đột lợi ích về kết quả, do anh được thuê nên khi kết quả xấu có thể bị khiếu nại hoặc không được công bố. Phi chỉ định có lợi thế là tránh được xung đột lợi ích do không tiếp xúc, không bị ràng buộc lợi ích nên tính khách quan cao hơn tuy nhiên hạn chế là phụ thuộc vào thông tin mà nhà phát hành công bố.* (Còn nữa)...
Vũ Vũ (lược ghi)