Thưa Bộ trưởng,
Hôm qua cháu đọc báo có nghe câu nói của bác rất hay đó là 'Hãy gửi ảnh bác sĩ nhận phong bì cho tôi'. Câu nói này quả là một câu nói hay trong ngày bác ạ. Nhưng làm sao có thể vừa đưa phong bì cho bác sĩ vừa có thể chụp hình cho bác được?
Nếu bác nói như vậy thì cháu nghĩ bác chưa bao giờ đi khám bệnh bình thường hay có thể do bác là Bộ trưởng đi khám bệnh thì người ta chăm lo lấy lòng bác thôi chứ không phải như người dân chúng cháu đâu.
Hôm qua cháu đọc báo có nghe câu nói của bác rất hay đó là 'Hãy gửi ảnh bác sĩ nhận phong bì cho tôi'. Câu nói này quả là một câu nói hay trong ngày bác ạ. Nhưng làm sao có thể vừa đưa phong bì cho bác sĩ vừa có thể chụp hình cho bác được?
Nếu bác nói như vậy thì cháu nghĩ bác chưa bao giờ đi khám bệnh bình thường hay có thể do bác là Bộ trưởng đi khám bệnh thì người ta chăm lo lấy lòng bác thôi chứ không phải như người dân chúng cháu đâu.
ảnh minh họa (nguồn Internet) |
Ba cháu bị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, ba vào bệnh viện khi đã di căn. Vào bệnh viện gia đình cháu cũng có người quen nên đã được gửi gắm. Nhiều người nói rằng bố cháu may mắn, vì đi bệnh viện gửi gắm được là hơn khối người rồi. Thế nhưng người bác sĩ khám và chữa trực tiếp cho ba cháu chẳng quan tâm gì, chỉ cho thuốc uống hàng ngày, hỏi cái gì cũng quát lên. Ba cháu đã gần 60, do bệnh nên tai ù ù không nghe rõ. Mỗi lần bác sĩ nói là phải cố gắng lắm để hiểu, nếu hỏi lại là thế nào cũng nghe quát. Nghe một số bệnh nhân xung quanh nói, ba cháu được cho thuốc là may lắm rồi. Người quen của cháu cũng tác động đến bác sĩ điều trị lắm mới được như vậy đấy. Bác sĩ này nổi tiếng là nhận phong bì, ai vào cũng gửi từ 1 đến 2 triệu đồng. Thế là cháu cũng phải biết điều mà đưa cho bác sĩ ấy 2 triệu. Khi đưa phong bì kẹp trong hồ sơ thì bác sĩ nhanh chóng cất đi. Trong phòng khám lúc đó vắng chỉ có 2 người thì sao mà cháu chụp hình gửi được cho bác bộ trưởng? Với lại xui xẻo chẳng may bị bác sĩ biết, không chịu chữa cho ba cháu nữa thì sao?
Lúc chưa đưa tiền thì bác sĩ nói với ba cháu là: " Bệnh anh nặng quá, tôi không chữa được". Nói thế thì tinh thần người bệnh sẽ suy sụp, như thế bệnh càng nặng hơn không, sao bác sĩ có thể nói như vậy? Sau khi đưa tiền thì bác sĩ niềm nở liền, nói rằng tình hình ba cháu như thế nào, nên ăn uống như thế nào, cư xử như là người nhà. Thái độ hoàn toàn thay đổi, bác thấy có lạ không? Trên đây là đôi dòng chia sẻ cùng bác. Cháu đâu muốn đưa phong bì đâu, tiền thuốc Tarceva điều trị bác cũng biết mà, mỗi hộp hơn 40 triệu đồng. Gia đình cháu cũng muốn bớt đồng nào hay đồng đó nhưng nếu mà không đưa phong bì mỗi lần tái khám thì bố cháu đâu được khám và chữa bệnh nhiệt tình. Mong bác hiểu cho.
Độc giả đóng góp ý kiến xin gửi về báo Giáo dục Việt Nam theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Độc giả Hồng Quân/vnexpress