Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được 12 nước thành viên ký kết ngày 4/2/2016 tại New Zealand. Theo kế hoạch, Hiệp định TPP dự kiến sẽ chính thức có hiệu lực vào năm 2018 khi được 12 quốc gia nội khối phê chuẩn.
Nhằm có một cái nhìn toàn diện về TPP cũng như tạo một diễn đàn để các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các hiệp hội, chuyên gia trong và ngoài nước và cộng đồng doanh nghiệp, ngân hàng sẻ chia những thông tin, kinh nghiệm, nhìn nhận cơ hội, khó khăn, thách thức trong quá trình Việt Nam gia nhập TPP, ngày 12/05/2016, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “TPP – Cơ hội, thách thức và Giải pháp đối với Doanh nghiệp Việt Nam”.
Hội thảo quốc tế với chủ đề “TPP – Cơ hội, thách thức và Giải pháp đối với Doanh nghiệp Việt Nam”. |
Hội thảo cũng đã nhận được nhiều bài trình bày, tham luận có chất lượng cao của các nhà nghiên cứu, quản lý từ các bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội và các trường đại học, viện nghiên cứu.
Trong đó, đáng chú ý là bài thuyết trình “Tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế, bài học đối với doanh nghiệp Việt Nam” của ông Trương Đình Tuyển – nguyên Bộ trưởng Bộ thương mại;
“Lợi thế cạnh tranh và cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam khi TPP có hiệu lực” của ông John Hill – Tham tán kinh tế Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và “TPP - Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam” của ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương – thành viên Đoàn đàm phán...
Qua đó, Hội thảo đã tập trung đánh giá tổng quan về tác động của TPP đối với Việt Nam và đi sâu phân tích các cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi TPP có hiệu lực;
Ông John Hill – Tham tán kinh tế Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thuyết trình về “Lợi thế cạnh tranh và cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam khi TPP có hiệu lực”. |
Đánh giá vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam từ góc nhìn của chuyên gia trong và ngoài nước; Các định chế tài chính đồng hành cùng doanh nghiệp như thế nào trong tiến trình hội nhập; và thông qua những trao đổi, thảo luận để có thể đề ra các giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng các cơ hội, vượt qua thách thức, đồng thời rút ra một số kiến nghị, đề xuất tới Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động hội nhập kinh tế quốc tế một cách tự tin và hiệu quả hơn.
Có thể nói, BIDV là định chế tài chính (ĐCTC) tiên phong và duy nhất tổ chức Hội thảo quốc tế về TPP nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng khách hàng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong bối cảnh Chính Phủ Việt Nam coi doanh nghiệp là động lực phát triển.
Tại Hội thảo, thông qua bài thuyết trình “Định chế tài chính đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam khi TPP có hiệu lực”, TS. Cấn Văn Lực - Hàm Phó Tổng Giám đốc BIDV cho biết: tại Việt Nam, theo lộ trình đã cam kết, đến năm 2018, Việt Nam phải mở cửa hơn trong ngành ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn.
Nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) của các nước khối TPP đã có hiện diện thương mại ở hầu hết các nước trong khối, với nỗ lực mở rộng cơ hội đầu tư ra ngoài lãnh thổ, phục vụ cộng đồng doanh nghiệp và thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch giữa các nước thành viên.
Ông Trần Phương - Phó Tổng Giám đốc BIDV phát biểu tại Hội thảo. |
Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng lên khi TPP chính thức có hiệu lực. Theo đó, các ĐCTC lớn như BIDV sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp bằng việc cung ứng các sản phẩm - dịch vụ mang tính hội nhập cao như tín dụng, tài trợ XNK, thuê mua tài chính, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, bảo hiểm, chứng khoán và phái sinh chứng khoán và hàng hóa…
Phần thuyết trình của TS Cấn Văn Lực cũng đưa ra khuyến nghị, muốn cạnh tranh trong TPP, các ĐCTC phải cải cách thủ tục hành chính, quy trình; Nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa chất lượng dịch vụ tương đương khu vực;
Tiếp tục đổi mới công nghệ, tạo ra nhiều sản phẩm-dịch vụ hiện đại phục vụ cho các hoạt động xuất-nhập khẩu, đầu tư, ngân hàng bán lẻ; Nâng cao khả năng hội nhập, mở rộng màng lưới và tăng cường kết nối với hệ thống ĐCTC trong khu vực và trên thế giới; và nghiên cứu sâu các FTAs nhằm tư vấn cho doanh nghiệp về mô hình hoạt độngh, chiến lược kinh doanh, xúc tiến đầu tư-thương mại, quản lý rủi ro...
Là định chế hàng đầu Việt Nam, BIDV có quan hệ với gần 1.700 ĐCTC tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, có các Liên doanh với các ĐCTC của Lào, Nga, Hoa Kỳ, với các hiện diện thương mại hoạt động tại Lào, Campuchia, Myanmar (sắp tới sẽ mở chi nhánh tại Myanmar), Séc, Nga, Đài Loan. BIDV cũng giữ vai trò đặc biệt là Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam vào Lào, Campuchia và Myanmar. Trong thời gian qua, BIDV luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhất là cung cấp các sản phẩm-dịch vụ tài chính hiện đại; tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch; hỗ trợ, tư vấn các doanh nghiệp về thông tin thị trường, nguồn nguyên liệu, đối tác, cơ hội kinh doanh trong và ngoài nước; sát cánh, đồng hành cùng các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập. |