“Chưa làm hết trách nhiệm”
Trước đó, tháng 4/2014, Chính phủ đã tổ chức họp trực tuyến với 34 tỉnh, thành phố về kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài.
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, trong thời gian qua, các cấp, ngành đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp công dân, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Tuy nhiên, khiếu nại, tố cáo đông người vượt cấp lên Trung ương vẫn diễn biến phức tạp.
Người dân mong muốn có thêm nhiều buổi đối thoại với Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh. |
Năm 2013, tình hình khiếu nại, tố cáo trong phạm vi cả nước giảm 2% về số lượt người, 1,2% về số đoàn đông người, nhưng công dân đến Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng, Nhà nước tăng 28,74% số lượt người, 22,7% số vụ việc, 17,72% số đoàn đông người so với năm 2012. Quý I/2014, mặc dù số vụ việc công dân khiếu nại, tố cáo đến trụ sở tiếp dân Trung ương giảm 29,07% so với quý I/2012 nhưng số lượt người tăng 76,13%, số đoàn đông người tăng 23,36%.
Khu liên hợp Phước Đông-Bời Lời: Vì sao dân không đồng tình với dự án?
Mãi đến khi có sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, UBND tỉnh Tây Ninh mới “khiên cưỡng” thực hiện nhưng vẫn chưa đúng luật...
Chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng nhận thức nhiều của cấp ủy, chính quyền địa phương về giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân còn chưa đúng, chưa thấy được kết quả việc giải quyết khiếu nại tố cáo sẽ liên quan tới an ninh, chính trị, môi trường đầu tư, hình ảnh của địa phương. Vì thế, lãnh đạo một số địa phương chưa làm hết trách nhiệm, chưa thực sự vào cuộc, chưa lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, chưa bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, thậm chí có trường hợp giải quyết sai pháp luật, định kiến với những người khiếu nại, tố cáo. Kỷ cương, kỷ luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa nghiêm nên một số vụ việc dù đã có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan chức năng nhưng địa phương chưa thực hiện, hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo.
Về giải pháp thời gian tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần phải xử lý dứt điểm các vụ việc còn tồn đọng. Trước hết, chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh phải tập trung xử lý, cấp tỉnh xử lý lần 2 không được thì mới báo cáo lên Trung ương. Địa phương nào không giải quyết tốt, để người dân phải kéo ra Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh khiếu kiện thì địa phương đó phải ra giải quyết, đem phương tiện đưa dân về. Song song với đó, các trụ sở tiếp công dân phải làm tốt nhiệm vụ của mình, nhất là khi Luật Tiếp công dân sẽ có hiệu lực từ 01/7/2014.
Ký đơn 134 người chỉ mời… 7 người đối thoại
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương thành lập Khu Liên hợp Công nghiệp-Đô thị-Dịch vụ Phước Đông- Bời Lời (gọi tắt là Khu Liên hợp Phước Đông-Bời Lời), với tổng diện tích hơn 2.800 ha, thuộc địa bàn hai huyện Gò Dầu và Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh. Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) làm chủ đầu tư Khu Liên hợp này.
Từ khi thực hiện dự án Khu liên hợp Phước Đông – Bời Lời đến nay vẫn còn hơn 134 người dân ký đơn khiếu nại, kiến nghị. Hầu hết các hộ dân đều đồng ý chủ trương thực hiện dự án nhằm xây dựng, phát triển kinh tế địa phương và giải quyết việc làm cho người dân. Tuy nhiên, việc áp dụng các chính sách đền bù, hỗ trợ của chính quyền đã làm người dân chưa đồng thuận.
Tây Ninh: Công an lạm quyền, can thiệp cả việc khiếu nại đất đai?
Các quy định của pháp luật đều thừa nhận khiếu nại, tố cáo là quyền và nghĩa vụ của người dân, chính quyền có trách nhiệm phải giải quyết. Việc khiếu nại về tranh chấp đất đai là quan hệ dân sự, thẩm quyền giải quyết thuộc các cơ quan hành chính Nhà nước hoặc Tòa án. Tuy nhiên, điều bất ngờ ở Tây Ninh là cơ quan Công an liên tục có giấy mời người dân lên trụ sở công an để giải quyết về tranh chấp đất đai.
Gần đây, người dân có đất tại dự án Khu liên hợp Phước Đông – Bời Lời đã gửi 4 lá đơn khiếu nại tới Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thị Thu Thủy. Tuy nhiên, mãi đến ngày 17/4/2014, Chánh văn phòng UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thị Yến Mai mới gửi giấy mời, nhưng chỉ mời… 7 người dân trong tổng số 134 người dân đã ký tên trong đơn.
Trong 02 buổi tiếp xúc ngày 21 và 22/4/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh có thừa nhận sai sót trong việc xác định vị trí đất trước đó. Theo vị Chủ tịch UBND tỉnh thì đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là vị trí 5, nhưng do cấp dưới sai sót nên ghi là vị trí 1, 2, 3 (?!).
Theo Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT- BTNMT- BTC, ngày 08/1/2010 của Bộ Tài nguyên Môi trường- Bộ Tài chính thì: Việc phân loại vị trí trong từng khu vực đối với đất ở tại nông thôn; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn trong trường hợp không điều tra được giá đất thị trường (không đủ 03 trường hợp chuyển nhượng đối với từng loại đất) thì căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh trong khu vực; khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại, trong khu vực; trong đó các yếu tố và điều kiện nêu trên tại vị trí 1 là thuân lợi nhất,các vị trí tiếp theo có điều kiện kém thuận lơi hơn so với vị trí liền kề trước đó.
Căn cứ vào đây, các hộ dân cho rằng, hầu hết các thửa đất của họ đều đáp ứng đủ tiêu chí ở vị trí 1, 2 hoặc 3. Vậy UBND tỉnh Tây Ninh căn cứ vào đâu để “hô biến” đất của người dân thành vị trí 5?
Các hộ dân khiếu nại mong muốn rằng, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cần tiếp tục tổ chức đối thoại với tất cả hộ dân có ký đơn, cùng có mặt của các ban, ngành của tỉnh và chứng kiến của cơ quan báo chí nhằm giải thích, trả lời và giải quyết thấu đáo, dứt điểm những thắc mắc của người dân./.
Điều 12, Luật Tiếp công dân (có hiệu lực từ ngày 01/7/2014) quy định:
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh ít nhất 01 ngày trong 01 tháng và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh.