Bổ nhiệm tới 8 Phó Giám đốc Sở có trách nhiệm của Bí thư, Chủ tịch Thanh Hóa

17/10/2016 06:28
BẢO MINH
(GDVN)- Nhiều ý kiến cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trong vụ bổ nhiệm tới 08 cấp phó tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Liên quan tới việc bổ nhiệm 08 Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không ít lần ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa khẳng định tầm quan trọng trong việc bố trí nhân sự tại Sở này, đồng thời mong Trung ương tạo cơ chế đặc thù về cán bộ.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cho rằng, nếu chấp thuận theo đề nghị của Thanh Hóa, sẽ xảy ra hậu quả khó lường trong việc quản lý cán bộ. Điều này sẽ dẫn đến việc thượng tôn pháp luật bị coi nhẹ, dân giảm niềm tin vào cơ quan hành pháp.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc: Thanh Hóa không thể một mình một kiểu

Về phân cấp, cấp Phó Giám đốc Sở do Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Nhưng việc bổ nhiệm, quản lý phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, chứ không phải anh tự tung, tự tác muốn làm thế nào thì làm.

Tôi chắc nhiều tỉnh trên cả nước không có chuyện bổ nhiệm cấp phó như tỉnh Thanh Hóa đâu. Vấn đề đặt ra là tại sao khi người ta bổ nhiệm thì nhanh, nhưng khi xử lý vi phạm lại lâu thế?

Thực ra bản chất câu chuyện ở đây là Thanh Hóa không tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác cán bộ.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc (ảnh: Ngọc Quang/giaoduc.net.vn).
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc (ảnh: Ngọc Quang/giaoduc.net.vn).

Ở nhà nước pháp quyền, công dân được làm những gì pháp luật không cấm, còn cơ quan công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Những việc không thuộc thẩm quyền xử lý phải có ý kiến xin phép.

Đó là nguyên tắc quản lý tối thiểu cần nắm vững.

Trường hợp "trên bảo dưới không nghe", pháp luật

Bổ nhiệm tới 8 Phó Giám đốc Sở có trách nhiệm của Bí thư, Chủ tịch Thanh Hóa ảnh 2

Cứ thế này thì người ta sẽ nghĩ bộ máy nhà nước chỉ toàn "con ông, cháu cha"

không được thực hiện nghiêm thì hiệu lực pháp luật sẽ không có hiệu quả.

Ngược lại, nếu việc bổ nhiệm sai quy định, nhưng người ta thấy sai không xử lý thì đó còn có lỗi của cơ quan quản lý nữa.

Do đó, trong sự việc này, trước hết Thanh Hóa nên bố trí nhân sự theo đúng tinh thần của pháp luật và sự chỉ đạo của Thủ tướng. Từ đó, phải tăng cường kỷ cương pháp luật, kiểm soát chặt chẽ việc bổ nhiệm cán bộ.

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ phải báo cáo Thủ tướng để xin chỉ đạo, xử lý. Còn nếu cấp trên chỉ đạo mà tỉnh không nghe thì phải phải đặt câu hỏi ngược lại, ai phải chịu trách nhiệm về việc làm trái quy định này? 

PGS.TS Bùi Thị An: Cần làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa

Khi đưa ra quy định về công tác cán bộ, người ta phải cân nhắc, tính toán hết các yếu tố liên quan, chứ không có chuyện quy định bao nhiêu cấp phó cũng được.

Luật không cho phép bổ nhiệm quá 03 Phó Giám đốc, nhưng anh tự ý tăng lên 08 Phó Giám đốc thì vi phạm chứ còn gì nữa. 

Nếu đưa ra lý do vì nhu cầu công việc phải có thêm cấp phó thì không ổn. Tại sao các Sở, ngành khác người ta chấp hành nghiêm công tác cán bộ, thực hiện tốt công tác quản lý, trong khi Sở Nông nghiệp lại như vậy?

Nếu nói vì nhu cầu công việc thì lĩnh vực quản lý nào cũng quan trọng cả. Không lẽ Sở Tài chính hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư không quan trong bằng Sở Nông nghiệp?

Nếu cứ nói như lãnh đạo Thanh Hóa thì mỗi Sở phải cần tới 10 Phó Giám đốc, hoặc thậm chí hơn thế, để đảm bảo quản lý, điều hành.

Thậm chí nếu tỉnh nào cũng làm như Thanh Hóa thì sẽ loạn cấp phó mất. Nếu kỷ cương, phép nước như kiểu "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" thì đất nước làm sao phát triển được.

PGS.TS Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII đoàn Hà Nội (ảnh: Ngọc Quang/giaoduc.net.vn).
PGS.TS Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII đoàn Hà Nội (ảnh: Ngọc Quang/giaoduc.net.vn).

Cần phải nói thêm rằng, mới đây Thủ tướng đã nói đến vấn đề xây dựng Chính phủ kiến tạo và phục vụ.

"Kiến tạo" ở đây còn có nghĩa là điều hành đất nước trên cơ sở nền tảng luật quy định. "Quân lệnh" phải như sơn để đảm bảo nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật, chứ làm gì có chuyện trên"bảo dưới phải nghe".

Mặt khác nếu ở đâu cũng làm như Thanh Hóa, sẽ dẫn đến việc thượng tôn pháp luật sẽ bị coi nhẹ.

Bổ nhiệm tới 8 Phó Giám đốc Sở có trách nhiệm của Bí thư, Chủ tịch Thanh Hóa ảnh 4

Hai lần Thủ Tướng chỉ đạo, Thanh Hóa vẫn giữ nguyên 8 Phó, kiến nghị lập thêm Sở

Khi đó, người dân có quyền đặt câu hỏi "hóa ra các đồng chí chỉ nói được chứ có làm được đâu?", hoặc người ta sẽ nghi ngờ "Thanh Hóa sai như vậy nhưng có ai xử lý được vi phạm của họ đâu?".

Điều này nếu không khắc phục, chấn chỉnh, không sớm thì muộn sẽ khiến dân giảm niềm tin vào cơ quan hành pháp. 

Do đó, câu chuyện bổ nhiệm cấp phó vượt quy định tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa liên quan tới việc chấp hành pháp luật của cơ quan hành pháp. 

Vấn đề là phải làm rõ quan điểm trong việc bổ nhiệm, quản lý. Nếu phân nhiệm vụ cho cấp phó phụ trách mà họ không đảm đương được công việc thì tìm người khác thay thế. Hoặc nếu anh không làm được thì phải nói trước để người ta khỏi phải bổ nhiệm. Còn cứ bổ nhiệm như thế này thì gay go lắm!

Mặt khác, đến thời điểm này, Thanh Hóa cần giải thích rõ tại sao khi có chỉ đạo của Thủ tướng, số lượng cấp phó tại Sở Nông nghiệp vẫn còn nguyên 08 người?

Tôi cho rằng, việc này có trách nhiệm của đồng chí Bí thư, Chủ tịch Thanh Hóa.

Những trường hợp bổ nhiệm trái quy định thì mạnh dạn thừa nhận sai sót và hủy quyết định bổ nhiệm.

Qua sự việc này chúng ta cũng cần phải xem lại kỷ luật, hành chính, tránh để tái diễn những trường hợp như tại Thanh Hóa.

BẢO MINH