Cố ý làm trái quy định pháp luật
Nhiều ngày qua dư luận đặc biệt quan tâm đến việc xảy ra tại một số địa phương, đất công nằm ở vị trí đẹp được “phù phép” chuyển nhượng, bán “giá bèo” cho cá nhân gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
Phải chặt đứt nhóm lợi ích thao túng, hưởng lợi trên tài sản công quốc gia |
Sự việc xảy ra ở Đà Nẵng là một thí dụ điển hình khi hàng chục tài sản nhà đất công ở những vị trí đắc địa, mặt phố lớn đã rơi vào tay ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm").
Đáng nói, có những mảnh đất mà sau khi Vũ Nhôm mua được chỉ sang tay đã ăn chênh lệch nhiều tỷ đồng.
Hay vụ việc mới đây nhất là hơn 30 héc-ta đất công khu Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh) được bán với giá chỉ 1,29 triệu đồng/m2.
Từ những sự việc trên đây, nhiều ý kiến băn khoăn lo ngại công tác quản lý tài sản công đang vẫn còn kẽ hở, còn thất thoát, lãng phí lớn, thậm chí bị nhóm lợi ích “làm phép” để hưởng lợi khổng lồ trên tài sản công.
Trước sai phạm quản lý đất công tại Đà Nẵng, trả lời trên VTV, Đại biểu quốc hội Hoàng Văn Cường (Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội) đánh giá: “Quản lý nhà đất công sản tại Đà Nẵng khi hàng loạt đất, nhà công sản bán cho tư nhân với mức giá rất thấp không thông qua đấu giá là đặc biệt nghiêm trọng.
Bởi đó không phải là đất, nhà công sản nhỏ lẻ mà là những nhà đất có quy mô, giá trị lớn mà lại bán trực tiếp cho tư nhân.
Việc đó xảy ra rất nhiều lần, không phải một hai lần mà đã nhiều năm liền cứ lặp đi lặp lại. Để làm được điều này đã bỏ qua nhiều quy định pháp luật, đứng trên dư luận xã hội”.
Nhiều nhà đất công trên đường Lê Duẩn (Đà Nẵng) được "ưu ái" bán cho Vũ "nhôm" nay trở thành nhiều cửa hàng kinh doanh. Ảnh: VTV. |
Đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích: “Chuyển nhượng đất công cho cá nhân trong luật pháp đã quy định và được phép. Tuy nhiên, khi thực hiện việc chuyển nhượng phải thông qua đấu giá quyền sử dụng đất nếu như mảnh đất đó đã được quy hoạch chi tiết đến mục đích sử dụng của từng thửa đất.
Trường hợp phải đấu thầu dự án nếu vùng đó chưa được quy hoạch chi tiết đến từng thửa đất.
Trong khi đó, Đà Nẵng bán trực tiếp cho cá nhân với mức giá do thành phố quy định mà không phải đấu giá công khai. Điều này cho thấy sự cố tình làm sai quy định pháp luật.
Việc cố tình này rõ ràng đằng sau đó có yếu tố về lợi ích rất là lớn. Những mảnh đất mà thành phố bán cho Vũ "nhôm", có mảnh đất sang tay đã lãi đến cả trăm tỷ đồng.
Điều đó cho thấy lợi ích kinh tế ở đây rất lớn và có những khuất tất ở đằng sau đó. Không phải lợi ích này một mình Vũ Nhôm được hưởng, chắc chắn có sự liên kết với nhau để nhằm chia sẻ lợi ích đó”.
Theo Đại biểu Hoàng Văn Cường, có tình trạng tư nhân điều khiển chính quyền bằng các quyết định để thay đổi quy hoạch nhằm mục đích trục lợi tài sản công. Ảnh: Vũ Phương |
Cũng theo Đại biểu Hoàng Văn Cường, để làm được việc này thì không phải đơn giản bởi từng đó mảnh đất có giá trị vô cùng lớn. Điều này cho thấy có sự câu kết giữa người có thế lực, trách nhiệm trong việc quản lý, thực thi pháp luật tại Đà Nẵng.
Nhiều ý kiến cho rằng từ năm 2013 Thanh tra Chính phủ đã có kết luận tại Đà Nẵng về sự chênh lệch về giá quá lớn tại Đà Nẵng, số tiền thất thoát lên đến nhiều tỷ đồng nhưng đến nay mới xử lý.
Về việc này Đại biểu Hoàng Văn Cường cho hay: “Đúng là dư luận đã nghe rất lâu về việc này, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra những khuất tất, sai phạm trong việc chuyển đất công thành đất tư tại Đà Nẵng làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng.
Sau đó vấn đề cũng không giải quyết vấn đề ngày một cách dứt điểm, điều đó cho thấy vụ việc này không phải là việc nhỏ mà có những vấn đề hết sức phức tạp.
Đến nay chúng ta mới quyết liệt làm việc này cho thấy có sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương, còn để địa phương xử lý chắc sẽ khó có thể giải quyết.
Với sự quyết tâm của Trung ương cho thấy bất kể sai phạm nào, dù cấp nào cũng phải xử lý nghiêm minh không có vùng cấm”.
Có ý kiến cho rằng phải có sự câu kết giữa quan chức và tư nhân mới có thể “hô biến” nhiều đất vàng đến như vậy.
Đại biểu Hoàng Văn Cường thẳng thắn chỉ ra: “Thất thoát lượng tiền lớn cho nhà nước thì ai cũng nhìn thấy, nhưng điều nữa là khi giao nhà đất công cho tư nhân người ta sẽ vin vào cớ dùng mảnh đất vì mục đích công cộng, vì mục đích chung không sinh lợi.
Nhưng khi tư nhân sở hữu họ sẽ điều khiển cả bộ máy chính quyền để thay đổi quy hoạch.
Và rõ ràng việc ra những quyết định quản lý, đường hướng phát triển đã không phải là chính quyền nữa mà là tư nhân điều khiển. Điều đó là điều rất nguy hại và có thể họ điều khiển chính quyền theo hướng có lợi nhất.
Có sự câu kết giữa những cá nhân mưu mô để chiếm đoạt tài sản của nhà nước và câu kết với người có chức có quyền để sinh lợi nhiều nhất cho nhóm lợi ích.
Rõ ràng đây không phải sự minh bạch, không mang lại cho lợi ích xã hội, lợi ích chung mà chỉ mang lại cho lợi ích cá nhân và làm lệch lạc sự phát triển chung”.
Có nhiều hình thức tham nhũng từ tài sản công
Cũng theo Đại biểu Hoàng Văn Cường, việc sắp xếp lại các cơ quan nhà nước tại nhiều tỉnh thành sẽ dẫn đến dôi tài sản công. Nhiều nhà đất công sẽ không sử dụng đến, phần lớn tài sản này nằm ở vị trí đắc địa, đất vàng sẽ chuyển nhượng cho tư nhân.
Xu thế này đang diễn ra phổ biến tại nhiều tỉnh thành, bởi vậy phải hết sức cẩn trọng. Không phải chỉ việc bán đất công mới có tham nhũng. Có thể thông qua chuyển đất công thành đất tư như cho thuê với giá thấp và nhiều năm.
Một hình thức nữa là liên kết với công ty tư nhân, cho công ty tư nhân vào xây dựng và khai thác, trong khi đó đất của nhà nước. Còn tiền nhà nước thu được rất thấp vì định giá thấp.
Một hình thức nữa là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, có thể định giá đất không đúng với vị trí đắc địa.
Hoặc hình thức Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT), khi nhà đầu tư xây dựng một công trình, chúng ta trả cho nhà đầu tư bằng đất mà không thông qua đấu giá công khai cũng có thể dẫn đến sai phạm.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, phải có sự moắc ngoặc, câu kết giữa doanh nghiệp với người có chức có quyền nhằm trục lợi từ tài sản công. Ảnh: Vũ Phương |
Đồng quan điểm với Đại biểu Hoàng Văn Cường, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhấn mạnh: “Tình trạng nhà, đất tài sản công bán giá rẻ mạt cho tư nhân diễn ra nhiều năm nay chứ không phải bây giờ mới có.
Việc bán, chuyển nhượng này không theo nguyên tắc thị trường, cũng như nguyên tắc bảo vệ tài sản chung.
Làm sao có chuyện giá thị trường 10 đồng mà bán có 1 đồng? Một số vụ việc xảy ra ở một vài tỉnh thành gần đây chỉ là một phần nổi của tảng băng, còn cả tảng băng đó thế nào cần phải tiếp tục làm đến nơi đến chốn”.
Ông Bùi Kiến Thành đặt vấn đề: “Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là một ví dụ thôi. Các tỉnh thành khác trên cả nước thì như thế nào? Hà Nội cũng cần phải thanh tra nhà, đất công sử dụng, chuyển nhượng ra sao.
Thư ngỏ gửi ông Bí thư, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi |
Một vấn đề mà người dân bức xúc đó là việc không ít nhà, đất của nhà nước bán cho tư nhân với giá bèo, thậm chí có dự án còn cho không đất.
Có tình trạng cấp đất cho doanh nghiệp từ đất của người dân, nhưng tiền bồi thường lại rất thấp. Người dân phải chấp nhận, không hiểu quyền nào anh nào làm như vậy?
Qua đó có thể thấy rõ việc quản lý phải xem lại, Luật Đất đai và các văn bản liên quan cũng phải xem lại”.
Hàng loạt các quan chức trục lợi từ đất công khi “hóa phép” nhà, đất công tại những vị trí đắc địa, vị trí vàng cho doanh nghiệp tư nhân bỏ túi nhiều tỷ đồng chênh lệch so với giá thị trường gây bức xúc dư luận đã bị bắt giữ, phải chăng có sự câu kết, chia chác, lợi ích nhóm.
Về việc này, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhấn mạnh: “Hàng loạt tài sản công có giá trị lớn rơi vào tay doanh nghiệp tư nhân là có sự câu kết, chia chác ở đây.
Sự móc nối giữa chính quyền và doanh nghiệp, cá nhân dẫn đến thiệt hại cho ngân sách nhiều tỷ đồng. Làm gì có chuyện cho không dự án, bán rẻ nhà, đất vị trí vàng hay được dự án nọ, dự án kia mà không có sự chia chác giữa một số quan chức có chức có quyền với tư nhân”.